Tiếng on và độ rung trong xây dựng

I.Tác hại của tiếng ồn và rung động: -Trong công trình xây dựng có nhiều công tác sinh ra tiếng ồn và rung động. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất là các tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của chúng vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép. 1.Phân tích tác hại của tiếng ồn: a/Đối với cơ quan thính giác: -Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên. Khi rời môi trường ồn đến nơi yên tĩnh, độ nhạy cảm có khả năng phục hồi lại nhanh nhưng sự phục hồi đó chỉ có 1 hạn độ nhất định. -Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đt rõ rệt và phải sau 1 thời gian khá lâu sau khi rời nơi ồn, thính giác mới phục hồi lại được. -Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác không còn khả năng phục hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường được, sự thoái hoá dần dần sẽ phát triển thành những biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra bệnh nặng tai và điếc. b/Đối với hệ thần kinh trung ương: -Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ gây kích thích mạnh đến hệ thống thần kinh trung ương, sau 1 thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của dầu não thể hiện đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, hay bực tức, trạng thái tâm thần không ổn định, trí nhớ giảm sút... c/Đối với hệ thống chức năng khác của cơ thể: -Ảnh hưởng xấu đến hệ thông tim mạch, gây rối loạn nhịp tim. -Làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến co bóp bình thường của dạ dày. -Làm cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể gây ra bệnh cao huyết áp. -Làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều, có thể dần dần bị mệt mỏi, ăn uống sút kém và không ngủ được, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh và cơ thể. 2.Phân tích tác hại của rung động: -Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi,... -Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động có tần số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì gây ra lắc xóc càng mạnh. Tác hại cụ thể: · Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng, làm rối loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ. · Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm thay đổi hoạt động chức năng của tuyến giáp trạng, gây chấn động cơ quan tiền đình và làm rối loạn chức năng giữ thăng bằng của cơ quan này. · Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. · Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đâu xương khớp, làm viêm các hệ thống xương khớp. Đặc biệt trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây thành bệnh rung động nghề nghiệp. · Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động nhiều sẽ gây di lệch tử cung dẫn đến tình trạng vô sinh. Trong những ngày hành kinh, nếu bị rung động và lắc xóc nhiều sẽ gây ứ máu ở tử cung. II.Nguồn phát sinh tiếng ồn và rung động: 1.Nguồn phát sinh tiếng ồn: -Có nhiều nguồn phát sinh tiếng ồn khác nhau: · Theo nơi xuất hiện tiếng ồn: phân ra tiếng ồn trong nhà máy sản xuất và tiếng ồn trong sinh hoạt. · Theo nguồn xuất phát tiếng ồn: phân ra tiếng ồn cơ khí, tiếng