Tỉa chân nhang vào ngày nào cuối năm năm 2024

Việc dọn bát nhang thường tiến hành sau ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Theo quan niệm của người Việt, bát nhang là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên. Tuy nhiên, bát hương cũng được chia ra nhiều loại khác nhau.

Phân biệt bát hương

Tại Việt Nam, có 3 loại bát hương được sử dụng phổ biến. Loại thứ nhất là thờ Phật [tác dụng giúp gia chủ cầu mong sự bình an thanh thản, giải thoát tai ương].

Loại thứ hai là thờ Thần [tác dụng thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn].

Loại thứ ba là thờ gia tiên [thờ những người đã khuất trong gia đình hoặc dòng họ].

Các gia đình thường làm lễ quan soái [sửa bát hương] cùng với ngày cúng ông Công ông Táo. Đây là thời điểm quét dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng để bàn thờ được sạch sẽ, gọn gàng và nghiêm trang đón năm mới. Có quan niệm cho rằng, chỉ được phép di chuyển các đồ đạc khác, nhưng bát hương thì không được phép di chuyển.

Rút chân nhang vào lúc nào chuẩn nhất?

Theo GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam, theo dân gian, việc dọn bát hương thường tiến hành sau ngày 23 tháng Chạp hằng năm.

Có nhiều tập tục để bao sái bàn thờ cuối năm, tùy điều kiện, gia chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ tổ tiên vào một ngày khác, miễn là trước 30 Tết.

Trước khi tiến hành, gia chủ sẽ thắp hương xin phép. Tất cả chân hương cả một năm nên được rút bớt, sau đó hóa cùng với tiền vàng.

Trước khi thực hiện công việc này, theo quan niệm dân gian, con cháu thường thắp hương, đọc văn khấn để xin phép các cụ, tổ tiên.

Những điểm cần chú ý

Đối với việc thay tro bát hương, gia chủ chỉ nên thay tro khi tàn hương đã phủ quá đầy bát hương. Cùng với đó, trước khi thay tro bát hương cần thắp hương báo cáo ông bà tổ tiên.

Việc thay tro phải do người đứng đầu trong nhà làm hoặc người chỉn chu, có tâm trong việc thờ cúng.

Ở các miền quê, mỗi khi đến mùa gặt, các gia đình thường chọn một ít rơm tươi [thường là rơm gạo nến] để phơi ở nơi sạch sẽ. Rơm này sẽ được đốt để lấy tro thay vào bát hương dịp cuối năm.

Ở các thành phố lớn không sẵn rơm như quê, các gia đình có thể mua tro ở một số cửa hàng bán đồ thờ cúng. Tuy nhiên, vì không biết nguồn gốc tro này có thực sự sạch không vì vậy các chuyên gia thường không khuyến khích việc thay tro bát hương.

Khi thay tro bát hương thì lấy một mảnh vải [hoặc giấy] sạch, trải trên bàn rồi nhấc dứt khoát 1 lần bát hương ra, sau đó đổ hết chân hương và tro ra mảnh vải [giấy]. Lấy khăn sạch bao soái bát hương.

Tro mới được bỏ vào bát hương cần ấn chặt để khi cắm hương, quê hương không bị nghiêng ngả. Tro mới nên để khoảng nửa bát hương, bởi nếu cho quá nhiều thì tàn hương rơi xuống sẽ khiến bát nhang nhanh đầy, còn cho quá ít thì khi cắm hương sẽ không chắc chắn.

Theo quan niệm truyền thống, bao sái bát hương là một nghi lễ rất quan trọng thường diễn ra vào ngày 23 Tháng Chạp hoặc ngày Tất Niên.

Hiểu theo cách đơn giản đây chính là lễ sửa bát hương, lúc này là lúc gia chủ tiến hành các nghi thức để vệ sinh bàn thờ, vệ sinh bát hương, tỉa chân nhang, thay/thêm tro vào bát hương sau 1 năm. Trong một năm, nghi lễ này chỉ diễn ra 1 lần, rất quan trọng, thường phải làm lễ đầy đủ.

Bao sái bát hương năm 2024 vào ngày nào?

Theo lịch âm dương, năm 2024, ngày 23 tháng Chạp rơi vào ngày 02/02/2024 dương lịch. Đây là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo, là ngày tốt nhất để tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ.

Tuy nhiên, theo quan niệm của nhiều gia đình, việc bao sái bàn thờ không nhất thiết phải thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Gia chủ có thể lựa chọn bất kỳ một ngày tốt bất kỳ để lau dọn ban thờ. Một số ngày tốt khác để bao sái bát hương năm 2024 bao gồm:

Ngày 21 âm lịch, giờ Thìn [7h - 9h]

Ngày 22 âm lịch, giờ Thìn [7h - 9h]

Ngày 26 âm lịch, giờ Thìn [7h - 9h]

Khi bao sái bát hương, gia chủ cần lưu ý những điều sau:

Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, bao gồm: nước sạch, khăn sạch, rượu gừng, trầu cau, hoa tươi,...

Tắm rửa sạch sẽ trước khi tiến hành bao sái.

Trong quá trình bao sái, cần giữ tâm thanh tịnh, thành kính.

