Thuốc chống phơi nhiễm hiv mua ở đâu busan

Page 2

Page 3

Page 4

Page 5

Page 6

Page 7

Page 8

Page 9

Page 10

Page 11

Page 12

Page 13

Page 14

Page 15

Page 16

Page 17

Page 18

Page 19

Page 20

Page 21

Page 22

Page 23

Page 24

Page 25

Page 26

Cấp miễn phí lọ PrEP miễn phí - Ảnh: X.MAI

PrEP là thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao như: người chưa bị nhiễm HIV, nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ và bạn tình âm tính của những người sống chung với HIV.

Bớt lo khi bao cao su rách

Mới đây, một phòng khám tư nhân tại TP.HCM đã cấp, phát PrEP với giá "0 đồng". Đây là "phao cứu sinh" cho nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, đặc biệt người thu nhập thấp, bấp bênh.

Nhiều người, đặc biệt ở những nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao bày tỏ vui mừng khi tiếp cận, được sử dụng miễn phí PrEP.

Sau khi được các bác sĩ tư vấn và tiến hành các xét nghiệm cần thiết tại Phòng khám đa khoa Galant [TP.HCM], chị H.L. - người chuyển giới từ nam sang nữ, 34 tuổi, TP.HCM - đã đủ điều kiện cấp lọ PrEP miễn phí [30 viên/lọ, uống 1 viên/ngày].

Với khoản thu nhập bấp bênh từ việc hát ban đêm, chị L. vui mừng khôn xiết khi được cấp PrEP miễn phí mỗi ngày. Chị L. chọn giờ uống cố định cho mình là 21h. Sau 3 tháng uống PrEP, chị L. sẽ quay lại tái khám và được cấp thêm lọ thuốc mới.

Theo chị L., trong 2-3 ngày đầu uống thuốc, chị có biểu hiện bị đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy và triệu chứng này dần biến mất vào những ngày kế tiếp.

Anh K.D.B. [31 tuổi, TP.HCM] cho rằng trước đây PrEP không phổ biến tại Việt Nam, và anh cũng không biết nhiều thông tin về chúng. Vì thế, khi anh B. có nhu cầu sử dụng thì không biết nhờ ai tư vấn và mua ở đâu.

"Tôi thật sự lo lắng nếu không may một ngày tôi hay người thân bị người lạ đâm hoặc vô tình giẫm kim tiêm. Thế nhưng, khi uống PrEP vào một giờ cố định mỗi ngày thì khi tình huống đó có xảy ra cũng bớt rối rắm, lo sợ hơn" - anh B. nói.

Theo anh B., nhiều bạn bè anh còn nắm thông tin mơ hồ, chẳng hạn như không phân biệt được PEP và PrEP [PEP là thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV]. Vì vậy, theo anh B., cần có nhiều chương trình truyền thông mở rộng cho cả cộng đồng. Ngoài ra, cần tuyên truyền riêng PrEP, hạn chế lồng ghép với các chương trình liên quan vì có thể dẫn đến lầm tưởng.

Miễn phí nhưng ít người biết

Dịch vụ thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV - PrEP bắt đầu được triển khai tại TP.HCM từ tháng 3-2017. Đến nay, PrEP được cung cấp tại các cơ sở điều trị PrEP của 11 tỉnh, thành phố. Trong thời gian tới, thuốc PrEP sẽ được cung cấp rộng rãi tại các tỉnh thành khác trong cả nước.

Ông Võ Hoài Sơn - trưởng phòng giám sát, Cục Phòng chống HIV/AIDS - cho biết việc triển khai chương trình PrEP miễn phí tại phòng khám do các tổ chức dựa vào cộng đồng [CBO] quản lý là hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh 40% ca nhiễm mới mỗi năm thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới [MSM].

Ông Phạm Hồng Sơn - phó giám đốc Phòng khám đa khoa Galant - cho biết trong hơn một năm triển khai dịch vụ PrEP có trợ giá nhưng chưa miễn phí, phòng khám đã tiếp nhận hơn 1.200 người đến tư vấn, sàng lọc và tham gia uống PrEP. Riêng gần 1 tháng rưỡi bắt đầu cấp, phát PrEP miễn phí, phòng khám tiếp nhận gần 300 người.

