Tiên học lễ hậu học văn là gì năm 2024

“Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm giáo dục của Nho gia [Khổng Tử và môn đệ], hiểu đơn giản có nghĩa là: học lễ nghĩa trước, học kiến thức sau.

Trong đó, sách Luận ngữ viết: “bác ngã dĩ văn, ước ngã dĩ lễ” [dùng văn chương mở rộng kiến thức của ta, dùng lễ để ước thúc hành vi bản thân ta].

Theo Wikipedia, Nho giáo rất xem trọng Lễ nghi vì nó là biểu hiện của một xã hội văn minh và có trật tự. "Lễ" là những quy tắc mang tính hình thức được xã hội thừa nhận để bày tỏ sự tôn trọng đối với người khác, với cộng đồng hoặc với những định chế xã hội và để nhận được sự tôn trọng của xã hội. Việc giữ Lễ là một cách tu thân và chứng tỏ con người biết tuân thủ những nguyên tắc đạo đức trong quan hệ với người xung quanh. Một xã hội không biết giữ Lễ là xã hội hỗn loạn, kém văn minh và suy đồi. Lễ giáo phai nhạt cũng là biểu hiện các mối quan hệ giữa con người trong xã hội đã xấu đi, trật tự xã hội đã suy yếu. Lễ nghi sẽ tạo ra một xã hội hài hòa trong đó mọi người đều tự tiết chế trong mối quan hệ giữa người với người, không để những cảm xúc tiêu cực biến thành hành động mạo phạm, bất kính với người khác.

Hữu Tử nói: "Tác dụng của lễ đạt được sự thống nhất, hài hòa mới là đáng quý. Phương pháp trị nước của những bậc vua hiền thời cổ đại có đúng đắn là ở chỗ này: việc lớn việc nhỏ đều tuân thủ nguyên tắc hài hòa. Nhưng có điều không nên làm: chỉ biết hài hòa là quý, rồi trong mọi việc chỉ biết hài hòa, không lấy lễ nghĩa để tiết chế thì việc gì cũng không xong.”

Khổng Tử nói "Người quân tử học rộng về văn chương lại biết dùng lễ để chế ước, ràng buộc mình sẽ không bao giờ xa Kinh phản Đạo”.

Mỗi xã hội, mỗi thời đại đều có những nghi thức của riêng nó nhưng chung quy không xã hội văn minh nào có thể bỏ đi những lễ nghi mà chỉ thay đổi đối tượng, mục đích hoặc hình thức.

Khổng Tử nói: "Một người không có lòng nhân sao có thể hành được lễ?". Khổng Tử phê phán những lễ nghi hình thức giả dối. Ông nói "Người đời trước đối với lễ nhạc, coi trọng phối hợp thích đáng giữa nội dung và hình thức thì bị coi là lạc hậu quê mùa. Người đời sau đối với lễ nhạc, coi trọng hình thức hơn nội dung thì lại bảo là người quân tử. Nếu sử dụng lễ nhạc, ta tình nguyện đi theo các bậc tiền bối”. Khi được hỏi về gốc của lễ, Khổng Tử trả lời: "Vấn đề của ngươi hỏi thật quá lớn! Lễ nói chung đi kèm với xa hoa lãng phí thì không bằng tiết kiệm. Nghi thức mai táng mà cầu kỳ, lòe loẹt thì không bằng trong lòng thật sự đau buồn”.

Về vấn đề tang lễ, Tăng Tử nói: "Phải cẩn thận làm tốt tang lễ cho cha mẹ khi qua đời; thành tâm, thành ý khi cúng tế tổ tiên. Được như vậy, dân chúng được cảm hóa, phong tục đạo đức của dân chúng ngày một tốt đẹp và thuần hậu.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Nho giáo, Lễ là gốc của Nhân, biểu hiện thái độ của Lễ là ở sự kính trọng, lòng trung thành, sự kiên nhẫn của con người trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, để trở thành con người có nhân cách tốt trong xã hội [người quân tử]. Như vậy, Lễ đã trở thành qui ước bắt buộc, là chuẩn mực, là thước đo hành vi của con người khi tham gia vào quan hệ xã hội. Lễ không chỉ là lễ giáo đơn thuần, mà là qui ước, qui tắc, là luật, là nếp sống mang màu sắc đạo đức văn hoá của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, con người cần phải đoàn kết, là góp phần xây dựng, rèn luyện nhân cách đạo đức. Lễ còn tạo nên bầu không khí lễ giáo, khiến cho người ta dứt bỏ những điều sàm tục, hướng đến những giá trị cao của đạo đức, truyền thống văn hoá tinh thần của nhân loại ở mỗi thời đại. Lễ thể hiện cách ứng xử của người trên đối với người dưới và ngược lại. Tức là người nào, ở vị trí nào thì phải ứng xử ở vị trí đó, không được lẫn lộn, không được tùy tiện, phải tuân theo phép tắc, quy củ của một xã hội nhất định, nếu làm không được như vậy thì xã hội sẽ bị đảo lộn.

Vì sao “Tiên học lễ, hậu học văn”?

- Đạo đức, phẩm chất của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của mỗi người.

Nhiều thế hệ học sinh Việt Nam thuộc nằm lòng câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Từ đó, câu khẩu hiệu như là một phần của văn hóa học đường, tồn tại với thời gian như là một câu thành ngữ, tục ngữ và trở thành một triết lý giáo dục.

