Tiểu luận quyết toán ngân sách nhà nước

Bài tiểu luận chu trình ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  [53.15 KB, 5 trang ]

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

BÀI TIỂU LUẬN
CHU TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Sinh viên: Lê Thị Kiều Thiên
Lớp: K915LK2


Quá trình ngân sách là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn: lập và phê
chuẩn ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Quá trình ngân
sách cho thấy toàn bộ hoạt động của một ngân sách từ khi bắt đầu hình thành
cho tới khi kết thúc để chuyển sang ngân sách của năm tài chính mới. Thời gian
của quá trình ngân sách dài hơn so với năm tài chính [còn được gọi là năm ngân
sách hay tài khoá] điều đó được thể hiện ở chổ giai đoạn lập và phê chuẩn ngân
sách được bắt đầu trước năm tài chính, giai đoạn quyết toán ngân sách được
thực hiện sau năm tài chính và trong năm tài chính là thời gian chấp hành ngân
sách. Quá trình ngân sách của nước ta được qui định trong luật Ngân sách Nhà
nước [ NSNN ].
1. Lập và phê chuẩn ngân sách
Mục tiêu của giai đoạn này là để xác định nhiệm vụ động viên, phân phối
tối ưu các nguồn vốn nhằm bảo đảm tính vững chắc, tính khả thi của ngân sách.
Giai đoạn này bao gồm:
- Lập ngân sách [lập dự toán ngân sách]
Hàng năm vào thời điểm quy định trước khi năm tài chính bắt đầu Thủ
Tướng Chính phủ ra chỉ thị về xây dựng dự toán NSNN trước ngày 15/5. Bộ
Tài chính, Bộ kế họach và đầu tư ra thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung và
hướng dẫn lập dự toán ngân sách cho các ngành, các cấp, thông bá các bộ, cơ
quan trung ương và ủy ban nhân dân các tỉnh hướng dẫn cấp dưới lập dự toán
trước ngày 1/6. Các đơn vị căn cứ vào hướng dẫn của bộ tài chính lập dự toán
ngân sách cho đơn vị mình dựa trên hệ thống luật, định hướng phát triển kinh tế


xã hội của năm kế hoạch và các chính sách, định mức tài chính. Các Bộ và Uỷ
ban Nhân dân các tỉnh, thành tổng hợp dự toán ngân sách ở phạm vi mình quản
lý gởi cho Bộ tài chính gửi dự toán đến Bộ tài chính và Bộ kế hoạch và đầu tư
trước ngày 20/07. Bộ Tài chính tổ chức làm việc với các cơ quan trung ương và
địa phương sẽ xem xét dự toán thu chi của các Bộ và địa phương, tính toán khả
năng thu chi, các giải pháp cân đối ngân sách và tổng hợp thành dự toán ngân
sách của năm tài chính, tổng hợp và lập dự toán NSNN trình Chính phủ. Chính
phủ xem xét, thảo luận, điều chỉnh lại các khoản thu chi nếu thấy cần thiết, trình
các cơ quan Quốc Hội thẩm tra trước ngày 20/9.


- Phê chuẩn ngân sách
Dự toán ngân sách nhà nước trước hết sẽ được uỷ ban kinh tế và ngân
sách của quốc hội nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh và trình Quốc hội. Quốc hội
sẽ thảo luận dự toán ngân sách nhà nước về các nội dung: điều chỉnh tăng giảm
các khoản thu trên cơ sở sửa đổi luật thuế, điều chỉnh tăng giảm các khoản chi
dựa trên các giải pháp bảo đảm cân đối ngân sách ở kì họp Quốc hội cuối năm.
Sau khi thảo luận và thông qua Quốc hội ra nghị quyết phê chuẩn dự toán ngân
sách nhà nước và dự toán ngân sách nhà nước trở thành một đạo luật của nhà
nước mà mọi pháp nhân và thể nhân trong xã hội điều có trách nhiệm thực hiện.
Sau khi dự toán ngân sách nhà nước được Quốc hội phê chuẩn sẽ được
chuyển sang cho nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch nước để công bố và giao cho
Chính phủ thực hiện. Chính phủ giao dự toán ngân sách nhà nước cho các cơ
quan trung ương và địa phương trước ngày 20/11 bằng cách uỷ nhiệm cho Bộ tài
chính giao các chỉ tiêu pháp lệnh về thu và chi ngân sách cho từng Bộ và từng
địa phương để thi hành. Ủy ban nhân dân trình xem xét điều chỉnh dự tóan trên
cơ sở quyết định của Quốc hội sau đó trình Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận,
quyết định ngân sách địa phương. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự
toán NS địa phương và phương án phân bổ NS địa phương trước ngày 10/12.
Hội đồng nhân dân cấp dưới quyết định dự tóan NS và phương án phân bổ NS