Về thời hạn miễn phí, ông Sơn cho biết hiện tại chương trình kéo dài đến hết năm 2020. "Chương trình phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, vì thế chúng tôi không dám cam kết với khách hàng chương trình miễn phí này kéo dài đến thời điểm nào. Thật sự PrEP mới tại nước ta nhưng lại cũ với các nước quốc tế" - ông Hồng Sơn nói.

Theo ông Hồng Sơn, mặc dù chương trình miễn phí nhưng tồn tại nhiều rào cản. Theo đó, rào cản lớn nhất là chưa truyền thông rộng rãi tác dụng PrEP đến toàn dân, dẫn đến khách hàng vẫn còn nhiều hoài nghi về PrEP, hay quan niệm cứ uống PrEP là sống cẩu thả, quan hệ tình dục không an toàn...

PrEP miễn phí sẽ tăng cường hơn nữa việc tiếp cận dịch vụ dự phòng HIV hiệu quả cho nhiều người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhưng không có khả năng chi trả hoàn toàn, cũng như giảm bớt gánh nặng cho những người đang phải chi trả cho điều trị PrEP, giúp họ có thêm động lực để điều trị lâu dài.

Một phần của chiến lược dự phòng HIV

Từ năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đã khuyến cáo sử dụng PrEP như là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện [bao gồm cả việc sử dụng bao cao su] ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

Tại Việt Nam, theo thống kê từ Cục Phòng chống HIV/AIDS [Bộ Y tế], ước tính hiện có hơn 200.000 người nhiễm HIV còn sống. Trong bối cảnh chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi căn bệnh này cũng như các biện pháp dự phòng hạn chế thì sự ra đời của PrEP được xem là "vị cứu tinh" cho những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV.

Cấp thuốc miễn phí đến hết năm 2020

Từ ngày 11-6, do nhận được nguồn thuốc PrEP miễn phí từ chương trình PEPFAR [Hoa Kỳ] thông qua Bộ Y tế và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM, Phòng khám đa khoa Galant [TP.HCM] đã chính thức cấp phát những lọ PrEP miễn phí đầu tiên nhằm tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận PrEP dễ dàng và thuận tiện hơn tại phòng khám tư.

1.700 người đã sử dụng ở 11 tỉnh

Theo ông Hoàng Đình Cảnh - phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, đây là sản phẩm được chương trình PEPFAR [chương trình hỗ trợ phòng chống HIV của Mỹ] tài trợ, cho đến nay đã có 1.700 người ở 11 tỉnh thành sử dụng.

"Về cơ chế thì đây là thuốc dự phòng cho người có nguy cơ cao nhiễm HIV, cụ thể như người có quan hệ tình dục đồng giới, người tiêm chích ma túy... Người có hành vi nguy cơ cao và có nhu cầu dự phòng sẽ uống thuốc và thuốc có tác dụng sau khi uống 20 ngày.

Chi phí cho thuốc này [nếu không miễn phí] là 700.000 đồng/tháng, sau khi ngừng uống thì thuốc đào thải hết, người có nguy cơ có thể nhiễm bệnh nếu có hành vi quan hệ tình dục với bạn tình mà không sử dụng bao cao su, tiêm chích chung bơm kim tiêm..."- ông Cảnh cho biết.

Hiện chương trình PEPFAR đã hỗ trợ thuốc đủ sử dụng cho những tỉnh thành triển khai chương trình đến năm 2020, sau đó chương trình sẽ đóng lại và người có nhu cầu sẽ phải chi trả tiền thuốc. Ngoài loại thuốc của Mỹ [trong chương trình], thị trường còn có thuốc do Việt Nam sản xuất, chi phí khoảng trên 300.000 đồng/tháng/người.

