Trật tự thế giới nghĩa là gì

Lời người dịch: Trong việc định hình cho một trật tự thế giới mới, Henry Kissinger kết luận rằng theo đuổi quyền lợi quốc gia [theo kiểu Mỹ] và tuân thủ tinh thần trọng pháp trong hợp tác quốc tế [theo kiểu châu Âu] là điểm chính yếu. Thực ra, viễn kiến này chỉ đúng trong một chừng mực giới hạn.

Về mặt học thuyết, ông không nhận ra vai trò của các mạng lưới dân sự trong việc tăng cưồng hiệu năng phát triển cho các thể chế quốc nội và quốc tế; hiệu ứng lan toả của soft law trong tiến trình thành lập luật quốc tế. Về mặt thực tế, ông không hề đề cập đến vai trò năng động của châu Mỹ La tinh là một hậu phương chiến luợc của Hoa Kỳ.

Nếu đặt phần kết luận này trong bối cảnh quốc tế cực kỳ bất ổn và dồn dập như hiện nay: Pháp bị tổn thương, Liên Âu trên đà tan rã và văn minh phương Tây tàn lụn, thì Kissinger có hai thiếu sót chính:

Một là, bốn trụ cột nền tảng của các nước phương Tây là dân chủ đại nghị, kinh tế thị trường, thể chế pháp quyền và xã hội dân sự không còn đứng vững. Dù phương Tây có ý thức là phải cải cách toàn diện, nhưng suy trầm kinh tế kéo dài, nợ công chồng chất, khí hậu biến đổi khắc nghiệt, nạn khủng bố lan tràn nghiêm trọng, làn sóng di dân ào ạt và dân số lão hoá đáng ngại, tất cả trở lực này làm cho tình hình trầm trọng hơn.

Hai là, chính quyền ở các nước nghèo [như tại châu Phi] còn phải đấu tranh chống bất công xã hội, tham nhũng, bảo vệ môi trường, kiểm soát an ninh nội địa và gia tăng hợp tác khu vực và quốc tế. Chính quyền ở các nước độc tải [như tại Việt Nam] không muốn thay đổi chính thể trong khi dân chúng không quan tâm đến chính sự, nên triển vọng dân chủ hoá và phát triển càng bi quan hơn.               

***

Từ khởi điểm này chúng ta sẽ đi về đâu?

Tái tạo một hệ thống quốc tế là thử thách tối hậu cho giới lãnh đạo trong thời đại của chúng ta. Sự thất bại trong nhiệm vụ này sẽ không đem lại hình phat nặng nề như là một cuộc chiến tranh quy mô giữa các quốc gia [mặc dù ảnh hưởng của một số khu vực trong chiến cuộc này không thể loại trừ được] mà là một sự thay đổi về phạm vi gây ảnh hưởng mà ta có thể xác định được qua cấu trúc đặc biệt trong nước và các hình thức cai trị, ví dụ như các mô hình theo thoả ước Westphalia chống lại mô hình cực đoan của Hồi giáo.

Chính giới phải rà soát thực lực trong từng góc cạnh của mỗi lĩnh vực ảnh hưởng để so với các trật tự khác mà nó được xem là không chính thống. Khi các lĩnh vực được nối kết nhau để thông đạt tạm thời và liên tục tác động nhau, thì các cuộc phô trương thanh thế hoặc lợi thế về quy mô trong toàn lục địa hay thậm chí trên trên toàn thế giới sẽ giảm đi. Một cuộc đấu tranh giữa các khu vực có thể còn làm mất sức hơn là một cuộc đấu tranh giữa các quốc gia.

Việc mưu tìm hiện nay về một trật tự mới cho thế giới sẽ đòi hỏi một chiến lược liên hoàn để triển khai khái niệm về trật tự trong từng phạm vi của từng khu vực khác nhau, và mối liên hệ của các trật tự trong các khu vực này với nhau.

Mục tiêu này không nhất thiết là phải giống nhau hoặc thường tự kết hợp nhau: chiến thắng của một phong trào cực đoan có thể mang lại trật tự cho một khu vực, trong khi nó sẽ khơi mào cho một tình trạng hỗn loạn mới và còn cho tất cả các phong trào khác. Khi một quốc gia khống chế một khu vực của bằng phương tiện quân sự, thậm chí có vẻ mang lại một trật tự về mặt hình thức, thì tình trạng ổn định này cũng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng đối với các nơi khác trên thế giới.

