Thuốc phiện đen hầm gà có tác dụng gì

Cây thuốc phiện, hay còn goi là cây anh túc  là một loại cây không còn xa lạ với chúng ta nữa. Đa số mọi người đều nghĩ dây là một loại cây có hại.

Tuy nhiên, nếu biết sử dụng cây thuốc phiện đúng liều lượng và mục đích thì đây là một cây thuốc quý có thể chữa được rất nhiều bệnh. Đó là những bệnh nào thì chúng ta cùn tìm hiểu nhé.

Những tác dụng chữa bệnh của cây thuốc phiện mà ít ai ngờ tới

Cây thuốc phiện là gì?

Cây thuốc phiện hay còn có tên A phiến, a phù dung, anh túc, cây thẩu, lảo phèn [Tày], co khoắn nhẹng [Thái], chừ gia dính [H’mông]. Là loài cây thân thảo cao từ 1-1.6m, có chu kỳ sống khoảng 2 năm và toàn thân có màu lục, lá hình bầu dục và có nhiều tua.

Hoa cây thuốc phiện có màu tím, đỏ vàng hoặc trắng, cánh hoa nở bao chùm nhau 2-3 lớp, nhụy to, tán rộng, ra hoa vào tháng 3 và cho quả vào tháng 5,quả có màu xanh mốc khi non, chín có màu nâu.

Công dụng của cây thuốc phiện

Theo tin tức Y tế mới nhất, vỏ cây thuốc phiện có sử dụng làm thuốc. Vỏ quả cây anh túc có vị chua chát, có tính bình, vị độc. Chứa các thành phần: morphin, codein, narcotin, papaverin,…

Tác dụng của cây thuốc phiện là giảm đau, giảm ho, ho gà, chữa ho hen lâu ngày,  điều trị bệnh tiêu chảy, đau ngực, đau bụng. Bên cạnh đó anh túc còn sử dụng để chữa di tinh, hoạt tinh bởi thận hư và ngoài ra cũng rất hữu hiệu với các bệnh đau nhức xương khớp.

Công dụng của cây thuốc phiện

Với những người dân tộc Hmông, hoa và thân cây thuốc phiện còn là loại rau được chế biến trong những bữa ăn hàng ngày. Trẻ em ở đây thường hái quả anh túc để ăn.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc phiện

Cây thuốc phiện trị ho mãn tính

Với những người mắc bệnh ho lâu ngày, sử dụng nhiều loại thuốc cũng như cách điều trị dân gian vẫn không khỏi có thể áp dụng với bài thuốc từ cây anh túc.

Cách thực hiện: Thân cây anh túc, bỏ gân, nướng mật được tán bột trộn lẫn với nhau. Mỗi ngày bạn uống 2gam bột này với nước pha mật. Duy trì thực hiện trong nhiều ngày sẽ có hiệu quả khắc phục bệnh ho lâu ngày, ho có đờm.

Bài thuốc trị lỵ lâu ngày từ cây thuốc phiện

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết nếu chỉ trị lỵ bình thường thì bạn thực hiện đơn giản như sau:

Hoa anh túc bỏ núm trên và núm dưới, sau đó đập dập và nướng với mật cho tới khi đỏ. Hậu phác được bỏ vỏ sau đó ngâm với nước cốt gừng trong một đêm và đem nướng. 2 vị thuốc này được tán thành bột, thực hiện mỗi lần từ 10-12gam với nước cơm. Mỗi ngày bạn dùng 3 lần.

Bài thuốc trị lỵ lâu ngày từ cây thuốc phiện

Tuy nhiệt đối với trị lỵ lâu ngày thì cần thực hiện với bài thuốc khác: Hoa anh túc được ngâm với dấm ăn sau đó nướng và tán thành bột. Ngày sử dụng 6-8 gam bột tán với nước gừng ấm.

