Tổng quan thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

Cập nhật tình hình thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam ngày 8/6/2022, ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam [IAV], cho biết sau nhiều năm có bước tăng trưởng vượt bậc [25%-30%], đà tăng của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã giảm nhiệt trong năm 2022.

GIẢM ĐÀ TĂNG NHƯNG TIỀM NĂNG RẤT LỚN

Theo IAV, 10 năm trước doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ toàn thị trường chỉ quanh mốc 18.400 tỷ đồng, song đến năm 2021 đã vươn lên 160.000 tỷ đồng - tăng gần 9 lần. Tuy nhiên, bước qua 4 tháng đầu năm 2022, toàn thị trường khai thác mới được khoảng 926.000 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới trong 4 tháng đầu năm cũng giảm 8%, đạt khoảng 15.000 tỷ đồng.

"Đà tăng của thị trường bảo hiểm nhân thọ đang có xu hướng giảm nhưng so với các thị trường lân cận như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc..., khi mức tăng chỉ ở 3-5%, thì Việt Nam, mức tăng trưởng trên 10% vẫn là hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư" - ông Ngô Trung Dũng.

Lý giải về sự chững lại của thị trường bảo hiểm nhân thọ, đại diện Hiệp hội bảo hiểm cho rằng xu hướng này dễ dự đoán vì từ năm 2011 - 2019 thị trường có mức tăng trưởng ổn định ở mức khá cao, từ 25-30%, có năm trên 30%. Đến 2019, thị trường giảm xuống 21-22%, 2020 mức giảm còn thấp hơn, xuống dưới 20%.

Năm nay, dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm nữa. “Có nhiều yếu tố dẫn đến việc này, trong đó, Covid-19 là một yếu tố quan trọng. Dù đại dịch cũng mang lại điểm tích cực là giúp cộng đồng nhận thức tốt hơn về vai trò của ngành bảo hiểm, các biện pháp xã hội cũng ảnh hưởng đến quá trình tương tác, tư vấn bảo hiểm, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nhưng dù có Covid-19 hay không thì xu hướng mức tăng trưởng giảm là chuyện có thể nhìn thấy trước”, ông Dũng cho biết.

Mặc dù tăng trưởng của thị trường đang có xu hướng giảm nhưng so với các thị trường lân cận như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc..., khi mức tăng chỉ ở 3-5%, thì Việt Nam, mức tăng trưởng trên 10% vẫn là hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.

Không phủ nhận đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của thị trường bảo hiểm, ông Phùng Bá Khang, Giám đốc Khối Sản phẩm & Khách hàng của Manulife, có cái nhìn lạc quan về tương lai của thị trường này.

Theo ông Khang, những khó khăn về kinh tế, lạm phát cao chỉ là khó khăn ngắn hạn; nhưng về lâu dài thì tiềm năng thị trường vẫn còn rất lớn khi tỷ lệ tham gia bảo hiểm ở Việt Nam tương đối thấp. Sắp tới, Chính phủ có những định hướng mới về bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí cũng như những định hướng mới về sản phẩm. Đây sẽ là tiền đề để các công ty bảo hiểm phát triển tốt hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đồng tình, ông Dũng cũng cho rằng tiềm năng của thị trường bảo hiểm nhân thọ là rất lớn do tỷ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam còn thấp, tỷ lệ người có hợp đồng bảo hiểm chưa cao. Trong thời gian tới, thị trường còn được nhiều yếu tố thúc đẩy như ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm [sửa đổi], GDP bình quân đầu người đạt 7.500 USD đến năm 2030, tầng lớp trung lưu gia tăng; các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng không ngừng đầu tư vào chuyển đổi số, cải thiện chất lượng dịch vụ và gia tăng thêm sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

CHẤN CHỈNH HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE

Hoạt động bán bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng [bancassurance] được xem là một trong những kênh quan trọng nhất không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn ở các thị trường khác trên thế giới. Đây được xem là “con gà đẻ trứng vàng” cho ngân hàng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, để được ngân hàng đồng ý giải ngân vốn vay khi đang cần vốn, người vay buộc phải mua bảo hiểm qua ngân hàng, nhưng sau đó hủy trong năm thứ 2. Những bất cập này, có thể có lợi cho ngân hàng nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến ngành bảo hiểm nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nói riêng.

Thanh toán phí bảo hiểm trên ví điện tử đang được nhiều doanh nghiệp triển khai.

“Thực trạng này xảy ra do nhiều khách hàng được tư vấn không chính xác hoặc mua miễn cưỡng nên tiến hành hủy hợp đồng sau khi mua. Đây là vấn đề chung của toàn thị trường. Hiệp hội cũng như Bộ Tài Chính đã có nhiều văn bản để chấn chỉnh và giảm thiểu thực trạng này”, ông Dũng nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc cơ quan quản lý ra chỉ đạo chấn chỉnh, bản thân doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần kiểm soát tốt để kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng trở lại đúng nghĩa, không gây ra phản cảm, mang đến lợi ích thiết thực. 

