Tỏi cô đơn bao nhiêu một ký năm 2024

Đặt hàng tại website: www.toilyson.com.vn để được khuyến mãi & quà tặng

Tỏi cô đơn Lý Sơn là loại tỏi quý ở Việt Nam, nó được trồng trên đất đảo Lý Sơn, vùng đất được hình thành do quá trình hoạt động núi lửa và sự bồi đắp của cát biển, đá san hô biển tạo nên, với sự đặc biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm truyền thống bao đời từ khi khai sinh vùng đất đảo đã làm cho tỏi Lý Sơn có hương vị riêng và đặc biệt

Tỏi cô đơn Lý Sơn để làm thuốc, ăn sống, gia vị,...

Tỏi cô đơn được trồng tại Đảo Lý Sơn hay còn gọi là "tỏi một" [gọi theo địa phường], có nơi gọi là tỏi mồ côi. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển loại Tỏi này không giống như các loại tỏi thường [một củ có rất nhiều tép] mà mỗi củ Tỏi này chỉ có duy nhất một tép, vì tất cả chất dinh dưỡng của cây Tỏi chỉ tập trung vào một tép một cách tự nhiên, mà những người dân trồng tỏi cũng không thể tác động vào cây Tỏi để cho ra loại Tỏi cô đơn này được, trong một ruộng [rẫy] Tỏi khi hoạch thì có rất ít loại Tỏi cô đơn này nên người dân rất quý loại tỏi này bởi lẽ loại tỏi này có công dụng rất đặc biệt so với loại tỏi thường ngoài việc dùng để ăn Tỏi cô đơn còn dùng ngâm rượu để trong nhà làm thuốc gia truyền chữa và phòng ngừa được các bện như: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh, tư âm bổ thận, trị cảm cúm - dịch bệnh, đâu lưng nhức mỏi, đổ mồ hôi tay/chân, cao huyết áp, giảm mỡ máu, bộ tiêu hóa yếu ăn khó tiêu, dạ dày, sốt, viêm xoang,… Ngoài ra theo truyền thống người dân Lý Sơn để tỏi trong nhà hoặc mang theo bên người có thể trừ tà ma và bùa ngãi.

Tỏi “cô đơn”, hay tỏi một tép, hay tỏi “mồ côi” ở Lý Sơn được hình thành từ sự khuyết tật trong quá trình sinh trưởng. Thay vì “đẻ” ra nhiều tép tỏi để tạo thành loại tỏi bình thường, cây tỏi này “không đẻ” mà chỉ phát triển đúng một tép tỏi duy nhất.

Ở Lý Sơn Tỏi cô đơn còn có tên gọi khác là tỏi mồ côi hay tỏi 1 tép, vui bạn có thể gọi là "tỏi FA..." Nghe cái tên có vẻ lạ lạ vui vui nhưng sự thật đằng sau cái tên ấy thì không vui chút nào, những năm mà tỏi cô đơn càng nhiều thì đồng nghĩa với năm đó năng xuất tỏi của người dân Lý Sơn càng thấp. Năm bình thường cứ 500m2 đất, nông dân Lý Sơn thu hoạch được 300kg đến 400kg tỏi tươi và gần như không có hoặc chỉ có 1kg đến 2kg tỏi cô đơn. Năm mất mùa, thu hoạch tỏi tươi chỉ đạt 100kg đến 200kg trên diện tích 500m2 và số lượng tỏi cô đơn tăng lên từ 3kg – 5kg. Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho giá tỏi cô đơn tại đảo Lý Sơn tăng lên rất cao từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng 1kg. Giá tỏi cô đơn thì có cao thật nhưng cũng không thể đủ bù đắp cho sản lượng tỏi thường mất đi vì sự xuất hiện của tỏi cô đơn.

Tỏi cô đơn Lý Sơn dùng làm thuốc, ngâm mật ông, ăn sống,...

Chính vì lẽ đó, số lượng tỏi “cô đơn” càng nhiều trên một sào tỏi là người nông dân càng rầu rĩ bởi điều này đồng nghĩa với mất mùa, hay thất mùa.