ồn khí động và tiếng ồn các máy điện. -Tiếng ồn cơ khí: · Gây ra bởi sự làm việc của các máy móc do sự chuyển động của các cơ cấu phát ra tiếng ồn không khí trực tiếp. · Gây ra bởi bề mặt các cơ cấu hoặc các bộ phận kết cấu liên quan với chúng. · Gây ra bởi sự va chạm giữa các vật thể trong các thao tác đập búa khi rèn, gò, dát kim loại,... -Tiếng ồn khí động: · Sinh ra do chất lỏng hoặc hơi, khí chuyển động vận tốc lớn [tiếng ồn quạt máy, máy khí nén, các động cơ phản lực...]. -Tiếng ồn của các máy điện: · Do sự rung động của các phần tĩnh và phần quay dưới ảnh hưởng của lực từ thay đổi tác dụng ở khe không khí và ở ngay trong vật liệu của máy điện. · Do sự chuyển động của các dòng không khí ở trong máy và sự rung động các chi tiết và các đầu mối do sự không cân bằng của phần quay. 2.Nguồn rung động phát sinh: -Trong công tác đầm các kết cấu bêtông cốt thép tấm lớn từ vữa bêtông cũng khi sử dụng các đầm rung lớn hoặc các loại đầm cầm tay. -Từ các loại dụng cụ cơ khí với bộ phận chuyển động điện hoặc khí nén là những nguồn rung động gây tác dụng cục bộ lên cơ thể con người. 3.Các thông số đặc trưng cho tiếng ồn và rung động: a/Đặc trưng cho tiếng ồn: -Đặc trưng là các thông số vật lý như cường độ, tần số, phổ tiếng ồn và các thông số sinh lý như mức to, độ cao. Tác hại gây ra bởi tiếng ồn phụ thuộc vào cường độ và tần số của nó. -Tiếng ồn mức 100-120dB với tần số thấp và 80-95dB với tần số trung bình và cao có thể gây ra sự thay đổi ở cơ quan thính giác. Tiếng ồn mức 130-150dB có thể gây huỷ hoại có tính chất cơ học đối với cơ quan thính giác [thủng màng nhĩ]. -Theo tần số, tiếng ồn chia thành tiếng ồn có tần số thấp dưới 300Hz, tần số trung bình 300-1000Hz, tần số cao trên 3000Hz. Tiếng ồn tần số cao có hại hơn tiếng ồn tần số thấp. -Tuỳ theo đặc đIểm của tiếng ồn mà phổ của nó có thể là phổ liên tục, phổ gián đoạn [phổ thưa] và phổ hổn hợp. Hai loại sau gây ảnh hưởng đặc biệt xấu lên cơ thể con người. b/Đặc trưng cho rung động: -Đặc trưng là biên độ dao động A, tần số f, vận tốc v, gia tốc w. -Đặc trưng cảm giác của con người chịu tác dụng rung động chung với biên bộ 1mm như sau: III.Biện pháp phòng và chống tiếng ồn: 1.Loại trừ nguồn phát sinh ra tiếng ồn: -Dùng quá trình sản xuất không tiếng ồn thay cho quá trình sản xuất có tiếng ồn. -Làm giảm cường độ tiếng ồn phát ra từ máy móc và động cơ. -Giữ cho các máy ở trạng thái hoàn thiện: siết chặt bulông, đinh vít, tra dầu mỡ thường xuyên. 2.Cách ly tiếng ồn và hút âm: -Chọn vật liệu cách âm để làm nhà cửa. Làm nền nhà bằng cao su, cát, nền nhà phải đào sâu, xung quanh nên đào rãnh cách âm rộng 6-10cm. · Mức độ cách âm yêu cầu được xác định theo trị số cách âm D. Trị số D là hiệu số mức độ áp lực tiếng ồn trung bình ở trong phòng có nguồn ồn L1 và bên ngoài phòng có nguồn ồn L2: D = L1 - L2 [dB] [2.1] · D phụ tuộc vào khả năng cách âm R của tường ngăn, xác định theo công thức: Trong đó: +t: hệ số truyền tiếng ồn, là tỷ số năng lượng âm đi qua tường ngăn với năng lượng đập vào tường ngăn. -Lắp các thiết bị giảm tiếng động của máy. Bao phủ chất hấp thụ sự rung động ở các bề mặt rung động phát ra tiếng ồn bằng vật liệu có ma sát trong lớn; ngoài ra trong 1 số máy có bộ phận tiêu âm. 3.Dùng các dụng cụ phòng hộ cá nhân: -Những người làm việc trong các quá trình sản xuất có thiếng ồn, để bảo vệ tai cần có một số thiết bị sau: · Bông, bọt biển, băng đặt vào lỗ tai là những loại đơn giản nhất. Bông làm giảm ồn từ 3-14dB trong giải tần số 100-600Hz, băng tẩm mỡ giảm 18dB, bông len tẩm sáp giảm đến 30dB. · Dùng nút bằng chất dẻo bịt kín tai có thể giảm xuống 20dB. · Dùng nắp chống ồn úp bên ngoài tai có thể giảm tới 30dB khi tần số là 500Hz và 40dB khi tần số 2000Hz. Loại nắp chống ồn chế tạo từ cao su bọt không được thuận tiện lắm khi sử dụng vì người làm mệt do áp lực lên màng tai quá lớn. 4.Chế độ lao động hợp lý: -Những người làm việc tiếp xúc nhiều với tiếng ồn cần được bớt giờ làm việc hoặc có thể bố trí xen kẽ công việc để có những quãng nghỉ thích hợp. -Không nên tuyển lựa những người mắc bệnh về tai làm việc ở những nơi có nhiều tiếng ồn. -Khi phát hiện có dấu hiệu điếc nghề nghiệp thì phải bố trí để công nhân được ngừng tiếp xúc với tiếng ồn càng sớm càng tốt. IV.Đề phòng và chống tác hại của rung động: 1.Biện pháp kỹ thuật: -Thay các bộ phận máy móc thiết bị phát ra rung động. -Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời các chi tiết máy bị mòn và hư hỏng hoặc gia công các chi tiết máy đặc biệt để khử rung. -Nền bệ máy thiết bị phải bằng phẳng và chắc chắn. Cách ly những thiết bị phát ra độ rung lớn bằng những rãnh cách rung xung quanh móng máy. 1.Móng đệm cát 2.Cát đệm 1.Tấm lót 2.Móng máy gây rung 3.Máy gây rung động 3.Khe cách âm 4.Móng nhà 1.Tấm cách rung thụ động 2.Lò xo 3.Nền rung động 4.Hướng rung động 5và 6. Các gối tựa và dây treo của tấm [chỗ làm việc] Hình 2.1: Các giải pháp kỹ thuật chống rung động -Thay sự liên kết cứng giữa nguồn rung động và móng của nó bằng liên kết giảm rung khác để giảm sự truyền rung động của máy xuống móng. 2.Biện pháp tổ chức sản xuất: -Nếu công việc thay thế được cho nhau thì nên bố trí sản xuất làm nhiều ca kíp để san sẽ mức độ tiếp xúc với rung động cho mọi người. -Nên bố trí ca kíp sản xuất bảo đảm giữa 2 thời kỳ làm việc người thợ có quảng nghỉ dài không tiếp xúc với rung động. 3.Phòng hộ cá nhân: -Tác dụng của các dụng cụ phòng hộ các nhân chống lại rung động là giảm trị số biên độ dao động truyền đến cơ thể khi có rung động chung hoặc lên phần cơ thể tiếp xúc với vật rung động. -Giày vải chống rung: có miếng đệm lót bằng cao su trong đó có gắn 6 lò xo. Chiều dày miếng đệm 30mm, độ cứng của lò xo ở phần gót 13kg/cm, ở phần đế 10.5kg/cm. Khi tần số rung động từ 20-50Hz với biên độ tương ứng từ 0.4-0.1mm thì độ tắt rung của loại giày này đạt khoảng 80%. -Găng tay chống rung: được sử dụng khi dùng các dụng cụ cầm tay rung động hoặc đầm rung bề mặt. Yêu cầu chủ yếu là hạn chế tác dụng rung động ở chỗ tập trung vào tay. Sử dụng găng tay có lớp lót ở lòng bàn tay bằng cao su xốp dày sẽ làm giảm biên độ rung động với tần số 50Hz từ 3-4 lần. Dùng găng tay chống rung có lót cao su đàn hồi giảm sự truyền động rung động đi 10 lần. 4.Biện pháp y tế: -Không nên tuyển dụng những người có các bệnh về rối loạn dinh dưỡng thần kinh, mạch máu ở lòng bàn tay làm việc tiếp xúc với rung động.

