Các loại gạo trên thị trường Việt Nam

Các loại gạo là thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày của người Việt. Hầu như tất cả những món ăn khác trừ cơm đều được làm từ gạo như phở, bánh canh, hủ tiếu và bún…

Không chỉ người Việt mà nhiều nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều coi gạo là thực phẩm chính của mình. Gạo được người Việt cổ trồng cách đây hàng nghìn năm, có tên gọi là cây lúa nước.

Việt Nam là một trong những nước trồng và suất khẩu gạo ngon thương phẩm lớn nhất thế giới. Nhiều thương hiệu gạo Việt đã đến tay hàng triệu người dùng trên toàn cầu. Gạo thì chắc bạn sử dụng thường xuyên mà có thể bạn chưa biết các loại gạo có thương hiệu và chất lượng tốt nhất.

Các loại gạo phổ biến hiện nay

Có 3 cách phân biệt các loại gạo là phân loại theo hình dáng thương hiệu và màu sắc.

Hình dáng các loại gạo

Về hình dáng gạo được chia thành 4 loại chính là gạo nếp, gạo tẻ,  gạo lứt và gạo trắng.

Gạo nếp

Gạo nếp chứa hàm lượng amylopectin cao và không chứa amyloza hoặc chứa không đáng kể. Amylopectin là thành phần chính cấu tạo và nhận biết gạo nếp. Thường thì gạo nếp không dùng để nấu cơm mà chỉ dùng để làm xôi nếp, làm bánh chưng, bánh giầy và các loại bánh khác.

Gạo nếp có kích thước lớn hơn gạo thường, hạt to và tròn hơn. Thời gian sinh trường và thu hoạch lâu hơn các loại gạo khác.

Gạo tẻ

Gạo tẻ là loại gạo thông dụng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. So với gạo nếp thì gạo tẻ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Các chất có trong gạo tẻ gồm tinh bột, Protein, Vitamin, B1, Canxi…. Là thực phẩm bổ sung lượng dinh dưỡng chính cho cơ thể.

Gạo tẻ được trồng phổ biến ở những khu vực có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa như Châu Á, Châu Phi hay cả Châu Mỹ.

Gạo lứt

Gạo lức – Loại gạo chứa làm lượng dinh dưỡng cao

Là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các nguyên tố và nguyên tố vi lượng. Các chất có trong gạo lứt gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3. Các axit như  vitamin B5, paraaminobenzoic [PABA], folic [vitamin M], phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion [GSH], kali và natri.

Gạo lức có nhiều loại phân biệt theo màu sắc như gao lức đỏ, gạo lức đen. Ngoài là thực phẩm gạo lức còn được dùng làm thực phẩm chức năng dành cho người bị bệnh tim và ung thư.

Gạo trắng

Gạo trắng có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn các loại gạo khác vì trong quá trình xay để tách vỏ trấu và xát để loại bỏ lớp cám làm mất đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Ngoài ra tỉ lệ dinh dưỡng trong gạo trắng còn phụ thuộc khi trồng ở khu vực và vị trí địa lý nào.

Màu sắc các loại gạo

Nhiều người nghĩ rằng gạo chỉ có 1 màu duy nhất là màu trắng, nhưng thực tế thì gạo còn được phân biệt bằng màu sắc khác nhau.

Nhiều loại gạo có độ trắng khác nhau và đây cũng là tiêu chuẩn để xuất khẩu gạo, tùy loại mà màu trắng có thể chiếm từ 80 đến 95 %. Vậy làm cách nào để kiểm tra độ trắng của gạo?

Máy đo độ trắng gạo – Thiết bị giúp kiểm tra nhanh tỉ lệ độ trắng các loại gạo

Một thiết bị được gọi là máy đo độ trắng gạo giúp bạn kiểm tra chính xác nhất độ trắng hiện tại của gạo bạn đang sản xuất.

Thương hiệu các loại gạo

Về thương hiệu thì có rất nhiều loại gạo khác nhau, nhưng mình chỉ điểm danh một vài thương hiệu uy tín và được người dùng yêu thích nhất.

