Top giá vàng trong nước ngày hôm nay năm 2022

Cập nhật: 08:07 | 10/05/2022

Giá vàng hôm nay 10/5 ghi nhận biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay sau khi lao dốc hơn 1% vào phiên trước, vì đồng USD neo quanh đỉnh 20 năm làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý.

Cập nhật phiên giao dịch sáng ngày 10/5, giá vàng giao ngay tăng nhẹ 0,01% lên 1.854,5 USD/ounce. Trong khi giá vàng giao tháng 6 giảm thêm 0,29% xuống 1.853,12 USD.

Trước đó giá vàng đã giảm hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai [9/5], vì đồng USD neo quanh đỉnh hai thập kỷ làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý.

Ông David Meger, giám đốc phòng giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, cho biết đồng bạc xanh đã tăng vọt nhờ kỳ vọng về một Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] bảo thủ hơn, theo đó gây áp lực lên vàng - tài sản vốn không sinh lời.

Khiến cho vàng trở nên đắt hơn đối với người mua ở nước ngoài, đồng USD - cũng được coi là nơi trú ẩn an toàn - đã dao động gần mức cao nhất trong 20 năm. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm sau khi chạm mức cao nhất 3 năm rưỡi mới trong phiên giao dịch.

Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, tăng 0,08% lên 103,775.

Hôm 6/5, hai trong số những nhà hoạch định chính sách bảo thủ của Fed đã phản đối quan điểm rằng ngân hàng trung ương Mỹ đã bỏ lỡ thời điểm thích hợp trong cuộc chiến chống lại lạm phát cứng đầu, với lý do các điều kiện tài chính đã được thắt chặt từ trước khi bắt đầu nâng lãi suất vào tháng Ba.

Chứng khoán Mỹ trượt dốc do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cao hơn, với khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi lo ngại về suy thoái kinh tế ở Trung Quốc.

Trong khi vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát và những bất ổn kinh tế, thì việc Mỹ tăng lãi suất nhanh chóng làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời là vàng, theo Reuters.

Trên các thị trường kim loại khác, giá palladiym giao ngay tăng 1,6% lên 2.079,08 USD/ounce, sau khi giảm tới 8% vào cuối tuần trước trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu ô tô suy yếu do những hạn chế chống COVID ở Trung Quốc.

Các nhà đầu tư cũng xem xét kế hoạch của Anh nhằm tăng thuế đối với bạch kim và palladium nhập khẩu từ Nga và Belarus trong các lệnh trừng phạt mới.

Nhưng giá palladium, được sử dụng trong ống xả xe ô tô để giảm lượng khí thải, có thể chịu áp lực do thị trường có khả năng thặng dư với dự báo sản lượng xe hạng nhẹ toàn cầu cho năm 2022 bị hạ thấp trong bối cảnh thiếu chip và chính sách không COVID của Trung Quốc, Heraeus Precious Metals cho biết trong một lưu ý.

Giá bạch kim cũng giảm 1,1% xuống 952,06 USD, trong khi giá bạc giảm 2,5% xuống 21,78 USD.

Cập nhật giá vàng truong nước

Hoàng Quyên

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 8/3

Mở phiên giao dịch đầu tuần sáng thứ Hai ngày 7/3, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Mức tăng từ 400.000 đồng/lượng đến 2,3 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tăng thêm 1,65 triệu đồng/lượng [mua vào] và tăng 1,7 triệu đồng/lượng [bán ra].

Tại Tập đoàn Doji, giá mua tăng 2,3 triệu đồng/lượng và giá bán tăng 1,85 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm khảo sát, doanh nghiệp Phú Quý điều chỉnh tăng 1,6 triệu đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch.