Tác dụng của cây anh túc trị trẻ nhỏ bị xích bạch lỵ

20 gam anh túc, sao với dấm sau được tán nhỏ và tiếp tục sao qua chảo đồng. 20gam bình lang, sao đỏ, nghiền nhỏ. Với những trẻ bị xích lỵ thì uống với mật ong còn bạch lỵ thì uống với nang đường. Ngày uống 4-5gam, 2 lần/ngày.

Điều trị bệnh hen suyễn, mồ hôi tự ra từ bài thuốc cây anh túc

100gam hoa cây anh túc bỏ đế, màng và được sao với dấm ăn, sau đó lấy 1 nửa tán bột với 20gam ô mai, mỗi lần bạn uống 8-10gam trước khi đi ngủ, bệnh hen suyễn hay mồ hôi tự ra sẽ biến mất sau khi bạn uống liên tục trong 10 ngày.

Vừa rồi là những thông tin về cây thuốc phiện. Nó là một cây có hại nhưng chỉ cần ta dùng đúng cách thì nó lại trở thành một cây thuốc quý phải không các bạn.

Nguồn: yhoccotruyenvn.com

Tên tiếng Anh: Opium poppy

Tên khoa học: Papaver somniferum L.

Họ: Thuốc phiện [Papaveraceae]

Tìm hiểu chung

Tổng quan về cây anh túc

Cây hoa anh túc [hay cây thuốc phiện] có nguồn gốc từ Hy Lạp, thường được trồng nhiều ở châu Á và châu Âu. Đây là loài cây thân thảo, có chiều cao từ 1 – 1,6m với tuổi thọ kéo dài khoảng 2 năm. Toàn thân có màu lục, thân mềm, mọc thẳng, rễ ở dạng phân nhánh. Lá cây có hình bầu dục, nhiều tua và mọc xung quanh thân cây.

Hoa to, mọc đơn độc ở ngọn thân và đầu cành, có màu trắng, tím hoặc đỏ vàng và thường nở vào tháng 3. Còn quả thường ra vào tháng 5, ban đầu có màu xanh nhưng càng về già thì càng có màu nâu đen.

Cách đây 30-40 năm, cây hoa anh túc được trồng nhiều bởi đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình …Tuy nhiên, thời gian trở lại đây, chúng ta không thể bắt gặp cây hoa anh túc nữa, hoặc nếu có thì chỉ là vài cây do hạt rơi vãi. Nhựa cây hoa anh túc có tác dụng gây nghiện mạnh, sự buôn bán bừa bãi gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và an ninh quốc gia, do đó nước ta đã nghiêm cấm trồng và sử dụng cây hoa anh túc.

Tác dụng

Tác dụng của cây anh túc

Trong Đông y, người ta sử dụng nhựa lấy từ quả chưa chín của cây thuốc phiện để làm thuốc. Quả sau khi được lấy nhựa được gọi là anh túc xác hay cù túc xác.

Nguyễn Thị Thùy

Các mom oy sinh mổ Thì có dùng đc thuốc phiện đen ko

Và sd ntn ạ


Ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẻ trang web này :]

Anh túc xác là phần quả của cây A phiến [hay còn gọi là Thuốc Phiện]. Dược liệu mang trong mình vị chua, tính sáp, hơi lạnh, không độc, quy vào kinh túc quyết âm can. Vì thế dược liệu thường được dùng trong điều trị di tinh, ho lâu ngày, kiết lỵ, bụng đau, tim đau, các khớp xương đau, cầm tiêu chảy…

Thông tin cơ bản về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, liều dùng, cách sử dụng và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Anh túc xác

Tên gọi khác: Cây Thuốc phiện, A tử túc, Phù dung, Cù túc xác, A phiến, Mễ nang, Giới tử xác, Mễ xác, Túc xác, Oanh túc xác [theo Hòa Hán Dược Khảo], Mễ xác [theo Dị Giản Phương], Yên đầu đầu, Nha phiến yên quả quả [theo Trung Dược Chí], Ngự mễ xác [Theo Y Học Khải Nguyên]