1.  Gạo Nàng xuân

Đây là thương hiệu gạo được lai từ giống lúa tám xoan Hải Hậu của Việt Nam và Khao Dawk Mali của Thái Lan. Gạo có vị thơm nhẹ, hạt gạo mềm, độ dẻo vừa phải.

nàng Xuân nức tiếng ở Việt Nam

2. Gạo Trân Châu

Loại gạo này có nguồn gốc ở tỉnh An Giang. Được trồng trọt theo đúng phương thức canh tác cổ truyền của các giống lúa vùng cao đó là sử dụng nước mưa chính, cộng với những đặc tính ưu việt về giống, đã tạo ra gạo Trân Châu nức tiếng. Gạo cho hạt cơm thơm, mềm, dẻo và đậm vị chứa nhiều chất dinh dưỡng mà đặc biệt là nhiều Vitamin B, rất tốt cho sức khỏe con người.

3. Gạo Hương Lài

Gạo có nguồn gốc từ tỉnh Long An. Hạt gạo Hương Lài có màu trắng trong, dài hạt, cơm dẻo, mềm. Hạt gạo nhỏ, có mùi hương hoa lài. Đặc biệt tỏa mùi rất thơm khi nấu. Đây là loại gạo rất thích hợp với những người thích gạo dẻo. Cơm vẫn thơm và dẻo khi nguội.

4. Gạo ST25 – Gạo được bình chọn ngon nhất thế giới 2019

Gạo ST25 được kỹ sư Hồ Quang Cua nguyên cứu, lại tạo và trồng thành công trong thời gian gần đây. Hạt gạo dài, trắng và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Khi nấu chín có mùi thơm hương lá dứa. mùi cốm, vị dẻo, ngọt.

5. Gạo nếp cái hoa vàng

Gạo nếp cái hoa vàng, còn được gọi là nếp ả hay nếp hoa vàng, là loại lúa nếp truyền thống nổi tiếng miền Bắc, Việt Nam, có hạt gạo tròn, dẻo, thơm đặc biệt nên thường dùng đồ xôi, làm cốm, làm các loại bánh có sử dụng gạo nếp, làm tương hoặc ủ rượu.

6. Gạo sữa mai vàng

Loại gạo này thuộc thương hiệu Tấn Vương độc quyền phân phối và cung cấp trên thị trường hiện nay. Hạt gạo màu trắng sữa, bóng mượt, khi nấu cho cơm dẻo, ngọt, mềm ngay cả khi để nguội.

7. Gạo thơm Nàng Sen

Nàng Sen là giống gạo thơm được ưa chuộng hiện nay. Cơm ngon thơm, dẻo nhiều. Gạo đạt nhiều chứng nhận an toàn thực phẩm quốc tế. Hạt gạo dài đều, có hàm lượng dinh dưỡng cao và không sử dụng bất kỳ chất bảo quản hay phẩm màu nào.

Ngoài ra còn nhiều thương hiệu gạo ngon khác như gạo tám thơm Điện Biên, gạo thơm dứa, gao thơm cò trắng, gạo Bắc Hương… đều được nhiều người dùng yêu thích.

Ngành lúa gạo đang chuyển đổi từ lượng sang chất. Giá chào tuy có sự biến động nhưng vẫn có xu hướng gia tăng. Trong năm 2021, gạo Việt Nam cũng đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang EU và đem lại nhiều kết quả tích cực. Đây chính là tín hiệu khởi sắc báo hiệu sự trở lại sôi nổi của thị trường xuất khẩu hậu Covid-19. Theo đó, cùng điểm qua Top 5 các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường quốc tế.

1. Gạo trắng – Top 5 các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

Gạo trắng là loại gạo đã loại bỏ vỏ trấu, cám và mầm nhưng vẫn giữ lại phần nội nhũ giàu dinh dưỡng. Quá trình xay xát này tuy giúp tăng thời hạn sử dụng nhưng cũng làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Ví dụ như chất xơ, các khoáng chất và vitamin.

Về chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam, gạo trắng chiếm 38.2%. Thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam gồm Philippines với 59%, Cuba 10% và Bangladesh khoảng 5%.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo trắng Việt Nam đang được giao dịch ở mức 488-492 USD/tấn với gạo 5% tấm, 463-467 USD/tấn với gạo 25% tấm. So với giá gạo trắng cùng loại của các nước xuất khẩu lớn thì giá gạo trắng Việt Nam hiện đang giữ vị trí cao nhất.

2. Gạo Jasmine

Bắt nguồn từ Philippines, gạo Jasmine chính thức nhập khẩu vào Việt Nam vào năm 1992. Giống lúa này được gieo trồng chủ yếu tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong 2 vụ là Hè – Thu và Đông – Xuân. 