Tương tự, hệ thống PNJ cũng điều chỉnh vàng SJC tăng 400.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 68,9 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 70,12 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác điều chỉnh tăng theo xu hướng thị trường trong phiên giao dịch sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 1,05 - 1,15 triệu đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 860.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 670.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

Ngày 7/3/2022

Thay đổi [nghìn đồng/lượng]

Mua vào

[triệu đồng/lượng]

Bán ra

[triệu đồng/lượng]

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

68,90

70,12

+1.650

+1.700

SJC chi nhánh Sài Gòn

68,90

70,10

+1.650

+1.700

Tập đoàn Doji

68,60

69,60

+2.300

+1.850

Tập đoàn Phú Quý

68,60

69,80

+1.600

+1.600

PNJ chi nhánh Hà Nội

67,50

69,50

+400

+1.000

PNJ chi nhánh Sài Gòn

67,50

69,50

+400

+1.000

Vàng nữ trang

99,99% [vàng 24K]

56,40

57,30

+1.050

+1.150

75% [vàng 18K]

41,13

43,13

+860

+860

58,3% [vàng 14K]

31,56

33,56

+670

+670

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. [Tổng hợp: Thanh Hạ]

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới tiến sát mốc 1.990 USD

Trong phiên giao dịch sáng ngày 7/3, giá vàng giao ngay tăng 0,76% lên 1.987,4 USD/ounce vào lúc 6h44 [giờ Việt Nam], theo Kitco. Giá vàng giao tháng 4 cũng tăng 0,83% lên 1.991,15 USD.

Giá vàng tiếp đà tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai [7/3] và tiến sát mốc 1.990 USD/ounce, vì các lệnh trừng phạt bổ sung của phương Tây nhằm vào Nga. 

Đầu phiên giao dịch sớm, có thời điểm giá tăng gần 1% lên hơn 1.990 USD/ounce. 

Goldman giải thích rằng vàng sẽ đóng vai trò trung tâm trong cuộc tranh chấp địa chính trị này, khi Nga chuyển sang sử dụng kim loại quý để làm đòn bẩy trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đang ảnh hưởng tới nền kinh tế Nga. 

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của Nga là 2.298,53 tấn.

Các lệnh trừng phạt cũng khiến Goldman Sachs nâng dự báo giá hàng hóa của mình, với lý do nguồn cung bị gián đoạn và triển vọng lạm phát thậm chí còn tệ hơn.

Những mặt hàng cần chú ý thuộc nhóm hàng hoá mà Nga nhà sản xuất chính, gồm dầu, khí đốt, nhôm, palladium, niken, lúa mì và ngô.

"Phạm vi giá trong ngắn hạn đối với các mặt hàng đã trở nên cực đoan, do lo ngại về leo thang quân sự, các lệnh trừng phạt năng lượng hoặc khả năng ngừng bắn. Chúng tôi kỳ vọng giá hàng hóa tiêu thụ mà Nga là nhà sản xuất chính sẽ tăng từ đây", Goldman cho biết trong một lưu ý cho khách hàng hôm 6/3.

Goldman tăng dự báo giá dầu Brent trong một tháng lên 115 USD/thùng từ mức 95 USD, và nói thêm rằng Nga đang bị cô lập hơn khi các lệnh trừng phạt của phương Tây bắt đầu. 

Từ góc độ vĩ mô, Goldman nâng triển vọng lạm phát, nói rằng họ ngày càng lo ngại về tốc độ lạm phát trong năm 2022. Và lạm phát cao trong năm 2022 sẽ khiến việc nâng lãi suất trở nên dễ dàng hơn đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed].

Ngân hàng hiện kỳ vọng lạm phát cơ bản sẽ ở mức 3,7% cho đến cuối năm nay. Ước tính trước đó là 3,1%. Về lãi suất, Goldman ước tính sẽ có 7 đợt tăng lãi suất trong năm 2022 và 4 đợt tăng nữa vào năm 2023.

Lần tăng lãi suất đầu tiên có thể sẽ diễn ra vào ngày 16/3, với CME Fed WatchTool dự đoán 92,5% khả năng tăng 25 điểm cơ bản, theo Kitco News. 