L.ANH

Giới khoa học đã ở rất gần cách chữa bệnh HIV/AIDS

XUÂN MAI

Thông tin này đã được lấy từ StaySTIFree. Tải thông tin gốc tại đây

Hay còn gọi là pre exposure prophylaxis [phòng ngừa trước khi phơi nhiễm]

PrEP là thuốc dùng để phòng ngừa nhiễm HIV.

QUICK FACTS [TÓM TẮT THÔNG TIN THỰC TẾ]

  • PrEP phù hợp cho quý vị nếu quý vị có nguy cơ bị nhiễm HIV cao

  • PrEP có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa nhiễm HIV khi được uống đều đặn mỗi ngày hoặc khi cần, tuỳ theo hướng dẫn của bác sĩ của quý vị

  • Bất kỳ bác sĩ gia đình nào cũng có thể kê toa PrEP

  • Quý vị cần phải hẹn gặp bác sĩ của mình định kỳ một khi bắt đầu uống PrEP

Đây là thuốc gì? [What is this? ]

PrEP là loại thuốc viên dành cho những người có nguy cơ bị nhiễm HIV. PrEP giảm nguy cơ nhiễm HIV tới 99%.

PrEP phù hợp cho quý vị nếu quý vị có nguy cơ bị nhiễm HIV cao Ví dụ:

  • nếu quý vị là nam giới có quan hệ tình dục với nam giới mà không sử dụng bao cao su

  • nếu quý vị có bạn tình bị nhiễm HIV và không điều trị, hoặc có nguy cơ bị nhiễm HIV cao

PrEP có được Medicare trả tiền không? [Is PrEP covered under Medicare?]

Có. Một số thuốc kết hợp liều cố định có chứa chất tenofovir disoproxil hiện đang có tên trong danh mục của Chương trình Tài trợ Dược phẩm Medicare [Pharmaceutical Benefits Scheme [PBS]] để dùng làm PrEP cho những người có thẻ Medicare hợp lệ ở Úc.

Nếu quý vị có thẻ Medicare và toa thuốc hợp lệ, nghĩa là quý vị có thể mua thuốc PrEP với giá giảm ở các tiệm thuốc bán lẻ ở Úc.

Nếu quý vị không có thẻ Medicare, hãy kiểm tra PAN để có thông tin về cách mua PrEP, bao gồm mua thuốc PrEP trực tuyến.

PrEP có hiệu nghiệm không? [Is PrEP effective?]

PrEP có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa nhiễm HIV khi được uống đều đặn mỗi ngày hoặc khi cần, tuỳ theo hướng dẫn của bác sĩ của quý vị.

PrEP có an toàn không? [Is PrEP safe?] Các tác dụng phụ như thế nào? [What are the side effects?]

Một số người bị các tác dụng phụ như buồn ói, kém ăn và đau đầu. Các tác dụng phụ này thường nhẹ và khỏi hẳn trong tháng đầu tiên. Nếu lo lắng khi có tác dụng phụ kéo dài, quý vị hãy đến gặp bác sĩ.

Một tỷ lệ nhỏ những người uống PrEP có thể bị tổn thương thận, do đó điều quan trọng là quý vị nên xét nghiệm thận ba tháng một lần trong khi uống PrEP.

Tôi mua PrEP bằng cách nào? [How do I get PrEP?]

Bất kỳ bác sĩ gia đình nào cũng có thể kê toa PrEP Quý vị có thể tìm bác sĩ kê toa ở gần quý vị ở trên PAN.

Nếu việc uống PrEP sẽ có ích cho quý vị, bác sĩ của quý vị sẽ tiến hành thử máu để kiểm tra chức năng thận và gan, ngoài xét nghiệm HIV.

Một khi quý vị đã đáp ứng tiêu chuẩn hội đủ điều kiện và muốn bắt đầu uống PrEP, bác sĩ của quý vị có thể kê toa cho quý vị. Nếu quý vị có thẻ Medicare và toa thuốc hợp lệ, nghĩa là quý vị có thể mua thuốc PrEP với giá giảm ở các tiệm thuốc bán lẻ ở Úc. Tuy nhiên, một số tiệm thuốc có thể cần vài ngày để đặt mua thuốc này.

