Tiêu chuẩn nào đánh giá đại học năm 2024

Theo đó, mục đích việc ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là để cơ sở giáo dục đại học sử dụng tiêu chuẩn tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của từng chương trình cụ thể.

Đồng thời, các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các chương trình đào tạo.

Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo dục đại học gồm: 1. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; 2. Bản mô tả chương trình đào tạo; 3. Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học; 4. Phương pháp tiếp cận trong dạy và học; 5. Đánh giá kết quả học tập của người học; 6. Chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học; 7. Chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ; 8. Chất lượng người học và hoạt động hỗ trợ người học; 9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị; 10. Nâng cao chất lượng; 11. Kết quả đầu ra.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, việc đánh giá từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn sử dụng thang 7 mức: mức 1- Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, phải có giải pháp khắc phục ngay lập tức; mức 2- Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, cần có những giải pháp khắc phục; mức 3- Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí nhưng chỉ cần có một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu; mức 4- Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí; mức 5- Đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tiêu chí; mức 6- Đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí; mức 7- Đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí.

Các tiêu chí được đánh giá từ mức 1 đến mức 3 là chưa đạt yêu cầu, từ mức 4 đến mức 7 là đạt yêu cầu.

Cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào tình hình cụ thể của mình để lập kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn và có các biện pháp thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Như vậy, đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học.

.jpg]

Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là gì? [Hình từ Internet]

Cơ sở giáo dục đại học sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo nhằm mục đích gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT quy định như sau:

Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học sử dụng tiêu chuẩn để tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của từng chương trình cụ thể.
2. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các chương trình đào tạo.
3. Các tổ chức, cá nhân khác có cơ sở để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học mà họ quan tâm.

Như vậy, theo quy định, cơ sở giáo dục đại học sử dụng tiêu chuẩn để tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của từng chương trình cụ thể.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học về đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên gồm những nội dung gì?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên
1. Việc quy hoạch đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên [bao gồm việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu] được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.
2. Tỉ lệ giảng viên/người học và khối lượng công việc của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được đo lường, giám sát làm căn cứ cải tiến chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.
3. Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn giảng viên, nghiên cứu viên [bao gồm cả đạo đức và năng lực học thuật] để bổ nhiệm, Điều chuyển được xác định và phổ biến công khai.
4. Năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và được đánh giá.
5. Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó.
6. Việc quản trị theo kết quả công việc của giảng viên, nghiên cứu viên [gồm cả khen thưởng và công nhận] được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.
7. Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của giảng viên, nghiên cứu viên được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

Như vậy, theo quy định, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học về đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên bao gồm:

[1] Việc quy hoạch đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên [bao gồm việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu] được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

[2] Tỉ lệ giảng viên/người học và khối lượng công việc của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được đo lường, giám sát làm căn cứ cải tiến chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

[3] Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn giảng viên, nghiên cứu viên [bao gồm cả đạo đức và năng lực học thuật] để bổ nhiệm, Điều chuyển được xác định và phổ biến công khai.

[4] Năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và được đánh giá.

[5] Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó.

[6] Việc quản trị theo kết quả công việc của giảng viên, nghiên cứu viên [gồm cả khen thưởng và công nhận] được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

[7] Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của giảng viên, nghiên cứu viên được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

Chủ Đề