-Không nên bố trí phụ nữ lái các loại xe vận tải cở lớn vì sẽ gây ra lắc xóc nhiều.

Nguồn ://sites.google.com/site/truongvanchinhantoanlaodong/

Ngày hỏi:25/07/2022

Quy chuẩn tiếng ồn và rung động trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? Quy chuẩn các tác nhân sinh học trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? 

  • Tại Tiết 2.18.8 Tiểu mục 2.18 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn tiếng ồn và rung động trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

    2.18.8.1 Để giảm các tác động có hại cho người lao động do tiếng ồn, rung động từ các máy, thiết bị thi công, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau:

    a] Ưu tiên sử dụng các loại máy, thiết bị thi công, quy trình và biện pháp thi công ít [giảm thiểu] tiếng ồn, rung động theo quy định tại 2.18.8.2;

    b] Bố trí công việc hợp lý để người lao động giảm được việc tiếp xúc nhiều hoặc thời gian tiếp xúc trực tiếp với các máy, thiết bị và các hoạt động có tiếng ồn, rung động theo quy định tại 2.18.8.3;

    c] Cung cấp cho người lao động các PTBVCN [loại có thể sử dụng cùng với mũ bảo hộ] để bảo vệ thính lực khi tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép theo quy định tại QCVN 24:2016/BYT và các quy định khác của pháp luật về ATVSLĐ;

    d] Cung cấp găng tay bảo hộ phù hợp cho người lao động khi độ rung vượt quá giới hạn cho phép quy định tại QCVN 27:2016/BYT.

    2.18.8.2 Các loại máy, thiết bị thi công, giải pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp, hiện đại cần được xem xét, ưu tiên lựa chọn để giảm thiểu ảnh hưởng của tiếng ồn, rung động như sau:

    a] Sử dụng búa [máy, thiết bị] khoan, phá thủy lực, điện khí nén thay thế cho búa [máy, thiết bị] khoan, phá khí nén;

    b] Sử dụng các máy đầm, rung; búa [máy, thiết bị] khoan có điều khiển từ xa;

    c] Sử dụng vỏ cách âm và thiết kế cải tiến cho hệ thống xả khí nén, máy cắt, cánh quạt, máy cưa và ống xả của động cơ đốt trong cũng như động cơ của các máy đó;

    d] Các biện pháp hỗ trợ hoặc giữ cho các công cụ điều khiển bằng tay tốt hơn để giảm các tác động của rung động hoặc giảm rung động tốt hơn trong việc điều khiển xe, máy [kể cả cho ghế ngồi trên xe, máy].

    2.18.8.3 Người sử dụng lao động phải ưu tiên cho người lao động giảm thời gian tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn, rung động trong khi vận hành các loại máy, thiết bị sau:

    a] Búa, máy khoan, phá; máy nén khí;

    b] Thiết bị cầm tay có tiếng ồn, độ rung lớn [ví dụ: các loại súng bắn đinh, vít];

    c] Các loại máy đầm rung điều khiển bằng tay, đặc biệt là khi làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh.

    2. Quy chuẩn các tác nhân sinh học trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

    Tại Tiết 2.18.10 Tiểu mục 2.18 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn các tác nhân sinh học trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

    2.18.10.1 Trong các khu vực có dịch bệnh hoặc các tác nhân sinh học như sinh vật, vi sinh vật, côn trùng, vi rút có hại có thể gây nguy hiểm hoặc gây bệnh cho người, chủ đầu tư và người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ĐBAT sinh học có xét đến phương thức lây truyền theo các quy định và hướng dẫn của cơ quan y tế có thẩm quyền; đặc biệt lưu ý các nội dung sau:

    a] Cung cấp đầy đủ thông tin cho người lao động về dịch bệnh, các tác nhân sinh học nguy hiểm, có hại ở công trường;

    b] Bố trí khu vệ sinh đảm bảo cho người lao động theo quy định của QCVN 01:2011/BYT;

    c] Có biện pháp cụ thể chống các sinh vật có hại [ví dụ: chuột và côn trùng] theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế;

    d] Vệ sinh, khử trùng bằng hóa chất phù hợp và thực hiện tiêm chủng cho người lao động;

    đ] Chuẩn bị sẵn thuốc giải độc, thuốc phòng ngừa và chữa bệnh phù hợp [đặc biệt là đối với các công trường ở vùng sâu, vùng xa, những nơi ở cách xa các cơ sở y tế];

    e] Trang bị đầy đủ PTBVCN phù hợp [như quần, áo, giày, ủng, găng tay, kính bảo vệ, mũ, phương tiện bảo vệ] và có các biện pháp phòng ngừa phù hợp khác.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Video liên quan

Chủ Đề