Tổng thống nga putin làm tổng thống bao nhiêu năm

Vào lúc 12h00 ngày 7/5 [theo giờ Moskva, tức 16h theo giờ Việt Nam], Tổng thống đắc cử Vladimir Putin đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga.

Buổi lễ long trọng được tổ chức tại phòng khánh tiết Andreevsky, Cung điện Krenlin Lớn ở thủ đô Moskva. Đây là lần thứ 4, ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga.

Đặt tay phải lên bản Hiến pháp Liên bang Nga, ông Putin đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống: "Tôi nguyện trong khi thực thi chức trách Tổng thống Liên bang Nga tôn trọng và bảo vệ quyền và tự do con người và công dân, tuân thủ và bảo vệ Hiến pháp Liên bang Nga, bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh và sự thống nhất quốc gia, trung thành phục vụ nhân dân."

Bản Hiến pháp trong lễ tuyên thệ nhậm chức được dùng riêng cho lễ nhậm chức Tổng thống Nga từ năm 1996 đến nay. Văn bản tuyên thệ gồm 33 từ đã được quy định trong Hiến pháp Liên bang Nga.

Ngay sau khi ông Putin đọc xong lời tuyên thệ, Chủ tịch Tòa án Hiến pháp Valery Zorkin tuyên bố ông Vladimir Putin đã chính thức trở thành Tổng thống Liên bang Nga nhiệm kỳ 6 năm tới.

Tổng thống Vladimir Putin đọc lời tuyên thệ nhậm chức tại điện Kremlin ngày 7/5. [Nguồn: AFP/TTXVN]

Tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Putin có 6.000 khách mời, trong đó có các thành viên Chính phủ, Đuma quốc gia [Hạ viện] và Hội đồng Liên bang [Thượng viện], Tòa án Hiến pháp, đại diện Ban tranh cử của ông Putin, các trưởng phái đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức thanh niên, tôn giáo.

Ông Putin sinh ngày 7/10/1952 tại thành phố Leningrad. Ông học luật, tốt nghiệp năm 1975 và trở thành sĩ quan tình báo KGB trong 16 năm, trước khi chuyển sang con đường chính trị năm 1991. Ông chuyển tới Moskva năm 1996, làm việc trong chính quyền của Tổng thống Boris Yeltsin và trở thành quyền Tổng thống vào cuối năm 1999, sau khi ông Yeltsin từ chức.

Năm 2000, Putin được bầu làm Tổng thống và tái đắc cử năm 2004. Sau khi hết hạn nhiệm kỳ tổng thống lần thứ hai năm 2008, ông làm Thủ tướng trong khi ông Dmitry Mevedev làm Tổng thống. Hiến pháp Nga quy định tổng thống nắm quyền tối đa hai nhiệm kỳ liên tiếp. Năm 2012, ông Putin tái đắc cử và lãnh đạo nước Nga từ đó tới nay.

Ông Putin đắc cử nhiệm kỳ tổng thống lần thứ 4 với tỷ lệ áp đảo gần 78% phiếu ủng hộ, tương đương 55 triệu cử tri, trong cuộc bầu cử hồi tháng 3. Theo Hiến pháp, sau khi nhậm chức ngày 7/5, ông Putin sẽ thực thi chức trách Tổng thống trong 6 năm, tức là đến hết ngày 7/5/2024.

Tròn 20 năm cầm quyền, nhà lãnh đạo Vladimir Putin để lại những dấu ấn khó quên trong lòng người dân Nga lẫn cộng đồng quốc tế.

Vladimir Putin được bổ nhiệm làm tổng thống Nga vào ngày 31/12/1999 bởi tổng thống khi đó là ông Boris Yeltsin. Hai thập kỷ sau đó, ông lần lượt làm tổng thống lẫn thủ tướng Nga.

Ngày 9/8/1999, giữa cuộc khủng hoảng kinh tế, Tổng thống Yeltsin bổ nhiệm Giám đốc Tổng cục An ninh Liên bang Nga [FSB], cựu điệp viên Ủy ban An ninh Quốc gia Liên xô [KGB], Vladimir Putin, làm thủ tướng và nói rằng muốn Putin kế nhiệm ông. Trong những tuần tiếp theo, vụ đánh bom các khu chung cư trên khắp nước Nga đã giết chết hơn 300 người trong các cuộc tấn công mà Putin đổ lỗi cho phiến quân Chechnya. Tên tuổi của ông Putin bắt đầu nổi lên sau sự đáp trả cứng rắn, bao gồm vụ không kích Chechnya và tấn công giành lại tỉnh miền Nam ly khai.

Ngày 31/12/1999, Tổng thống Yeltsin ốm yếu từ chức và trao quyền lại cho Putin.

Ngày 26/3/2000, Putin thắng cử cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên.

