Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Khi là một nhà thầu thì bạn nên biết thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để nắm thêm thông tin về Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhé!

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Đối với vấn đề thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Luật đấu thầu năm 2013 có quy định như sau:

– Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu: là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu…

– Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: là việc kiểm tra, đánh giá bằng văn bản của người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu sau khi dự án, dự toán mua sắm được phê duyệt hoặc đồng thời với quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điều kiện.

Căn cứ điều 37 Luật Đấu thầu 2013 quy định về trách nhiệm của các tổ chức đối với việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:

  • Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án [theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 74 Luật Đấu thầu 2013];
  • Thủ tướng chính phủ có trách nhiệm phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt [theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 82 Luật đấu thầu 2013];
  • Bộ kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án thuộc thẩm quyền xem xét của thủ tướng chính phủ[theo điểm a, khoản 2, Điều 83 Luật Đấu thầu 2013];

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Khoản 1 Điều 76 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định:

– Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý;

– Người đại diện theo pháp luật của cơ sở y tế ngoài công lập chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của đơn vị mình trong trường hợp có ký hợp đồng tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Căn cứ Điều 100 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thì trách nhiệm của Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

– Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư mà mình không phải là chủ đầu tư:

+ Có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo yêu cầu;

+Thực hiện các công việc khác về lựa chọn nhà thầu theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

– Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

+ Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu 2013.

– Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:

+ Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu 2013.

Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và Thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương:

– Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

+ Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu 2013 .

– Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:

+ Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu 2013.

+ Thực hiện các công việc khác về lựa chọn nhà thầu theo ủy quyền của cấp trên.

Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, người đứng đầu doanh nghiệp:

– Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

+ Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu 2013.

– Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:

+ Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu 2013 và theo ủy quyền.

Trách nhiệm của Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh:

– Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:

+ Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.

– Đối với dự án do mình thực hiện chức năng chủ đầu tư:

+ Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu 2013.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, mẫu đơn xin xác nhận độc thân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: //www.tiktok.com/luatsux
Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Phê duyệt lựa chọn nhà thầu là gì?

Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể hiểu là việc kiểm tra, đánh giá bằng văn bản của người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu sau khi dự án, dự toán mua sắm được phê duyệt hoặc đồng thời với quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điều kiện.

Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của ban quản lý dự án

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 16/2016/TT-BXD quy định:

“1. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Như vậy, dự án lựa chọn nhà đầu tư do Tỉnh quyết định và giao cho ban quản lý dự án thực hiện thuộc trường hợp ban quản lý dự án chuyên ngành, là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự đảm bảo chi thường xuyên. Việc thành lập ban quản lý dự án để đảm bảo tiến độ dự án được thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển của Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, kế hoạch đầu tư công trung hạn, chủ trương đầu tư và yêu cầu về tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.Căn cứ Khoản 2 Điều 63 Luật xây dựng 2014 và Khoản 3 Điều 17 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về chức năng của ban quản lý chuyên ngành như sau:– Làm chủ đầu tư một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách khi được giao. Căn cứ Điều kiện cụ thể của Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, người quyết định đầu tư xem xét, quyết định giao cho Ban quản lý dự án thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với từng dự án cụ thể– Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật– Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư– Thực hiện các chức năng khác khi được người quyết định thành lập Ban quản lý dự án giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 16/2016/TT-BXD– Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư– Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 59/2015 /NĐ-CP, trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định 59/2015 /NĐ-CP để thực hiện.

Khi tiến hành lựa chọn nhà đầu tư, nguồn nhân lực ban quản lý dự án không đủ để tiến hành tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thì có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện về năng lực để thực hiện phần công việc này.

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

Video liên quan

Chủ Đề