Tên khoa học: Fructus paraveris Deseminatus

Tên tiến Trung: 虞美人

Đông Trùng Hạ Thảo Khô 755,000đ

Đông Trùng Hạ Thảo Ký Chủ Nhộng Tằm 3,050,000đ

Rượu Đông Trùng Hạ Thảo 750,000đ

Yến Chưng Đông Trùng Hạ Thảo 650,000đ

Trà Đông Trùng Hạ Thảo 250,000đ

Set Quà An Khang 1,550,000đ

Set Quà An Khang VIP 2,250,000đ

Set Quà Lộc Tiến Vinh Hoa 4,550,000đ

Set Quà Nghênh Xuân Ngũ Phúc 6,688,000đ

10+
sản phẩm

Khám phá tất cả

Thuộc họ: Thuốc Phiện [danh pháp khoa học: Papaveraceae].

Cây Anh túc xác

Cây Anh túc xác là một loại cây thuốc quý. Cây thuộc dạng thân thảo. Tuổi thọ của chúng thường là 2 năm. Phần thân của cây xuất hiện với màu phớt lục có chiều cao khoảng 1 – 1,5m. Cây có lá mọc so le, phiến lá dài, mép lá có hình răng cưa nhọn. Lá xuất hiện với cấu tạo hình bầu dục, chúng mọc ôm lấy thân cây.

Dược liệu thường được trồng vào mùa đông [khoảng từ tháng 10 đến tháng 11 âm lịch]. Chúng được trồng bằng cách gieo hạt. Sau khi trồng khoảng 3 tháng, trên ngọn cây sẽ nở hoa. Trên cùng một cây, hoa dược liệu xuất hiện với màu trắng, màu đỏ hoặc màu tím, mọc riêng lẻ. Khi nở to hoa hướng lên trên trong rất đẹp. Chính vì thế, hoa Anh túc xác còn được người Tày gọi là hoa nàng tiên.

Đa phần hoa chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, sau đó tàn rồi rụng đi. Sau khi hoa rụng sẽ cho ra quả nang. Quả có nhựa màu trắng được thu hoạch và mang phơi khô để làm thuốc phiện. Phần rễ mọc phân nhánh.

Dược liệu

Anh túc xác là phần quả của cây A phiến [hay còn gọi là Thuốc Phiện]. Quả là một nang hình trụ hoặc một nang hình cầu. Chúng xuất hiện với đường kính từ 3 – 6cm, chiều dài từ 4 – 7cm. Khi chín quả có màu vàng xám, đỉnh quả còn núm, cuống quả phình to ra. Bên trong quả chứa rất nhiều hạt nhỏ. Các hạt có cấu tạo hơi giống với hình thận. Trên phần mặt của hạt xuất hiện các vân có hình mạng màu xám đen hoặc màu xám trắng. Khi được hái để làm vị thuốc Anh túc xác, người dùng sẽ nhìn thấy trên mặt của quả có các vết ngang hoặc những vết dọc tùy theo cách lấy nhựa. Ở mỗi vết gồm 3 – 4 đường.

Anh túc xác có nguồn gốc ở Ấn Độ, Hy Lạp, các nước Trung Á và Iran. Dược liệu rất ưa sống tại những vùng núi cao. Khoảng 30 – 40 năm trước đây, ở Việt Nam, cây Anh túc xác được trồng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Lai Châu, Lạng Sơn, Yên Bái.

Bộ phận dùng: Vỏ quả Anh túc xác

Thu hái: Vào tháng 4 hoặc tháng 5, lúc trời đang khô ráo

Chế biến:

Theo Bản Thảo Cương mục

Sau khi thu hái, rửa sạch quả, loại bỏ hạt và các vân, chỉ lấy phần vỏ ngoài để làm thuốc. Thái mỏng dược liệu, mang đi sấy khô hoặc tẩm dược liệu cùng với mật ong, cho vào chảo và sao qua. Người dùng có thể sao dược liệu cùng với giấm cho đến khi ngã sang màu hơi vàng. Tán nhuyễn dược liệu và bảo quản để dùng dần.

Theo Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Trung Quốc Dược Điển

Sau khi thu hái, rửa ướt dược liệu với nước, sau đó bỏ tai và gân màng, chỉ lấy mỗi phần vỏ màng ngoài để làm thuốc. Phơi dược liệu trong râm, thái nhỏ. Sau khi thái nhỏ, mang dược liệu tẩm với giấm. Cho dược liệu vào chảo sao qua hoặc tẩm với mật để sao.

Theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược

Sau khi thu hái dược liệu rửa sạch bụi, loại bỏ hết phần hột, bỏ gân màng và tai, chỉ lấy phần vỏ ngoài để làm thuốc. Thái nhỏ dược liệu, phơi dược liệu trong râm cho đến khô, bảo quản để dùng dần. Hoặc mang dược liệu tẩm cùng với mật sao qua hay tẩm dược liệu cùng với giấm và sao vàng.

Bảo quản: Đậy kín và để dược liệu tại những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản vị thuốc Anh túc xác

Dược liệu Anh túc xác chứa những thành phần hóa học quan trọng sau:

Theo Trung Dược Học

  • Sanguinarin
  • Norsanguinarin
  • Cholin
  • Cryptopl
  • Protopine
  • Morphin
  • Codein
  • DMannoheptulose
  • Myoinositol
  • Erythritol
  • Thebain
  • Narcotin
  • Narcotolin
  • Cedoheptulose.

Theo Trung Dược Đại Từ Điển

  • Sanguinarine
  • Norsanguinarine
  • Cryptoplne
  • Myoinositol
  • Erythritol
  • Narcotoline
  • Sedoheptulose
  • D-Mannoheptulose.
  • Tác dụng giảm đau: Thành phần Morphin trong dược liệu Anh túc xác là một chất giảm đau rất mạnh. Thành phần này nâng ngưỡng chịu đau. Đồng thời có khả năng làm dịu cơn đau hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu, khả năng giảm đau của Codein bằng ¼ Morphin.
  • Tác dụng thôi miên: Cả hai hoạt chất Morphin và Codein đều có khả năng thôi miên. Tuy nhiên chúng chỉ gây buồn ngủ nhẹ.
  • Tác dụng đối với hệ hô hấp: Thành phần Morphin có trong dược liệu là một chất ức chế mạnh và cao khi tác động đến hệ hô hấp. Tuy nhiên liều có tác dụng đối với hệ hô hấp nhỏ hơn so với liều giảm đau. Cơ chế của hậu quả này là do sự tác động và cảm nhận thấp của hệ thần kinh hô hấp đối với mức độ của chất Carbon Dioxid. Thở nhanh và thở gấp là dấu hiệu của tình trạng ức chế hệ hô hấp. Trong trường hợp người bệnh sử dụng quá liều, khả năng hô hấp sẽ trở nên khó khăn. Thậm chí có thể dẫn đến ngưng hô hấp. Đối với hệ hô hấp, tác dụng của Codein yếu hơn là Morphin. Nếu dùng để giảm đau với liều nhỏ, Morphin cũng có khả năng ức chế cơn ho. Tác dụng long đờm của Codein yếu hơn nhưng thường được sử dụng nhiều hơn. Bởi việc sử dụng Codein ít gây ra tác dụng phụ.
  • Tác dụng đối với hệ tuần hoàn: Morphin có khả năng tác động và gây ra tình trạng giãn mạch ngoại vi. Đồng thời giải phóng Histamin dẫn đến huyết áp thấp. Chính vì thế phải dùng dược liệu thật cẩn thận đối với những bệnh nhân thường xuyên mệt lả do thiếu máu.
  • Tác dụng đối với vết vị trường: Khi sử dụng liều rất thấp Morphin có thể gây bón. Điều này xuất hiện là do Morphin có khả năng làm tăng trương lực, tác động và thúc đẩy sự co cơ trong thành ruột. Đồng thời tác động và làm giảm dịch nội tiết tiêu hóa. Ngoài ra Morphin còn có khả năng tăng sức ép trong ống mật. Những hậu quả này gây bụng đau cơn đau mật, ói mửa. Đối với vết vị trường, Codein có tác dụng yếu hơn.
  • Tác dụng đối với hệ sinh dục niệu: Morphin có khả năng làm tăng trương lực cơ bàng quang và nơi đường tiểu.
Tác dụng dược lý [theo nghiên cứu dược lý hiện đại] của vị thuốc Anh túc xác