Tháng 12/8/2000, tàu ngầm hạt nhân Kursk chìm xuống đáy biển Barents, giết chết tất cả 118 thủy thủ đoàn sau một vụ nổ trên tàu. Ông Putin bị dư luận chỉ trích nặng nề vì mất 4 ngày mới lên tiếng về vụ việc.

Năm 2002, nhóm chiến binh Chechnya bắt hơn 800 người làm con tin tại một nhà hát ở Moscow. Lực lượng đặc biệt Nga đã chấm dứt cuộc bao vây nhưng bị chỉ trích vì sử dụng khí độc trong quá trình giải cứu làm chết nhiều con tin.

Tháng 3/2004, Putin thắng cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai với hơn 70% số phiếu nhờ chính sách giá dầu, nâng cao mức sống cho người dân và định hướng chính sách trong nhiệm kỳ 4 năm tới.

Tháng 9/2004, các chiến binh Hồi giáo bắt giữ hơn 1.000 con tin trong một trường học ở Beslan, miền Nam nước Nga, kéo theo cuộc bao vây kéo dài 3 ngày và kết thúc bằng cuộc đọ súng. Tổng cộng, 334 con tin bị giết, hơn một nửa trong số đó là trẻ em. Một số phụ huynh nói rằng chính quyền đã thất bại trong việc xử lý cuộc bao vây và đổ lỗi cho Tổng thống Putin.

Năm 2005, Putin mô tả sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 là “thảm họa địa chính trị lớn nhất” của thế kỷ 20. Trong ảnh, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev ký biên bản từ chức vài phút trước khi được truyền hình trực tiếp trên sóng quốc gia.

Năm 2007, Putin có bài phát biểu tại Munich, Đức, trong đó, ông đả kích Mỹ, cáo buộc Washington trong việc sử dụng vũ lực không thể kiểm soát trong quan hệ quốc tế.

Tháng 5/2008, giới hạn hiến pháp khiến ông Putin không thể giữ 3 nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp. Ông bổ nhiệm nhân vật thân cận, Dmitry Medvedev, làm tổng thống và giữ chức vụ thủ tướng.

Tháng 8/2008, Nga tấn công và giành chiến thắng trong cuộc chiến ngắn trước Gruzia. Tbilisi mất quyền kiểm soát hai khu vực ly khai và bị quân đội Nga chiếm đóng. Trong ảnh, một lính Nga đi ngang qua chiếc xe tăng Gruzia bị phá hủy ở thủ đô Tshinvali của Nam Ossetia.

Năm 2012, Putin trở lại vị trí tổng thống Nga sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử với hơn 60% số phiếu. Hiến pháp được sửa để gia hạn nhiệm kỳ tổng thống từ 4 năm lên 6 năm. Các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra trước và sau cuộc bỏ phiếu với những cáo buộc về gian lận.

Tháng 2/2014, Nga đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic mùa đông tại khu nghỉ mát ở Biển Đen của Sochi.

Ngày 27/2/2014, các lực lượng Nga bắt đầu sáp nhập khu vực Crimea của Ukraine sau khi người biểu tình ở Ukraine lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovich. Nga chính thức sáp nhập Crimea vào tháng 3 sau một cuộc trưng cầu dân ý bị phương Tây phản đối. Mỹ và EU tiến hành áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow sau sự kiện này.

Tháng 4/2014, cuộc nổi dậy của phe ly khai thân Nga nổ ra ở miền Đông Ukraine dẫn đến một cuộc xung đột kéo dài đến ngày nay. Phe ly khai đã giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn và dẫn đến cái chết của hơn 13.000 người. Các quốc gia phương Tây cáo buộc Nga ủng hộ cuộc nổi dậy song Moscow phủ nhận điều này.

Ngày 30/9/2015, Nga tiến hành các cuộc không kích ở Syria trong cuộc can thiệp lớn nhất vào Trung Đông trong nhiều thập kỷ, xoay chuyển cục diện ở đây theo hướng có lợi cho Tổng thống Bashar al-Assad.

Tháng 11/2016, Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ sau lời hứa cải thiện mối quan hệ tuột dốc với Nga. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ cho rằng Nga đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử theo hướng có lợi cho Trump, phủ bóng đen lên quan hệ hai nước, bất chấp sự phủ nhận của Moscow.

Ngày 19/3/2018, Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống và sẽ nắm giữ cương vị này đến năm 2024.

Tháng 6-7/2018, Nga đăng cai tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới FIFA World Cup 2018 tại 12 thành phố lớn của nước này.

Tháng 12/2019, Putin tự hào khi Nga là quốc gia đứng đầu về vũ khí siêu thanh và nói rằng các quốc gia khác đang cố gắng bắt kịp họ. Trong ảnh, ông Putin thăm Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Quốc gia để giám sát thử nghiệm hệ thống tên lửa siêu thanh mới của Nga có tên Avangard.

Chủ Đề