Tổng hợp các lỗi máy in qua mạng lan năm 2024

Đôi khi việc bạn cài đặt máy in qua mạng gặp phải một số lỗi phát sinh. Nó làm chậm công việc hiện tại của bạn. Các lỗi khi cài đặt máy in thường được hiển thị dưới dạng mã lỗi. Đọc mã lỗi và tìm cách khacwcs phục nó không phải là việc dễ dàng. Kể từ hôm nay, mình sẽ tổng hợp tất cả các mã lỗi thường gặp trong quá trình cài đặt máy in. Tập hợp thành một Series bài viết về Fix các lỗi cài đặt máy in. Ở bài này, mình tổng hợp cách fix lỗi 0x0000011b khi cài đặt máy in qua mạng.

Fix lỗi 0x0000011b khi cài máy in qua mạng bằng các thêm một Windows Credential

Mở Credential Manager bằng cách:

  • Start \> Gõ Credential Manager
  • Control Panel \> Credential Manager

Cửa sổ Credential Manager hiện ra, nhấn chọn Windows Credentials.

Tiếp theo nhấn chọn Add a Windows credential để thêm 1 Windows Credential.

Cửa sổ Add a Windows Credential hiện ra như hình dưới:

Bạn điền các thông tin theo mẫu sau:

  • Internet or network address: Nhập vào địa chỉ IP hoặc tên máy chủ cài máy in.
  • User name: Bạn điền Guest hoặc tài khoản trên máy chủ cài đặt máy in mà bạn có [Ví dụ administrator].
  • Password: Điền password của user name ở trên. [Nếu tài khoản không có mật khẩu thì để trống].

Điền xong, bạn nhấn OK.

Sau khi hoàn thành, bạn tiến hành cài đặt máy in theo địa chỉ bạn điền ở ô Internet or Network address [Nếu điền IP thì cài máy in qua mạng theo IP, nếu điền tên máy thì cài máy in theo tên máy].

Nội dung chia sẻ để phục vụ công việc, hướng dẫn đồng nghiệp và đối tác. Nếu bạn thấy nó không còn phù hợp [đã lỗi thời], hãy dành chút thời gian gửi thông tin cho tôi để tôi cập nhật lại. Xin cảm ơn!

Không có hoặc quên đặt khay đảo mặt. Khay này nằm ở gầm máy bên trên khay giấy A4, có thể do quên không lắp hoặc bị gãy

1.2. Máy in kẹt giấy

Bị kẹt giấy khi in là lỗi thường gặp trên máy in. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị kẹt giấy sẽ ảnh hưởng đến máy in, gây ra lỗi máy in bị treo. Và nếu không cẩn thận khi lấy giấy ra, bạn có thể sẽ làm cho máy bị hỏng một vài bộ phận. Trường hợp xấu hơn là bị vệt trắng khi tiến hành in hoặc là lỗi in nhòe mực, đen viền ngoài ý muốn.

1.3. Máy in không in được nhiều trang

Nguyên nhân chính của việc máy in không in được nhiều trang là do sai khổ giấy. Khổ giấy mà bạn đang sử dụng để soạn thảo văn bản trên máy tính không tương thích với loại giấy được thiết lập bên trong máy in. Người dùng thường gặp phải vấn đề này khi dùng khổ giấy A5. Tuy nhiên, một số trường hợp khi in các khổ A4 vẫn có thể bị gặp lỗi này.

Nguyên nhân khác khiến máy in không in được nhiều trang là do: sử dụng chương trình điều khiển máy bị lỗi hoặc lệnh “Detect Paper Size when 1-sided print is set” bị tắt.

Tình trạng máy in không in được nhiều trang gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng và làm gia tăng chi phí một cách đáng kể.

1.4. Máy in không set default được

Lỗi này thường xảy ra trong lúc cài đặt máy in liên quan đến các khóa registry. Các khóa đăng ký ưu tiên trình điều khiển máy in trước đó được sử dụng làm trình điều khiển mặc định và chặn không cho bạn đặt trình điều khiển hiện tại làm mặc định. Đây là một lỗi thường xuất hiện trong các hệ điều hành Windows 7, 8 và 10.

1.5. Máy in không in được qua mạng LAN

Máy in không in được qua mạng LAN có thể do bạn chưa chia sẻ máy in, bị lỗi địa chỉ IP hoặc có thể là lỗi driver.

2. Hướng dẫn cách khắc phục lỗi máy in không in được

Sau đây, ATALINK sẽ hướng dẫn cách khắc phục lỗi máy in không in được do các nguyên nhân nói trên.

Khắc phục lỗi máy in không in được

2.1. Khắc phục lỗi máy in không in được 2 mặt

Cách 1:

Vào phần cài đặt máy in để hiệu chỉnh chế độ in hai mặt bằng cách sau:

  • Vào “Control Panel” -> chọn “Devices and Printer” -> Chọn “Printing Preferences”
  • Chọn vào mục “Finishing” -> Trong mục “Print Style”, chọn vào “2-Sided Printing”

Cách 2: Lắp lại bánh răng đảo mặt

Chỉ cần lắp bánh răng đảo mặt sao cho đúng vị trí thì máy sẽ hoạt động bình thường. Chú ý trên thanh sắt để gắn bánh răng vào có hình mũi tên. Lắp bánh răng màu trắng và màu đen sao cho chiều thuận các răng cưa của bánh trùng với chiều của mũi tên, định hướng ngược chiều nhau.

Cách 3:

  • Truy cập vào “Control Panel” -> chọn “Devices and Printers”. Hoặc nếu dùng Win 7, bạn có thể nhìn thấy ngay “Devices and Printers” khi click vào “Start”
  • Nhấn chuột phải chọn vào hình máy in cần chỉnh rồi chọn “Printer Properties”
  • Khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại, lúc này bạn chọn thẻ “Device Settings”. Tiếp theo, kéo xuống tìm đến phần “Duplex Unit”, nếu hiển thị “Not installed” -> chọn lại “Install” rồi đợi máy tự động cài đặt
  • Quay lại mục “Devices and Printers” -> click chuột phải vào hình máy in và chọn “Printing Preferences”
  • Khi xuất hiện hộp thoại -> chọn thẻ “Finishing” rồi tích chọn ô “Print on both sides”
  • Cuối cùng bạn tiến hành in thử. Nếu không được thì bạn hãy tháo cài đặt driver máy in rồi lên trang chủ của hãng máy đó tải bản driver chuẩn về. Bạn tiến hành tháo cài đặt driver bằng cách nhấp chuột phải vào hình máy in trong phần “Devices and Printers”, sau đó chọn “Remove device”.

Cách 4: Lắp khay đảo mặt đúng vị trí nằm ở gầm máy bên trên khay giấy A4.

2.2. Khắc phục lỗi máy in kẹt giấy

Để có thể sửa in kẹt giấy không in được bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Đầu tiên bạn cần tắt nguồn máy in để đảm bảo không có điện khi tháo máy in ra
  • Tiến hành lấy tất cả giấy bị kẹt trong máy ra theo đúng cách để không xảy ra trường hợp gây hỏng các thiết bị bên trong cũng như các thành phần của hộp mực
  • Sau khi lấy giấy bị kẹt ra, bạn chú ý vệ sinh sạch sẽ các thiết bị rồi lắp hộp mực vào lại và tạm thời chưa khởi động lại máy in để tiến hành sửa lỗi không in được
  • Để có thể khắc phục triệt để lỗi máy in không in được, bạn phải khởi động lại tiến trình in trên máy tính. Cũng như xóa bỏ toàn bộ các lệnh in lúc trước, tránh bị trùng lệnh in gây ra lãng phí giấy.
  • Trên màn hình desktop bạn nhấn tổ hợp phím “Windows + R” để mở lệnh “Run” sau đó gõ “Services.msc” và nhấn OK
  • Trong mục “Services” bạn click chuột chọn tiến trình có tên là “Print Spooler”. Đây là bước thực hiện cho phép bạn khởi chạy máy in trên máy tính. Sau đó nhấp chuột phải vào, và chọn “restart” để khởi động lại.
  • Đợi một vài giây sau khi tiến trình chạy, bạn có thể thử bật máy in, in lại để xem lỗi máy in bị treo đã được khắc phục hay chưa. Sau khi máy in được bật lên và có thể in lại được như bình thường, điều đó chứng minh là lỗi máy in bị treo đã được xử lý đúng cách và thành công.

2.3. Khắc phục lỗi máy in không in được nhiều trang

Đối với hệ điều hành Win 7 và hệ điều hành Win 8

  • Đầu tiên, bạn vào “Start” -> nhấp chọn “Devices and Printer”. Khi đó sẽ có biểu tượng của máy in được hiện lên. Nếu bạn đang kết nối với nhiều máy in cùng nhau thì bạn cần xem kỹ tên máy để tránh nhầm lẫn.
  • Tiếp đến, nhấp chuột phải vào biểu tượng của máy in bị lỗi -> chọn lệnh “Print Properties”. Một hộp thoại mới sẽ được hiện lên, bạn sẽ nhìn thấy dòng lệnh “Preferences” ở bên dưới -> nhấp chọn dòng lệnh này.
  • Khi cửa sổ được hiện ra gồm nhiều tab khác nhau, bạn nhấp chuột chọn tab “Finishing”. Màn hình chuyển tab hiện ra nhiều thẻ nhỏ -> chọn thẻ “Advanced Settings” ở cuối bảng để tiến hành sửa lỗi.
  • Sau đó, sẽ có một hộp thoại mới hiện lên gồm rất nhiều dòng lệnh và hiển thị với các chế độ “On” và “Off”. Trường hợp này có thể dòng lệnh cho phép in 2 mặt của máy in đã bị tắt nên dẫn đến máy không thể in ấn, chỉ có thể in được 1 trang mà thôi. Kéo xuống cho đến khi gặp dòng lệnh “Detect Paper Size when 1-sided print is set”.
  • Nếu bạn nhìn thấy chế độ “Off” cho lệnh này thì hãy click chọn chuyển sang chế độ “On” để thực hiện in ấn theo yêu cầu của bạn. Bước cuối cùng click chọn OK để lưu lại cài đặt này là quy trình thực hiện đã hoàn tất.

Đối với hệ điều hành Win XP

  • Hệ điều hành Win XP sẽ khác so với Win 7 và 8, cách sửa lỗi máy in chỉ in được 1 mặt ở hệ điều hành này sẽ khác đôi chút ở những bước đầu tiên.
  • Chọn vào “Start” và chọn mục “Settings”. Lúc này bạn có thể tìm thấy mục “Printer and Faxes”, đây là dòng lệnh giúp bạn bắt đầu cài đặt mới khi sử dụng máy in. Sau đó, thực hiện tương tự cách sửa lỗi ở win 7 và 8 là quy trình sửa chữa sẽ hoàn tất.

ATALINK hi vọng cách khắc phục lỗi trên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của bạn trong quá trình sử dụng máy in và mang đến kết quả cao hơn trong công việc.

2.4. Khắc phục lỗi máy in không set default được

Cách 1: Sử dụng “Devices and Printers”

  • Trước tiên bạn truy cập vào “Control Panel” bằng cách nhấn tổ hợp phím “Windows + S”, sau đó bạn gõ tìm kiếm cụm từ “Control Panel”.
  • Chọn vào kết quả tìm kiếm lúc này bạn sẽ thấy cửa sổ “Control Panel” trong mục “Hardware and Sound” -> chọn “Devices and Printers”.
  • Trên cửa sổ máy in bạn xác định chính xác máy in cần đặt mặc định -> sau đó click chuột phải và chọn “See what’s printing”.
  • Cửa sổ mới xuất hiện, chọn tab Printer, trong menu xổ xuống chọn “Run as administrator”. Cuối cùng chọn “Set as Default Printer”.
  • Lưu ý: Nếu bạn chạy máy in với tư cách là quản trị viên hệ thống, điều này đồng nghĩa với việc tùy chọn sẽ không hiển thị trong menu của máy. Trong trường hợp đó, bạn chỉ cần chọn “Set as Default Printer” từ menu là được.

Cách 2: Can thiệp vào Registry

  • Trước khi thực hiện phương pháp này bạn hãy sao lưu “Registry” để tránh lỗi Windows khi bạn áp dụng sai
  • Đầu tiên bạn hãy nhấn tổ hợp phím “Windows + R” sau đó bắt đầu gõ từ khóa “Regedit” vào ô “Open”. Cuối cùng nhấn “Enter”
  • Lúc này hộp thoại UAC sẽ xuất hiện -> chọn “Yes”. Trên cửa sổ “Registry Editor” chọn vào mục “HKEY_CURRENT_USER” -> “SOFTWARE”
  • Sau đó hãy điều hướng theo đường dẫn sau: “Software” -> “Microsoft” -> “Windows NT” -> “Currentversion” -> “Windows” và click chuột phải lên “Windows” chọn “Permissions”
  • Một hộp thoại xuất hiện, kéo xuống và chọn tài khoản “Administrator” -> gán tùy chọn “Full Control”
  • Bạn thực hiện thao tác tương tự với tài khoản người dùng đang sử dụng. Nhấn OK, sau đó xóa 2 khóa có tên sau: “IsMRUEstablished” và “LegacyDefaultPrinterMode”. Sau khi hoàn thành, khởi động lại máy tính của bạn và kiểm tra kết quả.

2.5. Khắc phục lỗi máy in không in được qua mạng LAN

Cách 1: Chia sẻ máy in

Trong mạng LAN, nếu một máy tính kết nối trực tiếp với máy in, lúc này máy tính sẽ có quyền chia sẻ máy in cho các máy tính khác miễn sao trong cùng hệ thống sử dụng là được. Vì vậy, trường hợp máy tính của bạn không thể thực hiện được lệnh in, có thể máy tính của bạn đã không được máy chủ chia sẻ máy in.

Sau đây là các bước hướng dẫn để chia sẻ máy in:

  • Vào “Control Panel”, sau đó tiếp tục nhấp chuột chọn “Devices and Printers”. Sau đó chọn dòng “Set as default printer” rồi nhấn “Printer properties”.
  • Hộp thoại mới mở chọn vào “Sharing” -> Sau đó click vào dòng “Share this printer” -> Nhấn OK.
  • Quay trở lại “Control Panel” -> nhấp vào “Network and Sharing Center”. Tiếp theo hãy nhấn vào “Change advanced sharing settings” -> đánh dấu vào các tùy chọn được sắp xếp sẵn bên dưới.
  • Sau đó kéo xuống mục “Password protecting sharing” -> Rồi đánh dấu chọn vào “Turn off password protected sharing” -> nhấn vào “Save changes”.
  • Trên máy tính mà bạn cần kết nối máy in được chia sẻ hãy chọn “Control Panel” -> “Devices and Printers” -> Rồi click chọn “Add a Printer”.
  • Cửa sổ hiện ra chọn vào “Add a network, Wireless or Bluetooth printer” -> Chọn tiếp “The printer that I want isn’t listed”.
  • Đánh dấu vào tùy chọn “Select a shared printer by name” -> Chọn đúng tên máy -> Chọn Next.

Cách 2: IP máy tính chưa thông nhau

Khi máy tính của bạn và một máy tính chia sẻ máy in chưa nhìn thấy nhau qua địa chỉ IP, điều đó có nghĩa máy tính của bạn không thể sử dụng được máy in. Lúc này bạn cần kiểm tra lại máy tính của bạn và máy chia sẻ máy in trong hệ thống mạng LAN đã thông nhau hay chưa.

Kiểm tra 2 máy tính đã thông nhau trong mạng LAN:

  • Nhấn “Windows + R” mở hộp thoại “Run”, sau đó thực hiện lệnh gõ “cmd” -> Nhấn OK
  • Gõ lệnh “ipconfig” để xem địa chỉ IP máy tính chủ có kết nối trực tiếp với máy in hay chưa
  • Cách tiến hành tương tự với máy của bạn để xem địa chỉ IP, sau đó ghi nhớ -> Trở lại máy tính chủ bạn tiến hành gõ lệnh “ping + địa chỉ máy tính của bạn” để xem 2 máy tính đã thông nhau chưa

Cách 3: Cài driver máy in

Dù được chia sẻ từ máy tính khác, nhưng máy tính của bạn cần phải được cài driver máy in thì mới có thể sử dụng được. Trường hợp không có sẵn đĩa driver của máy in, hãy truy cập vào website chính hãng của máy in để tải về và cài đặt driver cho máy.

3. Tổng kết

Trên đây là tất cả những chia sẻ đầy đủ và chi tiết của ATALINK về cách khắc phục lỗi máy in không in được. Hy vọng rằng các doanh nghiệp sẽ có thêm kinh nghiệm xử lý để thuận tiện hơn trong quá trình vận hành, hoạt động của máy in. Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm mua máy in, hãy tham khảo tại Sàn giao dịch thương mại điện tử B2B ATALINK.

Máy in Brother HL-L5100DN

[Nguồn: www.brother.com.vn]

Máy in Canon LBP6030

[Nguồn: //vn.canon/vi/consumer]

Đến với ATALINK, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp xóa tan nỗi lo tìm kiếm các loại máy in phù hợp, chính hãng. ATALINK là cầu nối doanh nghiệp với các Nhà cung cấp uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị văn phòng: máy in, máy scan, máy photo,… Đến với Sàn thương mại điện tử B2B ATALINK, doanh nghiệp sẽ nhiều sự lựa chọn các sản phẩm máy in đa dạng mẫu mã, chất lượng chính hãng với mức giá hợp lý. Hãy chọn ATALINK làm điểm đến cuối cùng để tối ưu chi phí cho doanh nghiệp!

Chủ Đề