Dược liệu Anh túc xác có tác dụng:

  • Cố thu chính khí [theo Y Học Khải Nguyên].
  • Thu liễm phế khí, chỉ thấu, chỉ khái, cầm không cho đại trường ra máu, cầm xích bạch lỵ, cầm tiêu chảy lâu ngày [theo Trấn Nam Bản Thảo].
  • Cầm tiêu chảy, kiết lỵ, sáp trường, liễm phế, cầm không cho ruột hư thoát, trị dị tinh, ho lâu ngày, bụng đau, tim đau, các khớp xương đau [theo Bản Thảo Cương Mục].
  • Nướng giấm có tác dụng trị lỵ, nướng mật có tác dụng giảm ho [theo Bản Kinh Phùng Nguyên].
  • Trị di tinh, bổ thận [theo Bản Thảo Tùng Lân].
  • Trị lỵ lâu ngày mà suy yếu, thoát giang, ruột xuất huyết, lưng đau, bụng đau, đới hạ, lao phổi, ho mạn tính, ho ra máu, suyễn [theo Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược].

Vị chua, tính sáp [theo Y Học Khải Nguyên].

Vị chua, hơi lạnh, tính sáp, không độc [theo Bản Thảo Cương Mục].

Vị chua, bình, tính sáp [theo Bản Thảo Tùng Lân].

Vị chua, hơi lạnh, tính sáp, có độc [theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển].

Vị chua, tính bình [theo Trung Dược Đại Từ Điển].

Qui vào kinh túc huyết âm Can [theo Đắc Phối Bản Thảo].

Qui vào kinh Phế, Thận, Đại Trường [theo Trung Dược Đại Từ Điển].

Qui vào kinh Phế, Đại trường và Thận [theo Bản Thảo Cầu Chân].

Dùng 3 – 6 gram/ngày.

Dùng dưới dạng thuốc sắc, tán thành bột để làm viên hoặc làm hoàn.

Liều dùng và cách sử dụng vị thuốc Anh túc xác

Nhờ thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, dược liệu Anh túc xác được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

  • Bài thuốc từ Anh túc xác điều trị ho lâu ngày không khỏi [theo Thế Y Đắc Hiệu Phương]: Mang dược liệu rửa sạch, loại bỏ phần gân, để ráo nước, nướng mật, phơi khô và tán thành bột. Cho dược liệu vào bình thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần lấy 2 gram thuốc bột uống cùng với nước pha mật. Sử dụng từ 1 – 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Anh túc xác điều trị lao, hen suyễn, mồ hôi tự ra, ho lâu năm [theo Tiểu Bách Lao Tán Tuyên Minh Phương]: Dùng 100 gram dược liệu, rửa sạch, loại bỏ phần đế và màng. Cho dược liệu vào chảo và sao cùng với giấm, lấy một nửa. Dùng 20 gram ô mai rửa sạch, phơi cho ráo. Tán bột cả hai vị thuốc. Khi cần lấy 8 gram uống cùng với nước ấm trước khi đi ngủ.
  • Bài thuốc từ Anh túc xác điều trị thủy tả không cầm [theo Kinh Nghiệm Phương]: Dùng 1 cái dược liệu, 10 cái đại táo nhục, 10 cái ô mai nhục rửa sạch. Cho tất cả vị thuốc vào nồi cùng với 1 chén nước. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 7 phân. Chắt lấy phần nước thuốc và uống ngay khi còn ấm.
  • Bài thuốc từ Anh túc xác điều trị lỵ [Bách Trung Tán – Bách Nhất Tuyển Phương]: Mang dược liệu rửa sạch, loại bỏ phần núm trên và dưới, đập dập sau đó nướng với mật cho hơi đỏ. Dùng hậu phác rửa sạch, loại bỏ phần vỏ, ngâm đậu phác với nướng cốt gừng trong một đêm và mang đi nướng. Tán bột cả hai vị thuốc. Khi cần lấy 8 – 12 gram thuốc bột uống cùng với nước cơm.
  • Bài thuốc từ Anh túc xác điều trị lỵ lâu ngày [theo Bản Thảo Cương Mục]: Mang dược liệu rửa sạch, loại bỏ phần gân, để ráo nước, nướng giấm, phơi khô và tán thành bột. Trộn thuốc bột với mật để làm hoàn. Uống 6 – 8 gram thuốc cùng với nước sắc gừng ấm. Sử dụng thuốc cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Anh túc xác điều trị lỵ lâu ngày [theo Y Học Nhập Môn]: Dùng 400 gram dược liệu rửa sạch, loại bỏ màng và chia dược liệu thành ba phần: Một phần sao với giấm, một phần sao với mật và một phần để sống. Tán cả ba phần dược liệu thành bột, sau đó trộn với mật để làm hoàn. Uống 8 – 12 gram thuốc/ngày. Uống cùng với nước cơm.
  • Bài thuốc từ Anh túc xác điều trị xích bạch lỵ ở trẻ nhỏ [theo Toàn Ấu Tâm Giám Phương]: Dùng 20 gram dược liệu rửa sạch, loại bỏ phần gân, để ráo nước, sao với giấm, tán nhỏ sau đó lấy chảo đồng sao qua. Dùng 20 gram binh lang rửa sạch, để ráo nước, cho vào chảo sao đỏ, sau đó nghiền nhỏ. Bạch lỵ uống thuốc với nang đường, xích lỵ uống thuốc với mật ong.
  • Bài thuốc từ Anh túc xác điều trị trẻ nhỏ bị thổ tả, bạch lỵ, không muốn ăn uống [Anh Túc Tán – Phổ Tế Phương]: Mang 40 gram dược liệu rửa sạch, sao qua. Mang 40 gram trần bì rửa sạch, sao qua. Mang 40 gram kha tử rửa sạch, nướng và loại bỏ phần hạt. Dùng 8 gram sa nhân, 8 gram chích thảo rửa sạch, phơi ráo. Tán tất cả vị thuốc thành bột. Uống 8 – 12 gram thuốc bột/ngày cùng với nước cơm.
Nhờ thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, dược liệu Anh túc xác được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Theo Trấn Nam Bản Thảo

  • Những người mới bị lỵ hoặc mới ho không được dùng dược liệu Anh túc xác.

Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển

  • Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không được dùng dược liệu
  • Những người suy yếu, chân khí suy mà có thực tà, người già gan, con gái tuổi dậy thì, thận suy không được dùng dược liệu.

Bài viết trên đây là thông tin cơ bản về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, liều dùng, cách sử dụng và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Anh túc xác. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh cần chủ động liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc những người có trình độ chuyên môn cao về khả năng chữa bệnh của dược liệu. Đồng thời thực hiện những bài thuốc chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Video liên quan

Chủ Đề