Việc đánh giá lại các khái niệm về cán cân quyền lực đang tiến triển tốt. Về mặt lý thuyết, vấn đề cán cân của quyền lực nên được cân nhắc; trong thực tế, việc này đã chứng tỏ là rất khó dung hòa về các tính toán của một quốc gia với các tính toán của các quốc gia khác và khó đạt được một nhận thức chung về các giới hạn. Một chính sách ngoại giao dựa yếu tố phỏng đoán – dựa trên nhu cầu phải thích ứng các hành động mà việc đánh giá ta không kiểm chứng được – thể hiện chính xác nhất trong khoảng thời gian có biến động. Khi trật tự cũ thay đổi liên tục thì hình dạng thay thế là hoàn toàn không chắc chắn. Do đó, tất cả mọi sự đều tùy thuộc vào việc định hình cho một số quan niệm về tương lai. Nhưng sự thay đổi cấu trúc nội tại có thể đem lại những cách đánh giá khác nhau về ý nghĩa của xu hướng hiện nay và, quan trọng hơn, về các chuẩn mực đối nghịch nhau để giải quyết các khác biệt. Đây là khó khăn tiến thoái trong thời đại của chúng ta.

Một trật tự cho thế giới của các quốc gia khẳng định được phẩm giá từng cá nhân và việc nội trị có dân chúng tham gia, và sự hợp tác quốc tế theo các luật định do thoả thuận, thì một trật tự thế giới này có thể là niềm hy vọng và sẽ là nguồn cảm hứng của chúng ta. Nhưng sự tiến bộ hướng tới một trật tự này sẽ phải được duy trì thông qua một loạt các giai đoạn trung gian. Tại bất kỳ khoảng thời gian nhất định nào, chúng ta thường sẽ làm tốt hơn, như Edmund Burke đã từng viết, “để chấp nhận một số chương trình phù hợp mà không cầu toàn khi so với các lý tưởng trừu tượng, mà là cần thúc đẩy cho được hoàn hảo hơn,” và nó có nguy cơ khủng hoảng hay bị vỡ mộng khi ta kiên quyết đạt được ngay lập tức một kết cục tối hậu. Hoa Kỳ cần có một chiến lược và một chính sách ngoại giao cho phép giải quyết được tính phức tạp của vấn đề -, ý nghĩa cao cả của mục tiêu, cũng như tính cách bất toàn cố hữu trong những nỗ lực của con người trong hành động.

Để đóng một vai trò có trách nhiệm trong sự phát triển của một trật tự cho thế giới trong thế kỷ XXI, Hoa Kỳ phải chuẩn bị để đáp ứng cho một số vấn đề của chính mình.

Những gì mà chúng ta tìm cách ngăn chặn?, cho dù vấn đề sẽ xảy ra như thế nào đi nữa, và nếu cần thiết, thì liệu có phải chịu đơn độc không? Các câu trả lời này xác định được điều kiện tối thiểu về sự tồn vong của xã hội.

Những gì mà chúng ta tìm cách để đạt được, thậm chí nếu không có hỗ trợ bởi bất kỳ một nỗ lực đa phương nào? Những mục tiêu này xác định các mục tiêu tối thiểu của chiến lược quốc gia.

Những gì mà chúng ta tìm cách để đạt được, hoặc ngăn chặn, chỉ khi được hỗ trợ bởi một liên minh thôi hay sao? Điều này xác định những giới hạn ngoại tại của một ước vọng về mặt chiến lược của một quốc gia và coi đó như là một phần của một hệ thống trong toàn cầu.

Những gì chúng ta không nên tham gia, ngay cả khi bị thúc dục do một tổ chức đa phương hoặc một liên minh? Điều này xác định các điều kiện hạn chế trong sự tham gia của Mỹ trong trật tự cho thế giới.

Trên hết, bản chất của các giá trị mà chúng ta tìm cách nâng cao là gì? Những cách ứng dụng tùy thuộc một phần vào hoàn cảnh nào?

Trên nguyên tắc, các vấn đề tương tự cũng áp dụng cho các xã hội khác.

Đối với Hoa Kỳ, việc mưu tìm một trật tự cho thế giới vận hành dựa trên hai cấp độ: tuyên dương các nguyên tắc phổ quát cần phải được kết hợp song hành với một sự công nhận về tình trạng thực tế của lịch sử và văn hóa của các khu vực khác. Ngay cả những bài học của thập niên đầy thử thách cần được rà soát lại, việc khẳng định về đặc thù của Mỹ phải được duy trì.