cấp mình chậm nhất 10 ngày sau khi được Hội đồng nhân dân trên trực tiếp
quyết định. Ủy ban nhân dân cùng cấp giao dự toán NS cấp mình chậm nhất 5
ngày sau khi HĐND cùng cấp quyết định dự toán NS cấp mình giao dự toán NS
xã và các đơn vị sử dụng NS trước ngày 31/12.
2. Chấp hành ngân sách
Dự toán ngân sách được phê chuẩn và được thực hiện khi năm tài chính
bắt đầu. Nội dung của giai đoạn này là tập trung đầy đủ, kịp thời mọi nguồn thu
vào ngân sách và cấp phát cho các nhiệm vụ chi đã xác định nhằm động viên,
phân phối và sử dụng các nguồn tài chính của xã hội để thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội trong năm tài chính.
Chấp hành ngân sách bao gồm chấp hành thu ngân sách nhà nước và chấp hành
chi ngân sách nhà nước.
- Chấp hành thu ngân sách nhà nước: là quá trình tổ chức và quản lý nguồn thu
của ngân sách nhà nước. Hệ thống tổ chức thu ngân sách hiện nay ở nước ta có
các cơ quan thuế và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu. Các cơ quan này
có trách nhiệm kiểm soát các nguồn thu ngân sách nhà nước, xác định và thông
báo số phải nộp cho các pháp nhân và thể nhân. Cơ quan tài chính, kho bạc nhà


nước phối hợp với ngành thuế và các cơ quan được giao nhiệm vụ thu để tổ chức
thực hiện thu nộp cho ngân sách nhà nước và trích chuyển kịp thời các khoản
thu giữa các cấp ngân sách nhà nước theo qui định.
- Chấp hành chi ngân sách nhà nước: là quá trình tổ chức và quản lý các khoản
chi của ngân sách nhà nước. Tham gia vào chấp hành chi ngân sách gồm có các
đơn vị sử dụng vốn ngân sách. Việc cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước được
thực hiện theo qui định:
* Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, các đơn vị thụ hưởng lập kế hoạch
chi gởi cơ quan tài chính cùng cấp và kho bạc nhà nước nơi giao dịch để được
cấp phát.
* Cơ quan tài chính xem xét kế hoạch chi của đơn vị, căn cứ vào khả năng của

ngân sách để bố trí số chi hàng quý thông báo cho đơn vị thụ hưởng và kho bạc
nhà nước để thực hiện.
3. Quyết toán ngân sách
Nội dung của giai đoạn này là nhằm phản ảnh, đánh giá và kiểm tra lại
quá trình hình thành và chấp hành ngân sách nhà nước. Sau khi kết thúc năm tài
chính, các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải khoá sổ kế toán và lập
quyết toán ngân sách nhà nước theo số thực thu, thực chi theo hướng dẫn của Bộ
tài chính.
Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ tài chính các đơn vị thụ hưởng ngân sách
lập quyết toán thu chi của đơn vị mình gởi cơ quan quản lý cấp trên, số liệu
quyết toán phải được đối chiếu và được kho bạc nhà nước nơi giao dịch xác
nhận. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, xử lý quyết
toán thu chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc, lập quyết toán thu chi ngân
sách thuộc phạm vi mình quản lý gởi cho cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan
tài chính các cấp ở địa phương xét duyệt quyết toán thu chi ngân sách của các cơ
quan cùng cấp, thẩm tra quyết toán ngân sách cấp dưới, tổng hợp lập quyết toán
ngân sách địa phương trình uỷ ban nhân dân cùng cấp để uỷ ban nhân dân cùng
cấp xem xét trình hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và gởi cho Bộ tài
chính.
Bộ tài chính xem xét và tổng hợp quyết toán thu chi ngân sách của các bộ,
ngành ở trung ương, kiểm tra xem xét quyết toán ngân sách của các địa phương,
sau đó tổng hợp và lập tổng quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ để
Chính phủ đệ trình Quốc hội. Quốc hội, HĐND các cấp sau khi nghe báo cáo sẽ


xem xét và phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất 18 tháng
kể từ ngày kết thúc năm ngân sách.




Chủ Đề