Sau khi bao sái xong, cần thắp nén nhang để mời gia tiên về chứng giám.

Các bước bao sái ban thờ:

Bàn cao, rộng phủ vải đỏ hoặc giấy đỏ: để đặt các vật dụng thờ cúng xuống. Bàn phải là bàn sạch, phủ vải đỏ hoặc giấy đỏ để hạ đồ thờ xuống. Không lau đồ trực tiếp trên ban thờ.

Chậu sạch mới hoặc chậu chuyên đựng nước bao sái ban thờ: trong chậu có sẵn nước pha rượu gừng hoặc nước ấm ngũ vị nấu từ 5 loại cây có mùi thơm.

Khăn mới sạch dùng để lau đồ thờ và ban thờ: một khăn để lau ướt, một khăn lau khô lại.

Nước lau ban thờ: gia chủ dùng rượu trắng và gững giã nát, nước cánh hoa hồng hoặc nước ngũ vị bán sẵn tại các cửa hàng

Gia chủ sắm sửa lễ vật và thắp hương theo bài văn khấn ở trên. Đợi khi hương tàn thì bắt đầu thực hiện việc bao sái và lau dọn ban thờ.

Gia chủ hạ từng món đồ thờ xuống bàn cẩn trọng nhẹ nhàng, tránh làm đổ vỡ, sứt mẻ.

Thực hiện lau bài vị xong mới lau đến bát hương, sau đó mới đến các món đồ thờ khác, không làm ngược lại.

Khi lau bát hương, dân gian quan niệm, nên dùng một thìa nhỏ xúc từng thìa tro đổ ra ngoài rồi mới lau sạch bát hương. Không cầm cả bát hương đổ ụp tro ra ngoài vì như vậy là “tán tài”.

Sau khi lau bằng nước rượu gừng hoặc nước ngũ vị thì lau lại bằng khăn khô rồi để cho các món đồ thờ khô tự nhiên.

Trong thời gian chờ đồ thờ khô thì tiến hành lau bàn thờ cho sạch sẽ.

Cuối cùng, khi cả bàn thờ và đồ thờ đều đã khô, xếp đặt lại đồ thờ trả về đúng vị trí cũ trên ban thờ

Sau cùng, gia chủ thắp hương lên bàn thờ vừa lau dọn xong, thỉnh thần linh và gia tiên về, báo cáo đã xong việc. Bước này không bắt buộc.

Lưu ý:

– Không sử dụng nước lạnh lau ban thờ;

– Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật thì không dùng rượu để lau mà dùng nước ấm và lau ban thờ Phật trước, sau đó mới lau dọn ban thờ gia tiên;

– Trước khi làm lễ bao sái, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo dài, mở rộng các cửa trong nhà;

– Khi bỏ bớt tro bát hương nên giữ lại 1/3 thổ vị [cát, tro bên trong bát hương], không nên thay toàn bộ;

– Nên giữ lại ít nhất 3 chân hương năm cũ;

– Con gái mới lập gia đình trong năm không bao sái bát hương cha mẹ đẻ;

– Con trai mới cưới vợ trong năm không bao sái bát hương cha mẹ vợ;

– Việc bao sái phải do chính tay gia chủ thực hiện, không để người làm thuê thực hiện;

– Khi bao sái không nên ngồi xổm, miệng ngậm thuốc, nhai đồ ăn, cần cung kính, trang nghiêm.

Việc lau dọn bàn thờ, bao sái không chỉ là việc làm bày tỏ sự thành tâm, hiếu nghĩa của người Việt, tri ân với gia tiên, tiền tổ và các bậc thần linh, theo quan niệm dân gian còn đem lại sinh khí và tài vận mới cho gia chủ trong năm mới.

Cuối năm rút chân nhang vào ngày nào?

Ngày đẹp nhất cuối năm để thực hiện việc bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang là ngày 23 tháng Chạp, tức ngày 2/2/2024 Dương lịch. Ngày tiếp theo là 25 tháng Chạp, tức ngày 4/2/2024 Dương lịch.

Rút tỉa chân nhang vào ngày nào đẹp nhất?

- Ngày 08/02 DL [29 tháng Chạp]. Những ngày này được cho là có nhiều thiên tinh chiếu tới, giúp thanh lọc không khí và tăng thêm vượng khí cho bàn thờ. Ngày 23 tháng Chạp [2/2/2024 dương lịch] cũng được đề xuất là ngày tốt nhất để tỉa chân nhang và bao sái ban thờ, dù là ngày tiễn Táo Quân chầu trời.

Mấy giờ bao sái bàn thờ?

Bao sái bàn thờ là một nghi lễ rất quan trọng thường diễn ra trước Tết. Nên bao sái bàn thờ vào ngày 23 tháng Chạp trở đi đến trước 30 Tết.

Báo Sài bát hương như thế nào?

Bao sái là dọn dẹp nơi thờ cúng, bát hương và các đồ thờ, các vật phẩm phong thủy đang dùng. Bao sái sẽ tăng cường sinh khí, kích hoạt vượng khí. Tỉa chân nhang - bao sái ban thờ là công việc tâm linh không thể thiếu trong mỗi dịp năm hết Tết đến.

Chủ Đề