Tìm hiểu thêm về cách thức và địa điểm mua PrEP tại:

  • PAN [pan.org.au]

  • Alfred Health: Dịch vụ PrEP Victoria [alfredhealth.org.au/services/victorian-prep-service]

Điều gì xảy ra sau khi tôi bắt đầu uống PrEP? [What happens once I start PrEP?]

Quý vị cần phải hẹn gặp bác sĩ của mình định kỳ một khi bắt đầu uống PrEP

Quý vị sẽ cần phải thử máu để xét nghiệm HIV và làm các xét nghiệm khác để xem liệu cơ thể của quý vị có phản ứng tốt với thuốc không. Quý vị cũng sẽ nhận được thông tin về cách giảm nguy cơ nhiễm HIV.

Quý vị nên uống thuốc mỗi ngày theo toa, và bác sĩ sẽ hướng dẫn quý vị về các phương pháp giúp quý vị nhớ uống thuốc đều đặn.

Báo cho bác sĩ biết nếu quý vị gặp khó khăn trong việc nhớ uống thuốc hoặc nếu quý vị muốn ngừng PrEP.

*** Tìm hiểu về các phương pháp dùng PrEP khác nhau tại PAN [pan.org.au]

PrEP có bảo vệ tôi tránh các bệnh STI khác không? [Does PrEP protect me from other STIs?]

Không, PrEP không bảo vệ quý vị tránh các bệnh STI khác như bệnh giang mai hay bệnh lậu.

Nếu quý vị đã bắt đầu uống PrEP, điều quan trọng là quý vị cần phải kiểm tra STI thường xuyên ngay cả nếu quý vị không có triệu chứng.

Tôi cần phải uống PrEP trong bao lâu? [How long do I need to be on PrEP?]

Quý vị nên thảo luận vấn đề này với bác sĩ của mình.

Một số lý do mọi người ngừng uống PrEP:

  • Nếu nguy cơ quý vị bị nhiễm HIV giảm đi bởi vì những thay đổi diễn ra trong cuộc sống của quý vị, quý vị có thể muốn ngừng uống PrEP.

  • Nếu quý vị thấy quý vị không muốn uống thuốc mỗi ngày hoặc thường xuyên quên uống thuốc, có thể có những cách khác hiệu quả hơn để bảo vệ quý vị tránh bị nhiễm HIV.

  • Nếu quý vị bị những tác dụng phụ của thuốc làm ảnh hưởng đến cuộc sống của quý vị, quý vị có thể muốn ngừng uống PrEP.

  • Nếu thử máu cho thấy cơ thể của quý vị đang phản ứng với PrEP một cách không an toàn, bác sĩ của quý vị có thể phải ngừng kê toa PrEP cho quý vị.

Có thuốc nào khác để thay thế PrEP không? [Are there any alternatives to PrEP?]

Tuỳ theo các nhân tố rủi ro, quý vị có thể phù hợp hơn với các phương pháp phòng ngừa HIV khác như PEP hoặc các phương pháp quan hệ tình dục an toàn khác.

Tôi có thể đến đâu để được giúp đỡ? [Where can I get help?]

  • Đến gặp dịch vụ sức khoẻ tình dục gần nhà quý vị

  • Đến gặp bác sĩ gia đình

  • Đến trung tâm y tế cộng đồng gần nhà quý vị

Tìm các dịch vụ sức khoẻ tình dục tại StaySTIFree [staystifree.org.au]

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Tờ thông tin này chỉ cung cấp các thông tin chung về sức khoẻ tình dục và không nhằm mục đích thay thế nhu cầu tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu có điều gì lo ngại về sức khoẻ của mình, quý vị nên gặp bác sĩ để hỏi ý kiến.

Nếu cần được chăm sóc khẩn cấp, quý vị nên đến Khoa Cấp cứu gần nhất hoặc gọi 000.

Video liên quan

Chủ Đề