Top 100 công ty logistics lớn nhất thế giới năm 2022

Logistics hiện nay là một lĩnh vực rất quan trọng và cần thiết với mọi người và mọi quốc gia. Dưới đây là top 5 gọi tên những công ty logistics rất quen thuộc.

CH Robinson

Ảnh minh họa

CH Robinson chuyên cung cấp giải pháp logistics cho các tổ chức trê toàn thế giới trong nhiều ngành công nghiệp trên toàn cầu. Đây là một trong những nền tảng logistics hàng đầu thế giới với khối lượng hàng hóa trị giá gần 20 tỷ USD và 18 triệu chuyến hàng mỗi năm. CH Robinson phục vụ nhiều thị trường, bao gồm Bắc Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương, EMEA, Nam Mỹ và Châu Đại Dương.

XPO Logistics

Ảnh minh họa

XPO Logistics tự hào xây dựng 1.530 chi nhánh tại 30 quốc gia. Hãng logistics này chịu trách nhiệm vận hành chuỗi cung ứng của 69% trong số 100 công ty nằm trong danh sách Fortune. Các lĩnh vực chuyên môn của XPO Logistics là môi giới vận chuyển hàng hóa, liên phương thức và drayage [logistics đường ngắn], phân phối chặng cuối và giao nhận toàn cầu. KN Integrated Logistics là một nhánh trong chuỗi cung ứng của hãng này. XPO Logistics hoạt động trong các lĩnh vực như quản lý nhà cung cấp và hàng tồn kho, quản lý hậu mãi và công nghệ chuỗi cung ứng. Trụ sở chính của XPO ở Greenwich, Connecticut, Mỹ.

XPO Logistics hiện diện trong một loạt các ngành công nghiệp, chẳng hạn như ô tô, sản xuất và chăm sóc sức khỏe và nhiều ngành khác. Công ty này cung cấp ba giải pháp giao nhận hàng hóa quốc tế chính, bao gồm vận tải đường biển, vận tải đường hàng không, giải pháp logistics đặt hàng toàn cầu.

FedEx

Ảnh minh họa

FedEx là một công ty vận tải hàng hóa toàn cầu của Hoa Kỳ, đặt trụ sở tại Memphis, Tennessee. FedEx là hãng vận chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới xét về số tấn hàng hóa được vận chuyển theo lịch trình và lớn thứ tư xét về quy mô đội tàu. Công ty này hoạt động tại 220 quốc gia và có diện tích kho hàng rộng 3.000 mét vuông. Doanh thu của FedEx vào năm 2020 là 69 triệu USD.

FedEx Supply Chain là nhà cung cấp 3PL ở Hoa Kỳ và Canada. Hãng này phục vụ các ngành như công nghệ và điện tử, bán lẻ và thương mại điện tử, hàng tiêu dùng, công nghiệp và y tế.

FedEx Express, dịch vụ chuyển phát hàng không, là dịch vụ nổi bật nhất của FedEx. FedEx là một trong những công ty vận chuyển lớn đầu tiên coi dịch vụ giao hàng qua đêm như dịch vụ “đinh” trong chiến lược phát triển của mình.

Amazon Logistics

Ảnh minh họa

Amazon Logistics là dịch vụ vận chuyển và giao hàng bổ sung cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba [3PL] hiện nay như UPS, USPS và FedEx.

Amazon quy định các điều kiện nhất định đối với các nhà cung cấp 3PL của mình, trong đó có vấn đề giấy phép, kích cỡ phương tiện, đào tạo an toàn và bảo hiểm. Theo đó, các nhà cung cấp 3PL ký hợp đồng nhận hàng tại các kho hàng và trung tâm phân loại hàng hóa của Amazon để phân phối. Họ sử dụng công nghệ của Amazon để thực hiện việc giao hàng, nhưng lịch trình giao nhận hàng khá linh hoạt, tùy theo mong muốn của họ.

Amazon Logistics có các tùy chọn giao hàng trong bảy ngày và trong ngày. Để làm được điều này, hãng đã bắt tay với một loạt các đối tác logistics bên thứ ba trên toàn nước Mỹ, bao gồm người đi bộ, đi xe đạp và xe máy ở một số khu vực.

UPS

Ảnh minh họa

Dịch vụ chuyển phát bưu kiện có trụ sở tại Hoa Kỳ UPS [United Parcel Service] đã tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ. Công ty này chuyên về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ, phân phối chặng cuối và giao hàng bằng máy bay không người lái.

UPS có hơn 3,25 triệu mét vuông cơ sở phân phối và kho bãi tại 1.000 địa điểm ở 120 quốc gia. Hãng này phục vụ khách hàng ở 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là công ty chuyển phát nhanh lớn nhất trên thế giới tính theo doanh thu, đạt 85 tỷ USD vào năm 2020, vượt mặt các đối thủ cạnh tranh là DHL và FedEx.

Vào năm 2021, sau khi chuyển sang các khách hàng nhỏ hơn trong đại dịch Covid-19, UPS đã ghi nhận tăng trưởng doanh thu hàng quý là 21%, tăng lên 24,9 tỷ USD.

Nguồn: Theo Supply Chain Digital

Chủ Đề