Thuốc điều trị cúm A bao nhiêu tiền?

Ngày 28/7, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh, thành phố, các bệnh viện, cơ sở kinh doanh thuốc yêu cầu bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm, đặc biệt thuốc điều trị cúm A; không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc; xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh các thuốc kháng virus điều trị cúm. 

Tuy nhiên, khảo sát tại một số hiệu thuốc trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy có tình trạng khan hiếm thuốc điều trị cúm, đặc biệt là loại thuốc Tamiflu, nhiều cửa hàng không còn thuốc để bán, thuốc bán mỗi nơi một giá . 

Trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống, chủ nhà thuốc tại đường Triều Khúc [Thanh Xuân, Hà Nội] cho biết, mỗi ngày hiệu thuốc của chị bán hàng trăm đơn thuốc điều trị cúm A. 

Tuy nhiên, mấy ngày gần nhu cầu mua thuốc tăng cao khiến nhiều loại thuốc khan hiếm, giá cả các loại thuốc cũng biến động

Trước đây, một hộp Tamiflu chỉ có giá 500.000 đồng, tuy nhiên hiện nay đã lên hơn 600.000 đồng, thậm chí giá bán lẻ ngày 29/ là 750.000 đồng. "Giá đắt nhưng cũng không có thuốc để bán", chủ nhà thuốc nói.

Còn chị Hương, chủ quầy thuốc tại đường Nguyễn Đổng Chi [Cầu Diễn], cúm A thường bùng phát vào mùa Đông Xuân nên vào mùa mới nhập loại thuốc này, năm nay cúm A tăng bất thường vào mùa hè, nhiều nhà thuốc cũng bị động, không nhập  nhiều.

Đầu tháng trước, mới nghe phong phanh trên báo đài thông tin ca bệnh cúm A có dấu hiệu tăng, nghĩ giống mọi năm số ca bệnh cũng không tăng nhiều, với lại giá thành loại thuốc này cũng cao hiếm người mua, do vậy chị chỉ lấy một vài thùng.

Khoảng 2 tuần gần đây, người dân đến hỏi mua loại thuốc này nhiều, có ngày cửa hàng bán vài chục hộp, nhưng 3 ngày nay đã hết hàng, liên hệ với công ty để lấy thuốc được thông báo không còn.

Chị Hương cho biết, mặc dù đã tư vấn với khách hàng loại thuốc này dùng hiệu quả nhất là trong ngày đầu khởi phát bệnh và được chỉ định với người có các bệnh nền mạn tính về tim, phổi, thận, bệnh nhân bình thường có thể dùng thuốc khác điều trị. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp vẫn có nhu cầu mua uống hoặc dự trữ loại thuốc này.

Giá thuốc Tamiflu biến động không ngừng, khi số ca bệnh cúm A tăng cao.

Tại cửa hàng thuốc trên đường Hàm Nghi [Cầu Diễn], nhà thuốc vẫn niêm yết mức giá 520.000/ hộp thuốc Tamiflu.

Tuy nhiên cửa hàng đã hết thuốc nhiều ngày nay. "Mỗi ngày khoảng 45-50 người hỏi mua loại thuốc này nhưng không có thuốc để bán, không chỉ tại cửa hàng này mà tất cả nhà thuốc của hệ thống đều không còn", một nhân viên nhà thuốc nói

Không chỉ Tamiflu, mà các loại thuốc khác cũng tăng giá ít nhiều. Chị Ngà Anh [Cầu Giấy] chia sẻ, 3 ngày trước chị sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt không đỡ. Đi xét nghiệm tại một BV tư cho kết quả dương tính với cúm A.

Nghe nói là thuốc Tamiflu điều trị khỏi cúm A nên chị đến hiệu thuốc gần nhà hỏi mua loại thuốc này, nhưng được thông báo đã hết thuốc cả tuần nay, nhờ đồng nghiệp cùng công ty mua cũng không có. Chị được nhân viên nhà thuốc tư vấn không nhất thiết phải dùng loại thuốc này, và kê loại thuốc hạ sốt khác cùng một vài loại thuốc bổ kèm theo với giá 470.000. 

"Tôi khá ngỡ ngàng, vì giá thuốc cũng khá cao, tuy nhiên chủ cửa hàng nói, đang dịch bệnh thuốc nào chả lên giá. Thông thườn bị cúm chỉ một vỉ thuốc hạ sốt 10.000 là khỏi, tuy nhiên lần cúm này tôi mất gần 1.500.000 triệu đồng cho chí phí xét nghiệm và 2 lần mua thuốc" chị Ngà Anh chia sẻ.

Không chỉ các hiệu thuốc truyền thống, mà trên mạng xã hội  thuốc Tamiflu cũng được rao bán tràn lan với giá từ 600.000 - 750.000 đồng/hộp 10 viên, thậm chí có tài khoản rao bán với giá 900.000/hộp, gần gấp đôi so với giá được niêm yết trên trang của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.  

Với thuốc Tamiflu, Cục Quản lý dược [Bộ Y tế] công khai giá trên website: Tamiflu viên nang cứng [75mg], hộp 1 vỉ gồm 10 viên được quy định giá 44.877 đồng/viên, tương đương gần 450.000 đồng/hộp.

Mặc dù, Bộ Y tế khuyến cáo thuốc Tamiflu chỉ bán theo đơn, không được sử dụng tùy tiện, tuy nhiên theo khảo sát của phóng viên, chỉ cần người mua có nhu cầu và hiệu thuốc còn thuốc thì loại thuốc này sẽ được đưa đến tay người mua mà không cần bất cứ loại giấy tờ nào.

Người dân nên thận trọng, khi bị bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, không nên tùy tiện sử dụng thuốc dẫn đến vừa tốn kém, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng không đúng liều lượng.

Các cơ quan chức năng cũng cần có biện pháp để bình ổn lại giá thuốc, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh vi phạm, đem lại quyền lợi cho người bệnh. 

Sử dụng thuốc trị cúm là phương pháp sử dụng để điều trị triệu chứng như sốt, đau đầu, sổ mũi,… Không phải ai cũng nắm rõ cách uống thuốc như thế nào cho nhanh khỏi bệnh và an toàn.

Mục lục

  1. Bệnh cúm là gì?
  2. Bệnh cúm có thuốc điều trị không?
  3. Bị cúm uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
    1. Thuốc điều trị triệu chứng
  4. Thuốc điều trị đặc hiệu: thuốc kháng virus
  5. Thuốc trị cúm cần uống trong bao nhiêu ngày?
  6. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị cúm
    1. Thuốc thông mũi
    2. Thuốc giảm đau
    3. Không dùng nhiều loại thuốc điều trị cúm cùng lúc
  7. Một số câu hỏi thường gặp khi dùng thuốc điều trị bệnh cúm
    1. Vì sao uống thuốc cúm hay bị buồn ngủ?
    2. Uống thuốc cúm bị buồn nôn?

Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm là tình trạng viêm đường hô hấp cấp tính thường gặp, có biểu hiện đặc trưng như cơ thể mệt mỏi, hắt hơi, nhức đầu, đau mỏi toàn thân,… Những triệu chứng như chảy nước mũi, tức ngực, ít tiểu, khản tiếng thường xuất hiện ở giai đoạn sau của bệnh.

Đối tượng dễ mắc cúm là trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính và phụ nữ có thai. Những người không giữ ấm cơ thể tốt, không thường xuyên vận động và thiếu ngủ cũng có nguy cơ mắc cúm cao.

Bệnh cúm diễn ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa đông, khi thời tiết chuyển lạnh, hoặc mùa mưa lạnh, ẩm ướt kéo dài. Nếu không chú trọng giữ ấm và tăng cường đề kháng cho cơ thể, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh.

Bất cứ ai cũng có thể mắc cúm nếu không giữ ấm và tăng cường đề kháng cho cơ thể

Bệnh cúm có thuốc điều trị không?

Cúm là căn bệnh thường gặp và đa số các trường hợp thường điều trị bằng thuốc tại nhà. Việc tự ý dùng thuốc không tuân theo sự chỉ định của bác sĩ có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn và gây nguy hiểm cho người bệnh.

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị cúm, chỉ có thuốc điều trị triệu chứng giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Bị cúm uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Thuốc điều trị triệu chứng

1. Nhóm thuốc giảm sốt, đau họng, đau đầu

Thuốc trị cúm dùng để giảm sốt, đau họng và đau đầu thường được sử dụng là Paracetamol [hay Acetaminophen]. Đây là thuốc khá an toàn giúp giảm đau, giảm sốt hiệu quả, không cần kê đơn chỉ cần hướng dẫn liều dùng.

Thuốc được chia liều uống cho trẻ em và người trưởng thành, liều dùng dựa trên cân nặng của mỗi cá nhân. Thông thường cần dùng thuốc cách nhau 4-6 giờ. Người bệnh cần đảm bảo sử dụng thuốc đúng liều và khoảng cách giữa các lần hợp lý.

2. Nhóm thuốc giảm triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi

Thuốc điều trị triệu chứng cúm thường là thuốc co mạch, dưới dạng nhỏ mũi như xylometazolin, Naphazolin,… Thuốc làm co động mạch nhỏ, tĩnh mạch hang, mao mạch, đẩy máu đi nơi khác thông thoáng hốc mũi giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

Thuốc nhỏ thường được chỉ định dùng trong 3-5 ngày sau khi bị cảm cúm. Bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định, sử dụng kéo dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như viêm mũi, phù nề, đau đầu, khả năng ngửi kém.

3. Nhóm thuốc giảm ho

Tùy vào tình trạng ho ở mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ quyết định có chỉ định bệnh nhân dùng thuốc trị cúm hay không. Nếu tình trạng ho ít, ho nhẹ thì không nhất thiết phải sử dụng thuốc giảm ho, nếu ho nhiều, ho thường xuyên, đau rát cổ họng, khó chịu thì thuốc giảm ho sẽ được chỉ định.

Thuốc chứa thành phần codein hay dextromethorphan điều trị hiệu quả các trường hợp ho khan. Thuốc chứa decolgen, atussin, rhumenol,… điều trị ho khan kèm theo sổ mũi, ngạt mũi.

Thuốc giảm ho như dextromethorphan chứa hoạt chất kháng histamin như fexofenadine, chlorpheniramine giúp giảm nhanh sổ mũi, hắt hơi và nghẹt mũi. Tuy nhiên nhóm thuốc kháng histamin thường khiến người bệnh buồn ngủ, mất tập trung; do đó, không nên lát xe sau khi uống thuốc.

Tùy vào tình trạng ho ở mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ quyết định có chỉ định bệnh nhân dùng thuốc hay không

4. Nhóm thuốc long đờm

Thuốc long đờm được sử dụng làm long tiết dịch từ niêm mạc phế quản, khí quản, có tác dụng thay đổi cấu trúc, giảm độ quánh nhớt của đờm, hỗ trợ người bệnh dễ tống đờm ra khỏi đường hô hấp qua khạc, nhổ.

Nhóm thuốc long đờm có thể kể đến gồm: Ambroxol, Bromhexin, Acetylcystein,… Mỗi loại thuốc long đờm chỉ chứa duy nhất một số thành phần, như: Acemuc [chỉ chứa acetylcystein], Bisolvon [chỉ chứa bromhexin], Mucosolvan [chỉ chứa ambroxol]. Ngoài ra, một số loại thuốc long đờm phối hợp như thuốc trị ho Solmux Broncho, Atussin,…

Người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc long đờm như: khiến chất nhầy bảo vệ dạ dày loãng ra gây viêm loét dạ dày, gây khởi phát các cơn co thắt phế quản, gây hoa mắt,chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, buồn ngủ,… Do đó, bệnh nhân cần uống thuốc long đờm theo sự hướng dẫn, kê toa của các bác sĩ.

5. Nhóm thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin là nhóm thuốc giúp người bệnh thuyên giảm triệu chứng khó chịu do hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,… Thuốc phổ biến nhất với dạng thuốc viên, ngoài ra còn có dạng lỏng, dạng xịt, hay dùng qua đường trực tràng. [1]

Hiện có 3 nhóm thuốc Histamin được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin H1: được sử dụng trong điều trị bệnh dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, nổi mề đay,…
  • Thuốc kháng histamin H2: được sử dụng trong điều trị bệnh dạ dày, giúp giảm tiết acid dạ dày. Tuy nhiên, ngày nay thuốc histamin ít được sử dụng trong điều trị bệnh dạ dày, mà thay thế bằng thuốc ức chế bơm proton [omeprazole và các loại thuốc tương tự].
  • Thuốc kháng histamin H3: được sử dụng trong điều trị bệnh thần kinh.

Trong đó, thuốc kháng histamin thế hệ 1 được dùng phổ biến trong điều trị ho, sổ mũi. Một số loại thuốc histamin thế hệ 1 điển hình, thường được sử dụng như: chlopheniramine 4mg, viên nén vàng hình bầu dục hoặc hình tròn; theralen 5mg, viên màu hồng hình tròn; toplexil dạng viên nang màu nửa xanh, nửa trắng; dexchlopheniramin 2mg [tên khác là polamin, polaramin] dạng siro; thuốc dạng viên phối hợp dexchlopheniramin betamethasone [cedetamine, celestamine].

Thuốc histamin hiện khá phổ biến và đang bị nhiều người lạm dụng mà chưa hiểu rõ hết tác dụng của thuốc. Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị cúm người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và chỉ định điều trị. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai hay cho con bú, người có bệnh lý mãn tính như tim mạch, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường,… không nên tự ý khi dùng thuốc histamin.

Thuốc điều trị đặc hiệu: thuốc kháng virus

Thuốc kháng virus dùng trong các trường hợp nhiễm cúm có biến chứng hoặc có các yếu tố nguy cơ. Như các trường hợp nhiễm cúm nặng, cúm ác tính, cúm ở những bệnh nhân có nguy cơ diễn biến nặng và có biến chứng như người cao tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch, suy thận, béo phì,…

Thuốc kháng virus dùng trong các trường hợp nhiễm cúm có biến chứng hoặc có các yếu tố nguy cơ

Tamiflu [oseltamivir phosphate] và relenza [zanamivir] là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các chủng virus cúm lưu hành hiện nay.

Tamiflu [oseltamivir phosphate] sử dụng điều trị triệu chứng cúm do virus gây ra ở người bệnh có triệu chứng ít hơn 2 ngày. Thuốc cũng có thể được chỉ định dùng trong những trường hợp người có thể tiếp xúc nhưng chưa có triệu chứng. Không tự ý sử dụng thuốc trong điều trị cảm lạnh thông thường. Nên bắt đầu dùng thuốc sớm ngay khi có những triệu chứng của bệnh cúm như: sốt, ớn lạnh, đau cơ, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng,… Các triệu chứng sẽ được cải thiện khi tình trạng nhiễm khuẩn được kiểm soát hoàn toàn. Ngừng sử dụng thuốc và đến các cơ sở y tế nếu xuất hiện phản ứng phụ như nổi mề đay, khó thở, sưng môi, lưỡi, phát ban,… [2]

Relenza [zanamivir]: thuốc dạng hít dùng trong phòng ngừa và điều trị cúm. Thuốc có tác dụng làm giảm sự lây lan của virus cúm bằng cách ngăn chặn tác dụng của men neuraminidase. Đây là một loại enzyme được sản xuất bởi virus, cho phép virus lây lan từ các tế bào bị nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh. Ngăn chặn được men neuraminidase các triệu chứng và thời gian nhiễm cúm sẽ giảm đi. Lưu ý, dạng hít chỉ sử dụng trong các trường hợp không có oseltamivir hoặc kháng với oseltamivir, cho bệnh nhân từ 5 tuổi trở lên. Một số tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm: đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chóng mặt. [3]

Các loại thuốc cũ như amantadine và rimantadine được phê duyệt trong phòng ngừa và điều trị cúm A. Tuy nhiên, nhiều chủng cúm cũng đã đề kháng với hai loại thuốc này, nên hai thuốc trị cúm này đã không còn được khuyến cáo sử dụng trong thời gian gần đây.

Thuốc trị cúm cần uống trong bao nhiêu ngày?

Thông thường, người bệnh cảm cúm chỉ cần được chăm sóc và uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng loại theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ khỏi bệnh sau 3-5 ngày. Nếu sau 7 ngày, người bệnh không giảm hoặc tái sốt thì cần đến ngay các cơ sở y tế, vì có thể bệnh nhân đã bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc gặp những biến chứng khó lường khác.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị cúm

Khi dùng các loại thuốc kê toa hoặc không kê toa cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn trên nhãn hoặc của các bác sĩ. Đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị bệnh cúm vì một số loại thuốc có những lưu ý đặc biệt khi dùng.

Thuốc thông mũi

Nếu có bệnh nền cao huyết áp, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc thông mũi vì có thể khiến người bệnh tăng huyết áp. Không dùng thuốc thông mũi dạng xịt hoặc thuốc nhỏ nhiều hơn 3 ngày, vì thuốc sẽ giảm tác dụng sau thời gian này.

Thuốc giảm đau

Sử dụng Paracetamol quá mức và thường xuyên có thể khiến người bệnh tổn thương gan. Ngoài ra, Paracetamol còn có trong nhiều loại thuốc không kê đơn khác. Cần dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh sử dụng quá liều Paracetamol.

Không dùng nhiều loại thuốc điều trị cúm cùng lúc

Người bệnh cúm có thể sử dụng nhiều loại thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, một số loại thuốc chứa nhiều hoạt chất, người bệnh có thể vô tình dùng quá liều một số chất nhất định. Do đó, bệnh nhân cần dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng trên.

Một số câu hỏi thường gặp khi dùng thuốc điều trị bệnh cúm

Vì sao uống thuốc cúm hay bị buồn ngủ?

Trong thành phần của các loại thuốc điều trị cảm cúm, ngoài hoạt chất giảm đau, hạ sốt thường được phối hợp thêm hoạt chất chống dị ứng có tên là clorpheniramin. Đây là hoạt chất thuộc nhóm kháng histamin, được sử dụng dưới dạng đơn chất điều trị viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm. Những triệu chứng dị ứng khác ở người bệnh sởi hay thủy đậu cũng sử dụng hoạt chất này.

Trên thị trường hiện tại có clorpheniramin với nhiều hàm lượng, được sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Tác dụng an thần của thuốc cũng khác nhau từ ngủ chập chờn đến ngủ sâu khô miệng, chóng mặt gây kích thích xảy ra khi điều trị bằng clorpheniramin. Người bệnh dùng thuốc trị cúm cần kiểm tra kỹ thành phần của thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ để chọn loại thuốc an toàn, phù hợp.

Uống thuốc cúm bị buồn nôn?

Buồn nôn là triệu chứng thường gặp sau dùng thuốc. Dù không gây đau đớn, nhưng tình trạng buồn nôn kéo dài gây khó chịu ở cổ họng và vùng bụng trên. Trong những trường hợp nặng hơn, buồn nôn có thể đi kèm chóng mặt, tiêu chảy, đau thượng vị, phát ban đỏ ngoài da, khó thở, đau tức ngực, co giật, sưng mặt, môi,…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn nôn, khó chịu sau khi uống thuốc có thể kể đến như:

  • Một số thuốc giảm đau có thể tác động đến hệ thần kinh phó giao cảm, tăng nhu động ruột; Đối với người lớn tuổi, quá trình hấp thu thuốc ở dạ dày sẽ giảm sút, thuốc lưu lại lâu gây kích ứng niêm mạc, từ đó xuất hiện các cơn buồn nôn;
  • Mức độ nôn ói tăng lên nếu người bệnh sử dụng cùng lúc quá nhiều loại thuốc. Buồn nôn có thể xảy ra do sự tương tác giữa các loại thuốc; Ngoài ra, tá dược trong thành phần thuốc có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn sau khi uống thuốc.

Cúm là căn bệnh thường gặp gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và công việc của người bệnh. Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng thuốc trị cúm. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng, có biến chứng cần được theo dõi và điều trị tại các cơ sở y tế.

Chủ đề: #cúm

Cập nhật lần cuối: 16:59 22/12/2022

Chia sẻ:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh cúm có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh cúm

Bệnh cúm lây lan rất nhanh, biến chứng của bệnh cúm vô cùng nguy hiểm. 15 triệu người Mỹ trên khắp đất nước và 8.200 người đã...

Xem Thêm

Xét nghiệm cúm A bằng cách nào? Quy trình test cúm A, B ra sao?

Xét nghiệm cúm A sớm ngay khi có triệu chứng bệnh, có tiền sử tiếp xúc hoặc sinh sống ở vùng dịch tễ lưu hành là điều...

Xem Thêm

11 cách phòng cúm A cho trẻ hiệu quả bố mẹ cần lưu tâm ngay

Ai cũng có thể mắc cúm mùa, đặc biệt trẻ nhỏ nếu mắc cúm sẽ đối mặt nguy cơ bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng,...

Xem Thêm

Cúm A [H5] là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Cúm A [H5] hay còn gọi cúm gia cầm là loại bệnh dịch nguy hiểm, lan truyền rất nhanh, có thể gây dịch ở người rất khó...

Xem Thêm

Điều trị cúm A cho trẻ: 4 bước mẹ cần biết để trẻ mau hết bệnh

Điều trị cúm A cho trẻ có thể dùng thuốc hạ sốt, bổ sung nước điện giải, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, hạn chế...

Xem Thêm

Cúm A ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và chẩn đoán

Cúm A ở trẻ em thường diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Cúm A ở...

Chủ Đề