Cũng theo nông dân Lý Sơn, trên một sào trồng tỏi, chỉ thu hoạch được tối đa vài ba ký tỏi “cô đơn”, nếu có. Và khi có tỏi “cô đơn” thì sản lượng tỏi bình thường sụt giàm thê thảm.

Nói cách khác, tỏi “cô đơn” chỉ là “giải an ủi”, “giải khuyến khích” mà ít nông dân nào muốn nhận khi dốc sức trồng tỏi.

Màu sắc tỏi “cô đơn” ở Lý Sơn không hề khác so với tỏi bình thường ở xứ đảo này, chỉ khác về hình dáng một chút: chỉ một tép duy nhất hình tròn cỡ đầu ngón tay cái.

Cũng như heo mẹ nuôi bầy heo 5 con và heo mẹ khác nuôi chỉ 1 con duy nhất, tỏi “cô đơn” hấp thụ toàn bộ dưỡng chất phát triển củ từ cây tỏi mẹ, nên thơm ngon hơn tỏi bình thường là điều dễ hình dung.

Tỏi cô đơn Lý Sơn túi lưới/1kg

Cách phân biệt Tỏi cô đơn Lý Sơn Chính Gốc

Người tiêu dùng có thể phân biệt tỏi cô đơn Lý Sơn chính gốc như sau:

Vỏ tỏi Lý Sơn phải màu trắng, nhiều tép vẫn còn mang màu vàng cam của đất Lý Sơn.

- Củ tỏi không to hơn đầu ngón tay cái. Dáng tỏi bầu đều, không quá tròn, cũng không quá dài.

- Bóc vỏ, bên trong có 1 tép.

- Giá không rẻ hơn 1 triệu/kg

Tỏi “dỏm”, tức không phải tỏi một tép của Lý Sơn, hiện vẫn đang được bán tràn lan trên thị trường. Tuy nhiên, người bán không pha lẫn hay nói dóc, mà nói rõ tỏi “cô đơn” từ Đà Lạt, Lào Cai, Phú Yên, Sơn La,… Giá cả của loại tỏi một tép này cũng “loạn cào cào”, từ 100.000đ/kg đến 800.000đ/kg, cỡ giá nào cũng có. Các loại tỏi cô đơn có giá 100.000đ/kg đến 200.000đ/kg có xuất xứ từ Trung Quốc.

Công dụng của tỏi Lý Sơn.

- Phòng Bệnh ung thư, tăng cường miễn dịch

- Thấp khớp: sưng khớp,vôi hóa các khớp,mỏi xương cốt

- Tim mạch: huyết áp thấp, cao, hở van tim, ngoại tâm thu và giải độc

- Phế quản: viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản

- Tiêu hóa: ăn khó tiêu ,ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày.

- Giảm nhăn. ích thọ, làm chậm sự lão hóa

- Làm mất ngủ, trị huyết áp cao và điều hoà huyết áp

- Giảm mỡ máu, chữa viêm xoang

- Chữa cảm cúm, ói mửa, trĩ nội, trĩ ngoại và đái tháo đường

- Tráng dương bổ thận

Những cách dùng tỏi cô đơn Lý Sơn

Tỏi cô đơn ngâm rượu: Lấy 250g tỏi bóc vỏ, rồi đem ngâm với 500ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30ml. Hoặc có thể chế theo cách khác: Dùng tỏi lý sơn ngâm rượu, dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml để trong nhà dùng thường xuyên rất tốt cho sức khỏe.

Tỏi tươi [ăn sống]

Là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Nhấm sống tỏi rất có lợi vì các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ bị tiêu diệt. Nói chung mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi là đủ, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Ăn nhiều quá cũng không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích trực tiếp và chất axilin có trong tỏi có thể gây chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay có mùi hôi nên người ta thường chế biến thành các dạng dùng khác.

Tỏi ngâm

Có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: Lấy 50g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt. Tỏi ngâm đường: Lấy 50g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.

Trà tỏi

Công thức 1: Tỏi cô đơn lý sơn 15g, sơn tra 30g, thảo quyết minh 10g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hạ mỡ máu, chống béo phì, tiêu thực tích.

Công thức 2: Tỏi cô đơn lý sơn 10g, kim ngân hoa 6g, trà xanh 3g, cam thảo 2g. Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với kim ngân hoa, trà xanh và cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp.

Các món ăn, bài thuốc từ tỏi

Bài 1: Tỏi cô đơn lý sơn 30g, chim bồ câu 1 con. Chim bồ câu làm thịt, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch cho vào bát cùng với tỏi đã bóc vỏ, cho đủ gia vị, chế thêm một chút rượu vang và nước trắng rồi đem hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết, ích tủy sinh tinh.

Bài 2: Tỏi cô đơn lý sơn 50g, thịt dê nạc 250g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị, tỏi bóc vỏ đập giập. Cho dầu thực vật vào chảo đun cho nóng già, bỏ thịt dê vào xào chín tái, bỏ tỏi và các gia vị vừa đủ đun thêm một lát là được, ăn nóng. Công dụng: Ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh.

Bài 3: Tỏi cô đơn lý sơn 30g, thịt yếm ba ba 250g. Thịt yếm ba ba rửa sạch, cắt thành miếng bỏ vào đun sôi vài lần, vớt ra rồi đem rán qua, tỏi bóc bỏ vỏ, cho vào chảo rán qua cho có màu vàng non, tiếp đó cho thịt ba ba vào xào, chế thêm các gia vị như gừng, hành, muối, đường, một chút rượu và nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ ninh trong 30 phút là được. Công dụng: Tư âm bổ thận.

Bài 4: Tỏi cô đơn lý sơn 100g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3g. Dạ dày lợn rửa sạch, cho sa nhân và tỏi đã bóc vỏ vào trong, lấy chỉ khâu lại, cho vào nồi, chế thêm rượu, muối và nước lượng vừa đủ rồi hầm cho đến khi chín nhừ là được, ăn nóng. Công dụng: Bổ hư nhược, kiện tỳ vị. [ThS. Hoàng Khánh Toàn/SK&ĐS]

Bảo quản tỏi cô đơn Lý Sơn đúng cách

Khi mua về bạn bảo quản tỏi cô đơn Lý Sơn ở nơi khô ráo, thoáng mát không để tỏi bị ẩm ướt. Chọn chỗ thoáng khí và đảm bảo sự lưu thông không khí để vi khuẩn không có cơ hội tấn công và làm hỏng tỏi, tránh chỗ ẩm ướt để tỏi không bị nảy mầm. Ở các miền quê, nơi còn dùng bếp đun củi để nấu ăn, người ta hay bảo quản bằng cách treo tỏi lên trên khói bếp, cách này thực sự hiệu quả.

Với phương châm website: www.toilyson.com.vn,

Tỏi Lý Sơn - Sức khỏe cho mọi nhà & Đặt tỏi online, giao tỏi tận nơi

Tỏi cô đơn Lý Sơn

Quý khách hãy cẩn trọng để chọn mua đúng sản phẩm mình cần!!!

Tư vấn & đặt hàng

Hotline: 0974.920.209

Tỏi cô đơn Lý Sơn giao hàng toàn quốc, giao tận nhà thông qua dịch vụ giao hàng Bưu điện tại các tỉnh: tỏi Lý Sơn tại An Giang, tỏi Lý Sơn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, tỏi Lý Sơn tại Bắc Giang, tỏi Lý Sơn tại Bắc Kạn, tỏi Lý Sơn tại Bạc Liêu, tỏi Lý Sơn tại Bắc Ninh, tỏi Lý Sơn tại Bến Tre, tỏi Lý Sơn tại Bình Định, tỏi Lý Sơn tại Bình Dương, tỏi Lý Sơn tại Bình Phước, tỏi Lý Sơn tại Bình Thuận, tỏi Lý Sơn tại Cà Mau, tỏi Lý Sơn tại Cao Bằng, tỏi Lý Sơn tại Đắk Lắk, tỏi Lý Sơn tại Đắk Nông, tỏi Lý Sơn tại Điện Biên, tỏi Lý Sơn tại Đồng Nai, tỏi Lý Sơn tại Đồng Tháp, tỏi Lý Sơn tại Gia Lai, tỏi Lý Sơn tại Hà Giang, tỏi Lý Sơn tại Hà Nam, tỏi Lý Sơn tại Hà Tĩnh, tỏi Lý Sơn tại Hải Dương, tỏi Lý Sơn tại Hậu Giang, tỏi Lý Sơn tại Hòa Bình, tỏi Lý Sơn tại Hưng Yên, tỏi Lý Sơn tại Khánh Hòa, tỏi Lý Sơn tại Kiên Giang, tỏi Lý Sơn tại Kon Tum, tỏi Lý Sơn tại Lai Châu, tỏi Lý Sơn tại Lâm Đồng, tỏi Lý Sơn tại Lạng Sơn, tỏi Lý Sơn tại Lào Cai, tỏi Lý Sơn tại Long An, tỏi Lý Sơn tại Nam Định, tỏi Lý Sơn tại Nghệ An, tỏi Lý Sơn tại Ninh Bình, tỏi Lý Sơn tại Ninh Thuận, tỏi Lý Sơn tại Phú Thọ, tỏi Lý Sơn tại Quảng Bình, tỏi Lý Sơn tại Quảng Nam, tỏi Lý Sơn tại Quảng Ngãi, tỏi Lý Sơn tại Quảng Ninh, tỏi Lý Sơn tại Quảng Trị, tỏi Lý Sơn tại Sóc Trăng, tỏi Lý Sơn tại Sơn La, tỏi Lý Sơn tại Tây Ninh, tỏi Lý Sơn tại Thái Bình, tỏi Lý Sơn tại Thái Nguyên, tỏi Lý Sơn tại Thanh Hóa, tỏi Lý Sơn tại Thừa Thiên Huế, tỏi Lý Sơn tại Tiền Giang, tỏi Lý Sơn tại Trà Vinh, tỏi Lý Sơn tại Tuyên Quang, tỏi Lý Sơn tại Vĩnh Long, tỏi Lý Sơn tại Vĩnh Phúc, tỏi Lý Sơn tại Yên Bái, tỏi Lý Sơn tại Phú Yên, tỏi Lý Sơn tại Cần Thơ, tỏi Lý Sơn tại Đà Nẵng, tỏi Lý Sơn tại Hải Phòng, tỏi Lý Sơn tại Hà Nội.

Tỏi cô đơn Lý Sơn giá bao nhiêu 1kg?

1 bịch lưới tỏi cô đơn Lý Sơn như trên có trọng lượng là 1kg được mình bán với giá là 1,4 triệu.

Tỏi đen có đơn giá bao nhiêu 1kg?

Hiện nay, giá trung bình của 1kg tỏi đen cô đơn giao động từ 1,2 triệu đồng đến 1,6 triệu đồng. Tùy từng nguồn gốc xuất sứ của tỏi đen cô đơn mà sẽ có giá khác nhau. Trong đó, nổi tiếng và đắt nhất vẫn là tỏi đen cô đơn Lý Sơn.

Tỏi mồ côi bao nhiêu 1 kg?

Tỏi mồ côi có giá không hề rẻ, thông thường là 700.000 đồng - 1,2 triệu đồng/kg.

Tỏi một Lý Sơn giá bao nhiêu?

STT TÊN SẢN PHẨM GIÁ BÁN
1 TỎI CÔ ĐƠN 1.200.000
2 TỎI THƯỜNG 190.000
3 TỎI ĐEN CÔ ĐƠN 2.200.000
4 TỎI ĐEN NHIỀU NHÁNH 1.500.000

Tỏi Lý sơn-Huyện Lý Sơn-toi ly son-huyen ly sonocop.quangngai.gov.vn › s12-toi-li-sonnull

Chủ Đề