Lịch sử không cho phép các quốc gia nghỉ ngơi để bỏ qua các cam kết hay không nhận ra bản sắc nhằm tạo thuận lợi cho các hành động khả dĩ ít gian nan hơn. Mỹ – khi thể hiện một đề xuất quan trọng cho thế giới hiện đại trong việc tìm kiếm của con người tự do, và một lực lượng địa chính trị tất yếu cho sự xác minh của các giá trị con người – Mỹ phải duy trì ý hướng lãnh đạo này.

Về mặt triết lý và địa chính trị, vai trò lãnh đạo của Mỹ sẽ không thể từ bỏ những thách thức trong thời đại của chúng ta. Tuy nhiên, một trật tự cho thế giới không thể đạt được bởi bất kỳ một quốc gia nào khi hành động đơn phương. Để đạt được một trật tự cho một thế giới đích thực, trong khi muốn duy trì các giá trị của riêng mình, thì các thành tố cho trật tự này cần phải có một nền văn hóa thứ hai có tính toàn cầu, theo cấu trúc, và hợp với pháp luật – một khái niệm về một trật tự để vượt qua được các quan điểm và lý tưởng của bất kỳ một khu vực hay quốc gia nào. Tại thời điểm này trong lịch sử, điều này có nghĩa là hệ thống theo kiểu Westphalia phải được hiện đại hóa để phù hợp các tình trạng thực tế hiện nay.

Làm sao chuyển dịch các nền văn hóa khác nhau vào chung thành một hệ thống? Hệ thống theo mô hình của Westphalia đã được soạn thảo bởi một số hai trăm đại biểu, mà không ai trong số họ đã được ghi tên vào biên niên sử như là một nhân vật quan trọng, những người đã gặp nhau tại hai thị trấn của Đức cách nhau bốn mươi dặm [một khoảng cách đáng kể trong thế kỷ XVII] trong hai nhóm riêng biệt.

Họ đã vượt qua trở ngại của mình bởi vì họ cùng chia sẻ những kinh nghiệm tàn phá của chiến tranh Ba mươi năm, và họ đã kiên quyết ngăn ngừa tình trạng này tái phát. Thời đại chúng ta, vì phải đối mặt với các triển vọng thậm chí quan trọng hơn, nên cần phải hành động về nhu cầu cần thiết của nó trước khi bị chìm đắm trong các thảm hoạ này.

Những sử liệu tản mác đầy bí ẩn từ thời cổ đại đã hé lộ một quan điểm về thân phận con người được đánh dấu bởi sự thay đổi và xung đột mà ta không thể nào chữa trị được. “Một trật tự thế giới” giống như là một ngọn lửa, “nhen nhúm và tàn lụn trong mức độ chừng mực,” với chiến tranh “Đức Thánh Cha và Đức Vua của tất cả muôn loài” tạo ra sự thay đổi trong thế giới. Nhưng “sự hiệp nhất của mọi sự lại nằm ở bên dưới cuả lớp bề mặt; nó phụ thuộc vào tình trạng phản ứng có quân bình giữa các phiá đối nghịch.”

Mục tiêu của thời đại chúng ta phải đạt được là một trạng thái cân bằng trong khi kiềm chế những hiểm hoạ của chiến tranh. Và chúng ta phải làm như vậy giữa dòng vũ bão của lịch sử. Các ẩn dụ nổi tiếng về điều này có truyền đạt trong một ý tưởng là “người ta không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông”. Người ta có thể so sánh lịch sử như một dòng sông, nhưng các dòng nước sẽ luôn biến đổi.

Cách đây rất lâu, khi còn trẻ, tôi đã đủ kiêu ngạo để nghĩ là tự mình có thể diễn đạt về “Ý nghĩa của Lịch sử.” Bây giờ, tôi biết rằng ý nghĩa của lịch sử là một vấn đề cần phải được khám phá, không phải là vấn đề để tuyên bố. Đó là một vấn đề mà chúng ta phải cố gắng trả lời tốt nhất là chúng ta có thể làm khi công nhận rằng vấn đề sẽ vẫn còn mở rộng để tranh luận; mỗi thế hệ sẽ được đánh giá là liệu xem họ đã có đối diện các vấn đề quan trọng nhất, có hậu quả nghiêm trọng nhất về thân phận con người đựợc hay không, và rằng liệu các chính khách có quyết định để đáp ứng những thách thức này được hay không trước khi có thể biết được kết quả của nó.

Đỗ Kim Thêm dịch, đăng trên Phía Trước
Henry Kissinger

Video liên quan

Chủ Đề