Đứng về phía doanh nghiệp, ông Sang Lee, CEO Manulife Việt Nam, cho biết: “Một trong những giải pháp mà Manulife đang triển khai để kiểm soát chất lượng tư vấn là khi khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm thông qua kênh ngân hàng, công ty bảo hiểm sẽ gọi xác nhận để biết khách hàng đã thực sự hiểu sản phẩm sắp mua chưa, chứ không vội cấp hợp đồng ngay.

“Tôi tin rằng trong nửa cuối năm, ngành bảo hiểm sẽ tăng tốc trở lại. Ngành bảo hiểm nhân thọ có rất nhiều tiềm năng, tỷ lệ thâm nhập còn thấp, nhu cầu của khách hàng ngày càng gia tăng… Ngoài ra, chương trình FTA [Tư vấn tài chính toàn thời gian] của Manulife sẽ giúp chúng tôi tuyển dụng nhiều đại lý có trình độ cao hơn nữa. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào kênh FTA”, ông Sang Lee cho biết thêm.

Để ngành bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trở lại, theo đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, ngoài việc chi trả cọc tiền lớn cho khách hàng gặp rủi ro tai nạn, tử vong hoặc hoàn tiền khi hoàn tất thời hạn hợp đồng [thường khi khách đã lớn tuổi], doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần đưa ra các sản phẩm mới để khách có thể tiêu được tiền bảo hiểm nhiều hơn, như cung cấp quyền lợi chăm sóc sức khỏe tại nhà, hộ lý, chăm sóc tại viện dưỡng lão…

Năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành và quản trị rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng được nâng cao; Khung khổ pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện, đồng bộ hơn….

Đây là những yếu tố giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2019 tiếp tục có bước phát triển vững chắc.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 160.180 tỷ đồng

Đánh giá về tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2019, ông Phùng Ngọc Khánh – Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm [Bộ Tài chính] cho biết, thị trường bảo hiểm năm 2019 duy trì tốc độ phát triển an toàn và bền vững.

Cùng với đó là năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, khả năng quản trị điều hành và quản trị rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm [DNBH] được nâng cao.

Đến hết năm 2019, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 65 DN, trong đó có 30 DNBH phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 15 DN môi giới bảo hiểm, 2 DN tái bảo hiểm và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài.

Tổng tài sản của các DNBH năm 2019 ước đạt 454.379 tỷ đồng, tăng 14,92% so với năm 2018; Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 376.555 tỷ đồng, tăng 16,13% so với năm 2018.

Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm năm 2019 ước đạt 285.965 tỷ đồng, tăng 18,61% so với năm 2018; tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 89.345 tỷ đồng, tăng 9,19% so với năm 2018. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2019 ước đạt 160.180 tỷ đồng, tăng 20,31% so với năm 2018; chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 44.006 tỷ đồng.

Khung khổ pháp lý cho lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với thực tiễn hoạt động của thị trường.

Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được ban hành trong năm 2019 có thể kể tới như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Quyết định số 242/QÐ-TTg ngày 28/2/2019 phê duyệt Ðề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Quyết định số 22/2019/QÐ-TTg ngày 26/6/2019 về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp…

Theo các chuyên gia, việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ, công khai, minh bạch và bình đẳng cho các DN thuộc các thành phần kinh tế tham gia thị trường, phù hợp với các chuẩn mực và cam kết quốc tế.

Một yếu tố khác giúp thị trường bảo hiểm phát triển an toàn và bền vững, đó là các DNBH đã chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh trong bối cảnh lãi suất trái phiếu chính phủ giảm, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm bảo hiểm và đẩy mạnh các kênh phân phối, nhất là kênh phân phối qua ngân hàng và giao dịch điện tử.

Đặt mục tiêu tăng trưởng 20% năm 2020

Năm 2020, ngành Bảo hiểm đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng của thị trường ở mức 20%, tăng cường tính an toàn, bền vững và hiệu quả. Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng, ngành Bảo hiểm cũng đặt mục tiêu doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP đến năm 2020 tối đa 3%.

Để đạt được các mục tiêu trên, theo ông Phùng Ngọc Khánh cho rằng, thời gian tới, cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính; tăng cường kết nối với các cơ quan quản lý, tiếp tục đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế.

Cùng với đó, nâng cao tính minh bạch thông tin của DNBH; phát triển và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm theo kịp với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0; Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đồng thời, tăng cường kết nối liên thông giữa bảo hiểm y tế xã hội với bảo hiểm y tế thương mại; Đẩy mạnh tuyên truyền thông tin về thị trường bảo hiểm; Thiết lập hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho thị trường bảo hiểm.

Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các DN, đảm bảo an toàn hệ thống; Nâng cao tính tuân thủ pháp luật, tăng cường hợp tác trong hoạt động kinh doanh của các DN.

Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển đa dạng các sản phẩm bảo hiểm mới có ý nghĩa cộng đồng và an sinh xã hội trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ như: Bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí; Đa dạng hóa phương thức và phát triển các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với xu thế kinh doanh gắn liền với Cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo VietnamBiz

Video liên quan

Chủ Đề