Nhiều người đề nghị bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn”

Từ năm 1973, giáo sư Nguyễn Lân trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật đã viết: “Có nên vận dụng phương châm: “Tiên học lễ, hậu học văn” trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?”. Sau năm 1975, khẩu hiệu đó đã được kẻ viết ở hầu hết trường phổ thông trong cả nước.

Sau đó một thời gian, trong bài tham luận của mình, nhà nghiên cứu phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho rằng: Việc sử dụng lại khẩu hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” chỉ nên được xem là giải pháp tình thế. Đã đến lúc nên chấm dứt. Nếu cần khẩu hiệu, hãy gắng tìm lấy từ nguồn thuần Việt.

Năm 2016, một tờ báo điện tử đăng bài với cái tít: “Nên bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" khỏi trường tiểu học?”.

Mặc dù tòa soạn đã cẩn thận đặt dấu “?” ở cuối tít bài song toàn bộ nội dung bài báo toát lên quan điểm cần bỏ câu khẩu hiện này. Bài báo dẫn lời nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] Nguyễn Thị Nghĩa: “Một số trường tiểu học treo khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” thì học sinh có hiểu là gì không? Khẩu hiệu phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ gây ấn tượng”.

Đồng quan điểm với bà cựu thứ trưởng, một đại diện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phát biểu: “Tiên học lễ, hậu học văn là câu khẩu hiệu có từ thời xưa. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều trường treo câu này - nhất là trường tiểu học, mà tôi tin chắc rằng, các em học sinh lớp 1, lớp hai chắc chắn không hiểu “tiên” là gì, “hậu” là gì”.

Mấy ngày gần đây, các trang mạng xã hội lại dậy sóng trước đề xuất cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" do GS.TSKH Trần Ngọc Thêm [Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM] nêu tại Hội thảo giáo dục 2021 do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức.

Đức là gốc của đạo làm người

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, mỗi một con người, "đức" là gốc cơ bản. Ở đây có thể hiểu "lễ" tức là đức hạnh. Trong cuộc sống hay ở gia đình, cơ quan, nhà trường… "đức" rất quan trọng.

Nhiều người cho rằng, "lễ" là bề trên nói dưới răm rắp nghe theo nhưng hiểu đơn thuần như vậy thì chưa đúng. Nội hàm của từ này thể hiện đức hạnh của con người, không nên quy về nghi thức lễ giáo, phong kiến. Dù thời nào đức vẫn là cốt lõi, quan trọng nhất.

Người không có đức nghĩa là không có mối quan hệ tốt đẹp với xung quanh. Vì vậy, trong triết lý giáo dục của nhiều gia đình, việc dạy con trước hết phải dạy hiếu nghĩa, đức hạnh với ông bà, cha mẹ. Dù người đó giỏi bao nhiêu chăng nữa nhưng không có đạo đức thì không chấp nhận được.

"Bất kỳ thời đại nào, câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" đều hoàn toàn đúng, nên không nhất thiết phải bỏ. Đổi mới giáo dục ở phương pháp chứ không phải khẩu hiệu" - PGS.TS Trần Xuân Nhĩ khẳng định.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới - cho hay, khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" vẫn phù hợp dù ở bất kỳ hoàn cảnh giáo dục hay thời đại nào. Bởi, "lễ" không chỉ là lễ phép, đó còn là đạo đức làm người, "văn" là văn hóa, tri thức. Trước khi học kiến thức, con cái chúng ta phải học đạo đức làm người. Dù ở thời đại học thì người Việt ta vẫn lấy đức làm gốc.

"Con người cần những khuôn phép nhất định, không đến mức gạt hết tất cả cá tính, bản sắc của mình để theo lễ giáo khô cứng, nhưng cần chuẩn mực đạo đức" - GS Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm.

Tiên học lễ hậu học văn là của ai?

Câu Tiên học lễ, hậu học văn có lẽ là do những nhà Nho người Việt nghĩ ra, xuất hiện từ giai đoạn nửa đầu thế kỷ 19 [thời nhà Nguyễn], đặc biệt là được treo trong những trường tiểu học và trung học tại miền Nam Việt Nam.28 thg 11, 2021nullLắt léo chữ nghĩa: Nguồn gốc và ý nghĩa câu Tiên học lễ, hậu học vănthanhnien.vn › Văn hóanull

Tiên học lễ hậu học văn trong tiếng Anh là gì?

Practice makes learning better.nullNgười đầu tiên dịch được 2 câu... - Nah aka Nguyễn Vũ Sơn - Facebookwww.facebook.com › posts › người-đầu-tiên-dịch-được-2-câu-dưới-đây-ra...null

Em hiểu câu nói tiên học lễ hậu học văn như thế nào?

Trước hết, cần hiểu được "Tiên học lễ, hậu học văn" có nghĩa là việc đầu tiên cần phải học các lễ nghĩa, rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết để trở thành người tử tế, sống có ích, sống có ý nghĩa đối với cuộc đời này.24 thg 11, 2021null'Tiên học lễ, hậu học văn': Bỏ sao được - Tuổi Trẻ Onlinetuoitre.vn › Giáo dụcnull

Học lễ nghĩa là gì?

Học “lễ” tức là học cách cư xử, hành động sao cho đúng mực, phù hợp. Khi còn bé, chúng ta được dạy nói, học ăn, học đi: “Học ăn, học nói, học quấn, học mở”. Khi lớn lên, chúng ta học cách cư xử như kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo... Học xong những lễ nghi này, chúng ta sẽ học được kiến ​​thức văn hóa.nullGiải thích câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn - Luật ACCaccgroup.vn › giai-thich-cau-tuc-ngu-tien-hoc-le-hau-hoc-vannull

Chủ Đề