Đặc điểm của loại gạo này là hạt dài, trắng trong, thân cứng và ít lép. Khi nấu chín có mùi thơm nhẹ. Cơm có độ dẻo. Do gạo Jasmine có giá thành khá rẻ nên được người tiêu dùng và các quán ăn ưa chuộng. Không chỉ có vẻ ngoài đẹp mắt, chất lượng gạo Jasmine cũng rất tốt nên thường được xuất khẩu sang các nước trong và ngoài khu vực.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo Jasmine xuất khẩu vẫn duy trì ở mức ổn định khoảng 583-587 USD/tấn. Đồng thời ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cũng đã ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 3.000 tấn gạo ST20 và Jasmine sang châu Âu. Trong đó gạo Jasmine có giá hơn 600 USD/tấn. 

3. Gạo thơm

Gạo thơm là loại gạo có hạt dài, ít bạc bụng. Khi nấu chín, cơm mềm dẻo vừa phải và có mùi thơm đặc trưng. Trong đó, gạo thơm lài là giống lúa được trồng nhiều ở vùng Cần Đước, Long An. 

Gạo thơm được xem là mặt hàng xuất khẩu có ưu thế của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi thị trường xuất khẩu gạo tại khu vực châu Á bắt đầu khởi động lại, rất nhiều khách hàng tiềm năng đã ráo riết mua vào. Điển hình là các thị trường như Trung Quốc và Bangladesh… 

Trong số các chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam, gạo thơm ước đạt 716.000 tấn, chiếm tỷ lệ 34%. Giá gạo thơm xuất khẩu bình quân trong tháng 5/2021 khoảng 536 USD/tấn, tăng 12 USD/tấn so với cùng kỳ tháng trước. Ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã ký được hợp đồng xuất khẩu gạo thơm ST20 [5% tấm] sang EU với giá hơn 1.000 USD/tấn.

4. Gạo nếp – Top các loại gạo xuất khẩu của việt nam

Gạo nếp là hạt gạo được tách và thu hoạch từ cây lúa nếp, rất phổ biến ở châu Á. Đặc điểm của loại gạo này là hạt ngắn, có màu trắng đục và có hàm lượng amylose thấp. Khi nấu chín, cơm có độ dính và dẻo thơm nhất định.

Về giá trị dinh dưỡng, gạo nếp có hàm lượng tinh bột và calo cao. Trong 100 gam cơm gạo nếp có khoảng 344 kcal. Hơn nữa, gạo nếp cũng có hàm lượng vitamin B, canxi, protein,… dồi dào. Đặc biệt, trong gạo nếp không có chứa gluten cho nên nó rất an toàn với những người mắc bệnh Celiac.

Gạo nếp cũng là mặt hàng xuất khẩu lợi thế của Việt Nam. Kinh ngạch xuất khẩu của loại gạo này chiếm khoảng 16.4%. Thị trường xuất khẩu gạo nếp lớn nhất là Trung Quốc, ước tính chiếm khoảng 80%. Tiếp sau đó là Malaysia 6% và Philippines xấp xỉ 6%. Giá xuất khẩu bình quân trong tháng 5/2021 của gạo nếp khoảng 474 USD/tấn.

5. Gạo Japonica xuất khẩu hàng đầu tại Hàn Quốc

Gạo Japonica là giống gạo cao cấp đến từ Nhật Bản. Chất lượng gạo được bảo đảm cao. Do đó, gạo Japonica rất được ưa chuộng. Đây là loại gạo xuất khẩu của Việt Nam nhiều đến các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc…

Khác với các loại gạo khác, hạt gạo Japonica tròn, mẩy, dày và có phần cứng hơn. Gạo cũng dính hơn do chứa hàm lượng amylopectin cao. Khi ngửi sẽ có mùi thơm nhẹ nhàng. Khi ăn sẽ có vị ngọt thanh, dễ chịu. Giá trị dinh dưỡng của gạo Japonica cũng cao hơn bởi hạt gạo rất giàu các khoáng chất và vitamin như B1, B2, E, K,..

Ngoài ra, gạo Japonica còn được biết đến là loại gạo hữu cơ; không phân bón, thuốc trừ sâu; không chất bảo quản. Về giá trị xuất khẩu, gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm khoảng 2.7%.

Kết

Trên đây là top 5 các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam hàng đầu trong những năm qua. Dù trải qua dịch COVID-19 đầy khó khăn nhưng các loại gạo xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vẫn chứng minh được chất lượng tuyệt vời của mình. Trung An tự hào là một trong những doanh nghiệp sản xuất lúa gạo hàng đầu trong khu vực, góp phần đem lại nguồn lương thực chất lượng cao cho người dân Việt Nam.

Xem thêm bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề