Tổng cục thể dục thể thao hà nội

Theo văn bản của Bộ Nội vụ gửi Bộ VH-TT&DL, Tổng cục Thể dục thể thao [TDTT] sẽ được tổ chức lại thành một cục thuộc bộ nhằm đảm bảo tinh gọn, giảm cấp trung gian theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ.

Bộ VH-TT&DL hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp thẩm định trước ngày 20/8. Dự thảo cũng được trình Chính phủ trước ngày 31/8.

Trao đổi với Tiền Phong, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lê Thị Hoàng Yến cho biết, Tổng cục tới đây sẽ trình đề án cơ cấu thành Cục Thể dục thể thao theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Nội vụ. Trước đó, nhiều ý kiến trong giới đã bày tỏ lo lắng khi bị “hạ cấp”, Tổng cục TDTT sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý, phát triển hoạt động thể dục thể thao.

Theo quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ được quy định trước đây thì Tổng cục Thể dục thể thao là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thể dục, thể thao trên cả nước cũng như quản lý, tổ chức thực hiện các dịch vụ công về thể dục thể thao theo đúng quy định của pháp luật.

Là đơn vị quản lý chuyên biệt về lĩnh vực thể thao, hiện Tổng cục Thể dục - Thể thao có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại Thành phố Hà Nội [số 36 Trần Phú, Quận Ba Đình].

Dù có công lớn trong việc tổ chức thành công SEA Games 31 nhưng trong tương lai Tổng cục TDTT có thể sẽ chỉ còn là Cục TDTT - Ảnh: NAM TRẦN

Bộ VH-TT&DL đang xây dựng dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ. Theo đó, Tổng cục Thể dục thể thao [TDTT] và Tổng cục Du lịch nhiều khả năng sẽ chuyển xuống thành cục.

Giảm cấp trung gian

Ngày 2-7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã có văn bản gửi Bộ VH-TT&DL liên quan đến việc hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự thảo nghị định chức năng, quyền hạn của bộ này.

Công văn của Bộ Nội vụ cho biết: "Ngày 28-6-2022, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - trưởng Ban chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo về việc rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng nghị định quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Trên cơ sở ý kiến của các thành viên Ban chỉ đạo và ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp, Bộ Nội vụ đề nghị Bộ VH-TT&DL tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện phương án kiện toàn cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch, Tổng cục TDTT theo hướng giảm cấp trung gian [không duy trì mô hình tổng cục]. Hồ sơ dự thảo của Bộ VH-TT&DL gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 10-7-2022 để tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo cho ý kiến trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định".

Ngày 5-7, ông Hoàng Đạo Cương - thứ trưởng Bộ VH-TT&DL - đã có văn bản gửi Tổng cục Du lịch và Tổng cục TDTT yêu cầu khẩn trương xây dựng phương án và hoàn thiện hồ sơ tổ chức lại đơn vị mình theo công văn của Bộ Nội vụ.

Những ngày qua, Tổng cục TDTT và Bộ VH-TT&DL đã có nhiều cuộc họp, lấy ý kiến về việc thay đổi mô hình quản lý của Tổng cục TDTT.

Cán bộ, lãnh đạo Tổng cục TDTT vô cùng tâm tư khi Tổng cục TDTT có thể sẽ không còn được duy trì mà thay vào đó chỉ còn Cục Thể dục thể thao. Nhiều vấn đề khó khăn, phát sinh trong quá trình hạ cấp cơ quan quản lý cũng sẽ xuất hiện nếu việc này xảy ra.

Lịch sử thăng trầm của Tổng cục TDTT

Trong cuốn "Sơ thảo lịch sử TDTT Việt Nam" do Bộ VH-TT&DL chỉ đạo biên soạn và xuất bản, ngày 30-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ liên hiệp lâm thời ký sắc lệnh số 14 thiết lập tại Bộ Thanh niên một nha thể dục trung ương. Sắc lệnh số 14 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập cơ quan quản lý nhà nước về TDTT, khai sinh nền TDTT của chế độ mới.

Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Tổng cục TDTT từ cơ quan quản lý nhà nước trên miền Bắc trở thành cơ quan lãnh đạo TDTT trên toàn quốc.

Từ tháng 3-1990 đến tháng 10-1992, Cục TDTT lại đưa về là một trong các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch. Tổng cục TDTT được thành lập lại trong giai đoạn từ tháng 10-1992 đến tháng 9-1997.

Trong giai đoạn từ tháng 9-1997 đến tháng 8-2007, Tổng cục TDTT đã chuyển thành Ủy ban TDTT [cơ quan ngang bộ]. Từ tháng 8-2007, Ủy ban TDTT được sáp nhập vào bộ và sau đó thành Tổng cục TDTT trực thuộc Bộ VH-TT&DL từ tháng 3-2008 đến nay.

Sẽ có Cục TDTT thành tích cao và Cục thể thao cho mọi người?

Điểm qua lịch sử của ngành thể thao từ năm 1945 đến nay để thấy việc thay đổi mô hình quản lý thể thao ở cơ quan trung ương diễn ra thường xuyên và liên tục.

Dù vậy, trong bối cảnh thể thao ngày càng phát triển, nhu cầu chơi thể thao của quần chúng nhân dân ngày càng tăng nhằm tăng cường thể chất, tầm vóc người Việt.

Mặt khác, khi thể thao thành tích cao ngày càng hướng đến những mục tiêu cao hơn ở đấu trường châu lục và thế giới [Asiad, Olympic], việc Tổng cục TDTT có thể được đưa xuống thành Cục TDTT khiến nhiều người băn khoăn.

Trong các văn bản kiến nghị gửi Bộ VH-TT&DL từ năm 2019 đến nay, Tổng cục TDTT từng nhiều lần khẳng định việc duy trì mô hình Tổng cục TDTT như hiện nay là rất phù hợp với sự phát triển của thể thao Việt Nam, hội nhập quốc tế.

Trong một văn bản báo cáo bộ, lãnh đạo Tổng cục TDTT cho biết: "Việc tiếp tục duy trì mô hình Tổng cục TDTT sẽ giúp bộ thực hiện quản lý nhà nước và điều phối, tổ chức hoạt động TDTT trên toàn quốc hết sức phù hợp trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới. Nó cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình hội nhập quốc tế của TDTT.

Nếu vị trí pháp lý của Tổng cục TDTT ở cấp độ thấp hơn sẽ không phát huy được thế mạnh này, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động TDTT ngày càng đa dạng, đòi hỏi cần tăng cường quản lý nhà nước, đổi mới phương thức hoạt động...".

Theo dự thảo đề án tổ chức lại Tổng cục TDTT trình Bộ VH-TT&DL, Tổng cục TDTT xây dựng 2 phương án, trong đó có mô hình Tổng cục TDTT sẽ biến thành Cục TDTT.

Phương án còn lại, Tổng cục TDTT sẽ chuyển thành hai cục là: Cục quản lý thể thao thành tích cao, Cục quản lý TDTT cho mọi người.

Tổng cục TDTT hiện có gì?

Tổng cục TDTT hiện có 7 đơn vị hành chính và 11 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Trong đó có 613 biên chế công chức, viên chức.

Tổng cục TDTT có trụ sở tại 36 Trần Phú, Hà Nội trên diện tích đất 5.265m2, với 7 khối nhà. Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục TDTT có trụ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ đang quản lý và sử dụng 1,7 triệu m2 đất phục vụ sự nghiệp TDTT.

Năm 2022, dự toán kinh phí ngân sách chi cho Tổng cục TDTT là 893 tỉ đồng.

Đơn vị của thể thao:Phải do Tổng cục TDTT quản lý

KHƯƠNG XUÂN

Trong các ngày 7 và 8.7, tập thể lãnh đạo Tổng cục Thể dục - Thể thao họp với thủ trưởng các vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thể dục - Thể thao về việc triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về phương án kiện toàn cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thể dục - Thể thao. Lãnh đạo Tổng cục Thể dục - Thể thao cũng có báo cáo với Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương về mô hình của Tổng cục Thể dục - Thể thao.

Qua tìm hiểu và trao đổi, đại diện của Tổng cục Thể dục - Thể thao bày tỏ, ở cuộc làm việc nội bộ với các đơn vị của cơ quan, đa số các ý kiến bày tỏ mong muốn Tổng cục Thể dục - Thể thao vẫn được đảm bảo cơ cấu tổ chức và giữ mô hình bởi thể thao là một ngành đặc thù. Mặc dù vậy, các ý kiến mang tính chất đề đạt và ghi nhận rồi gửi tới Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Tại văn bản số 3033/BNV-TCBC về việc hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch [ngày 2.7.2022] được Bộ Nội vụ gửi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện phương án kiện toàn cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thể dục - Thể thao và Tổng cục Du lịch theo hướng giảm cấp trung gian [không duy trì mô hình tổng cục] và Bộ Nội vụ đưa thời hạn “Hồ sơ dự thảo Nghị định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 10.7.2022 để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho ý kiến trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định”.

Nghĩa là, mô hình Tổng cục Thể dục - Thể thao tới đây ra sao đã nằm trong báo cáo gửi Bộ Nội vụ đúng thời hạn để trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Trước đó trong tháng tư, Ban Chỉ đạo Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã có văn bản số 49/TB-BCĐĐMSXTCBM [ngày 26.4.2022] thông báo Kết luận của Ban Chỉ đạo Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho biết, công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của các bộ, ngành đã được Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

“Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành đã chủ động đánh giá và xây dựng phương án sắp xếp tổ chức bộ máy thuộc phạm vi quản lý, cơ bản đáp ứng các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc sắp xếp và tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định của Chính phủ, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực” - thông báo của Kết luận chỉ ra.

Một số điểm được Kết luận đưa ra: Để tiếp tục hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gắn với sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành, Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành thực hiện một số nội dung gồm: Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Yêu cầu rà soát, hoàn thiện bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và phân công của Chính phủ; phải bảo đảm không được chồng chéo, trùng lặp, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.

Về cơ cấu tổ chức: Việc sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức phải bám sát và thực hiện nghiêm các tiêu chí thành lập tổ chức do Chính phủ quy định; Không tổ chức các vụ, cục phía Nam; Sáp nhập Vụ Thi đua, khen thưởng vào Vụ Tổ chức cán bộ; Rà soát cơ bản không tổ chức phòng trong Vụ, trường hợp cần thành lập phải đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định của Chính phủ; Các đơn vị sự nghiệp công lập phải sắp xếp theo nguyên tắc, chủ trương của Nghị quyết số 19-NQ/TW; Rà soát, báo cáo rõ về các tổ chức được quy định trong các luật chuyên ngành để có phương án sắp xếp, tổ chức lại cho phù hợp.

Trong đó, Bộ Nội vụ là cơ quan được giao nhiệm vụ đôn đốc, tổng hợp kết quả rà soát, hoàn thiện dự thảo nghị định của các bộ, ngành, nếu còn có nội dung chưa thống nhất thì báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì để xem xét. Ngoài ra, Bộ Tư pháp là cơ quan được giao nhiệm vụ rà soát kỹ các căn cứ pháp lý, trình tự, thủ tục và nội dung các dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, ngành, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, sự đồng bộ, thống nhất với các quy định của pháp luật chuyên ngành và phân công của Chính phủ.

Theo quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ được quy định thì Tổng cục Thể dục - Thể thao là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thể dục, thể thao trên cả nước cũng như quản lý, tổ chức thực hiện các dịch vụ công về thể dục thể thao theo đúng quy định của pháp luật. Là đơn vị quản lý chuyên biệt về lĩnh vực thể thao, hiện Tổng cục Thể dục - Thể thao có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại Thành phố Hà Nội [số 36 Trần Phú, Quận Ba Đình].

Theo các chuyên gia thể thao và những nhà quản lý từng làm việc tại Tổng cục Thể dục - Thể thao vì các ý kiến của ngành đã thảo luận và đề xuất tới Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về cơ cấu mô hình hoạt động nhưng tất cả vẫn phải chờ quyết định cuối cùng ở các cấp quản lý cao nhất.

Video liên quan

Chủ Đề