Và với bất ổn địa chính trị và kinh tế trong bối cảnh với sự leo thang gần đây tại Nga, Goldman dự đoán giá vàng tăng cao hơn trong những tháng tới và mục tiêu tiếp theo là mốc 2.150 USD/ounce. 

Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của OANDA, Edward Moya cũng cho biết 1.980 USD sẽ đóng vai trò là ngưỡng kháng cự trong ngắn hạn, và nói thêm rằng giá vàng có thể thay đổi 50 USD/ounce theo bất kỳ hướng nào. 

Tuy nhiên một khi giá lên chạm mức kháng cự này, thị trường sẽ cố định ở mức 2.000 USD/ounce. 

Các chất xúc tác đều ở đây. Một khi vàng phá vỡ mốc 2.000 USD, thì 2.050 - 2070 USD là phạm vi kháng cự tiếp theo, theo ông Moya. "Vàng đã hoạt động kém hơn rất nhiều các mặt hàng khác. Vì vậy vẫn còn động lực to lớn ở đây", ông nói thêm. 

Tuần này, thị trường sẽ tập trung vào các dữ liệu vĩ mô quan trọng được công bố vào thứ Năm [10/3], với chỉ số CPI của tháng 2 và báo cáo thất nghiệp của Mỹ. Quyết định về lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu [ECB] cũng sẽ diễn ra hôm 10/3.

Tố Tố

Sáng 23.4, giá vàng miếng SJC tại cửa hàng Mi Hồng [TP.HCM] mua vào là 69,65 triệu đồng/lượng và bán ra 70,15 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng so với cuối ngày hôm qua. Trên thị trường thế giới, giá vàng chốt cuối tuần ở mức 1.832,47 USD/ounce, giảm gần 20 USD so với hôm qua. Quy đổi tương đương, giá vàng thế giới đang ở mức 53,84 triệu đồng/lượng [chưa bao gồm thuế, phí]. Vàng thế giới giảm mạnh nhưng trong nước giảm không đáng kể nên mỗi lượng vàng SJC tiếp tục cao hơn 16,3 triệu đồng.

Giá vàng thế giới 'bốc hơi' 600.000 đồng, trong nước chỉ giảm 50.000 đồng

Giá vàng trong nước giảm ít hơn thế giới

Kim loại quý tiếp tục đi xuống vì những tín hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] sẽ thắt chặt chính sách nhanh hơn đã thúc đẩy lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD tăng cao. Hôm 21.4, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết mức tăng lãi suất 5 điểm phần trăm sẽ được thảo luận khi ngân hàng trung ương Mỹ nhóm họp vào tháng 5, cho thấy họ có thể sử dụng các hành động mạnh hơn để kiềm chế lạm phát đang tăng vọt.

Lập trường đó đã giúp lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ kéo dài đà tăng và cũng thúc đẩy đồng bạc xanh đi lên. Chỉ số USD-Index chốt phiên cuối tuần là 101,14 điểm sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 3.2020 là 101,58 điểm.

Ngược lại, thị trường chứng khoán Mỹ khép tuần trong sắc đỏ. Kết thúc phiên giao dịch ngày 22.4, các chỉ số chính trên Phố Wall đều lao dốc. Cụ thể, chỉ số Dow Jones rớt 981,36 điểm, tương đương 2,86% xuống 33.811,40 điểm; Chỉ số S&P 500 mất gần 2,8% xuống 4.271,78 điểm, ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 3 và Nasdaq Composite lùi 2,55% xuống 12.839,29 điểm. Đà giảm điểm trong ngày cuối tuần đã khiến Dow Jones rớt 1,9% trong tuần này là ghi nhận tuần sụt giảm thứ 4 liên tiếp. Còn S&P 500 mất 2,8%, đánh dấu 3 tuần giảm liên tiếp trong khi Nasdaq Composite là chỉ số giảm mạnh nhất trong tuần này, sụt 3,8%...

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề