Chủ thể than thân trong bài ca dao Thân em như củ ấu gai là ai

Bài làm

Từ bao đời nay, trong tiếng ru của bà của mẹ cất lên những câu ca dao ngọt ngào. Ấy là bởi, ca dao dân ca gắn liền với đời sống của người dân lao động không chỉ xưa mà ngày nay nó đi liền với cuộc sống hiện đại. Bài ca dao “ Thân em như củ ấu gai” cất lên như tiếng than của người phụ nữ về giá trị bản thân.

“Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. Ai ơi nếm thử mà xem!

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

Bài ca dao mở đầu bằng mô típ quen thuộc trong ca dao than thân : “ Thân em”. Cùng với mô típ quen đó là vế so sánh: “Thân em như củ ấu gai”. Một cách so sánh thẳng thắn bộc trực, thừa nhận về chính mình của cô gái. Nhưng câu thơ thứ hai vang lên giọng điệu lại ngậm ngùi, xót xa: “Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”. Câu nói vừa thực lại vừa hình ảnh. Thực bởi đó là hình dạng, cấu tạo của củ ấu gai. Ấu gai có vỏ ngoài đen đậm, nhưng lột bỏ lớp vỏ ấy là một màu trắng ngọt ngào. Cô gái tự ví mình với củ ấu gai ý nói vẻ bề ngoài của mình không được ưa mắt, không xinh đẹp, kiều diễm, nhưng ẩn sâu bên trong, đằng sau lớp vỏ ấy là một tâm hồn trong sáng, thánh thiện, là một tâm hồn thuỷ chung, son sắt. Cặp từ đăng đối: “ đen – trắng” nhấn mạnh hơn ý muốn nói của nhân vật trữ tình. Người xưa có câu: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đó cũng là ý của cô gái, là cách dân gian nói hình ảnh về vẻ ngoài không thể đánh giá tất cả con người. Cái lí đã được trình bày một cách rất tường tận. Tiếp sau đó chính là việc cái tình đòi thổ lộ và bộc bạch “Ai ơi, nếm thử mà xem!”. Đó là một tiếng gọi, một lời mời – cứng cỏi, táo bạo mà không kém phần tha thiết. Tiếng gọi “ Ai ơi” tha thiết mà đầy xót xa nhưng cũng từ đó mà người đọc như càng thấu hiểu phẩm chất tốt đẹp của họ mà mọi người ít biết đến. Sự khẳng định phẩm chất của nhân vật trữ tình thấm đẫm sự chua xót, cay đắng khi một người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, thuỷ chúng, son sắt nhưng lại không được trân trọng. Tác giả dân gian như cùng cô gái mà đau đớt, xót xa. Câu cuối của bà ca dao như được thốt ra trung hậu, tình cảm và thấm thìa lạ thường: “Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”. Từ chỗ tồn tại như một đối tượng so sánh thuần túy, củ ấu gai bỗng chốc được đồng nhất với chính nhân vật trữ tình, khiến nhân vật trữ tình không ngần ngại dùng tiếng em lần thứ hai ở dòng thơ cuối, bất chấp trước đó “cô” đã dùng từ nếm có vẻ chỉ thích hợp với củ ấu gai thật sự mà thôi. Bài ca dao như đã nhấn mạnh đến giá trị đích thực của người con gái dịu hiền. Người phụ nữ nông dân tuy vất vả, lam lũ quanh năm và không ít lần họ đã tự so sánh “Thân em như củ ấu gai”. Cái củ ấu gai góc đến nhọn hoắt lại đen đủi sống dưới bùn sâu, chẳng mấy ai để ý tới, dẫu rằng bên trong nó vừa trắng, vừa ngọt, vừa bùi chứ không phải vì bên ngoài nó gai góc xấu xí mà bên trong nó cũng vậy. Người phụ Việt Nam ngày xưa cũng thế, ngày tối tần tảo lam lũ vất vả khiến họ chẳng có thời gian để chăm sóc bản thân. Nhưng vẻ ngoài đó không thể đánh giá tất cả bản thân họ bởi ẩn sâu bên trong là tâm hồn trong sáng, thuần hậu, thuỷ chung.

>> Xem thêm:  Phân tích bài "Thuế máu" lớp 8 của Nguyễn Ái Quốc hay ngắn gọn

Bài ca dao như tiếng nói chung của tất cả những người dân lao động ngày xưa. Đó là khao khát được bình đẳng, được trân trọng, được yêu thương. Giá trị của bài ca dao còn xanh mãi với muôn đời

Bài làm

Người phụ nữ trong xã hội xưa thường mang một thân phận vô cùng cay đắng, cùng cực. Họ không có quyền được mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình, không có quyền tự quyết định hạnh phúc lứa đôi.

Số phận cả đời của người phụ nữ luôn phụ thuộc vào cha mẹ, hoặc người chồng của mình. Bởi người phụ nữ xưa phải khoác lên mình rất nhiều trách nhiệm, nhiều thứ giá trị đạo đức, lễ giáo phong kiến.

Chính vì vậy, người con gái xưa thường gửi gắm những tâm tư nỗi niềm của mình vào trong những bài ca dao, dân ca như những lời oán than, than thân trách phận, trách số phận nghiệt ngã tạo ra nhiều sự éo le trắc trở đối với người phụ nữ.

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi,nếm thử mà xem

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi”

Trong bài ca dao này hình ảnh trữ tình chính là một cô gái tuổi mới trăng tròn, vừa chớm biết nhớ nhung, khi tuổi xuân đang phơi phới chờ trước mặt. Cô gái mong ước rất nhiều, mơ về hạnh phúc lứa đôi, về mong muốn sẽ tìm được một người con trai hiểu được tâm tư tình cảm của mình, thấu hiểu nỗi lòng và yêu thương mình chân thành.

Xem thêm:  Soạn Bài Tổng Quan Văn Học Việt Nam

phụ nữ phong kiến

Nhưng đó chỉ là ước nguyện xa xôi mà thôi, bởi trong xã hội cũ việc trai gái tự do yêu đương rồi tiến tới hôn nhân là điều gần như không thể. Mà cuộc hôn nhân của trai gái, đặc biệt của người con gái là do mai mối, cha mẹ sắp đặt.

Theo lễ giáo "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" kể cả phải ngồi vào cọc trâu, cọc bò cũng phải cam chịu số phận. Chính vì thế người con gái xưa mới kêu lên ai oán rằng

"Thân em như củ ấu ấu

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen"

Trong hai câu ca dao này nhân vật trữ tình đã ví von mình giống như một của ấu gai xấu xí, xù xì góc cạnh, không hề dễ thương, đẹp đẽ chút nào. Nhưng đó chỉ là vẻ bên ngoài, là những gì cô gái muốn ẩn đi mà thôi, còn nội tâm người con gái lại vô cùng trong sáng, thủy chung, son sắc.

Tâm hồn cô gái là một người phụ nữ hiền lành đôn hậu, có trái tim nhân ái. Như bà Hồ Xuân Hương xưa đã phải kêu lên trong bài thơ "Bánh trôi nước" rằng:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi, ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Trong bài ca dao này người phụ nữ cũng có cùng tâm trạng với bà Hồ Xuân Hương xưa. Họ đều là những người phụ nữ bị cuộc đời nghiệt ngã xô đẩy tới bước đường cùng không thể tự mình lựa chọn số phận, hạnh phúc cho riêng mình, dù bên trong tâm hồn của họ đều là những con người thánh thiện, thủy chung son sắc.

"Ai ơi,nếm thử mà xem

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi”

Trong hai câu thơ này người con gái muốn oán trách số phận nhiều xót xa của mình, muốn lên án tội ác của chế độ xưa khi đẩy những người con gái thủy chung, son sắc phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, cay đắng trăm bề

Nghệ thuật đối lập giữa trắng và đen, xù xì với ngọt bùi thể hiện tâm hồn người con gái ngây thơ, lương thiện xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc.

Tác giả xưa đã vô cùng tinh tế khi tạo ra sự đối lập giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong để nói lên nỗi lòng của người con gái đang yêu, khao khát được yêu thương, được hạnh phúc.

  • phan tichi than em nhu cu au gai

Trong kho tàng văn hóa dân tộc, ca dao được coi là tiếng hát của những người bình dân. Qua những lời ca ấy, người ta thường gửi gắm vào đó tâm trạng, nỗi lòng của mình. Bên cạnh những câu hát ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người. Thì còn xuất hiện cả những lời than thân, trách phận. Và mô típ “Thân em” là mô típ ca dao quen thuộc, kể về số phận hẩm hiu của phụ nữ thời phong kiến. Trong đó có thể kể đến bài ca dao Thân em như củ ấu gai:

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi

Xem thêm bài viết: Ca dao “Trắng da vì bởi phấn dồi/Đen da vì bởi em ngồi chợ trưa”

Thân em như củ ấu gai

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Mở đầu bài ca dao là hình ảnh khá quen thuộc với người nông dân – củ ấu gai. Bằng biện pháp so sánh Thân em như củ ấu gai, người phụ nữ trong bài ca dao này đã tự ví von mình với “củ ấu gai”.

Đây là một loại củ thường có nhiều ở đồng sâu, đồng trũng. Nó có hai hoặc ba sừng. Vỏ bên ngoài thì đen đủi, sần sùi, thô kệch. Có thể thấy, với cách so sánh trên, thì vị trí của người phụ nữ trong xã hội cũ không hề được coi trọng. Phụ nữ bị so sánh với thứ củ quá tầm thường, xù xì góc cạnh.

Đáng buồn hơn là nhận định này lại xuất phát từ chính phụ nữ. Có lẽ vì cuộc sống cơ cực, dầm sương dãi nắng để kiếm sống nên vẻ ngoài của họ mới lam lũ như vậy.

Phụ nữ thời nào cũng khổ. Phụ nữ không có vẻ ngoài ưa nhìn thì lại càng khổ hơn gấp bội. Tự nhận mình là “củ ấu gai” chắc chắn người phụ nữ ấy cũng đang có chút chạnh lòng và tự tin về nhan sắc của mình.

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Tuy nhiên, “củ ấu gai” ấy mặc dù vỏ đen nhưng lại có phần ruột trắng nõn nà. Nếu nói vỏ là vẻ ngoài, thì ruột ở đây chính là tâm hồn của cô gái ấy.

Đó là một tâm hồn trong sáng thuần khiết. Là cái đẹp thanh cao, cái đẹp giản dị. Nó không bao giờ bị mất đi hay phai nhòa theo năm tháng như những vẻ ngoài bóng bẩy.

Nếu câu đầu của bài ca dao khiến ta thất vọng về hình ảnh người phụ nữ bao nhiêu. Thì ở câu thứ hai này, hình ảnh của cô gái ấy lại đẹp lên bấy nhiêu. Chính bởi sự so sánh tưởng chừng như không cân xứng ấy, đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn.

Dẫu cho vẻ ngoài có đôi chút xấu xí. Nhưng họ vẫn mang trong mình tấm lòng son sắt, trái tim chung thủy và một tâm hồn đẹp.

Bài ca dao Thân em như củ ấu gai đã vô cùng tinh tế khi tạo ra sự đối lập giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong. Nó còn đem đến bài học về cách đánh giá con người. Mà ở đó vẻ đẹp tâm hồn được coi trọng hơn cả.

Ai ơi nếm thử mà xem/ Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi

Ở hai câu đầu, cô gái dường như đã có lời giới thiệu tường tận về mình. Tiếp sau đó chính là những lời thổ lộ và bộc bạch.

“Ai ơi nếm thử mà xem” – một tiếng gọi, một lời mời đầy cứng cỏi, táo bạo mà cũng đầy chua xót. Bởi ở đấy người phụ nữ bị coi như một món hàng mà cá nhân mình phải tự mở miệng rao bán.

Sở dĩ phải mời mọc da diết đến nghẹn lời như vậy là bởi phẩm chất tốt đẹp của họ ít ai biết đến. Cái củ ấu gai góc đến nhọn hoắt lại đen đủi sống dưới bùn sâu. Vì thế nên chắc ai cũng tưởng rằng phẩm giá và nhân cách nó cũng tầm thường như vẻ ngoài. Muốn mọi người hiểu và sẻ chia, cô gái đành tự quảng cáo về bản thân mình.

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi là sự khẳng định thêm về phẩm giá của cái “ruột trắng”. Sự khẳng định ấy chứa đựng một nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận người con gái nghèo khổ trong xã hội cũ.

Hay nói cách khác đó là sự thể hiện khát khao được thấu hiểu và đồng cảm của họ. Thân là phụ nữ, sinh ra đã phải chịu bao nhiêu đắng cay khổ cực. Bởi vậy họ chỉ có mong muốn duy nhất là được làm chính mình và được người khác công nhận với tất cả vẻ đẹp nhân bản và sự “ngọt bùi” của mình.

Tự ví mình như củ ấu bé nhỏ, rồi mời mọc ân tình, ta thấy dường như nhu cầu, khát khao được yêu thương của người phụ nữ đã được bộc lộ. Đó cũng là cách nghĩ, là hành động táo bạo của họ lúc bấy giờ.

Tham khảo thêm bài viết: Ca dao “Ăn thì ăn những miếng ngon/Làm thì chọn việc cỏn con mà làm”

Chỉ có vẻ đẹp tâm hồn là trường tồn

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi

Bài ca dao chỉ vẻn vẹn bốn câu lục bát nhưng đem đến cho ta nhiều cung bậc cảm xúc.

Nó cho ta thấy rõ, đánh giá một người phụ nữ nói riêng, hay một cá nhân nói chung, không thể chỉ nhìn vào vẻ ngoài. Mà hơn thế ta phải tìm hiểu vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp của tâm hồn, trí tuệ. Vẻ đẹp bên ngoài vô cùng cuốn hút và hấp dẫn nhưng nó sẽ lụi tàn đi theo thời gian năm tháng. Chỉ có vẻ đẹp bên trong là giá trị vĩnh cửu. Nó tồn tại mãi và đi cùng với cuộc sống, vun đắp cho hạnh phúc sau này của con người.

Trí tuệ chính là vẻ đẹp tiềm ẩn của người phụ nữ. Muốn chiêm ngưỡng được vẻ đẹp ấy đòi hỏi ta phải là người tinh tế và đầy thấu hiểu.

Đó cũng chính là triết lý nhân sinh sâu sắc mà dân gian muốn gửi gắm đến độc giả.

Thân em như củ ấu gai

Phụ nữ 4.0 đẹp và tài

Ngày nay, nhờ có sự xuất hiện của mĩ phẩm và các công nghệ làm đẹp nên vẻ ngoài của các bóng hồng không còn là vấn đề quá quan trọng. Vị thế của phụ nữ đã thay đổi. Và phụ nữ cũng không còn vất vả, lam lũ như trước. Có vẻ ngoài đẹp đẽ là một việc khá dễ dàng.

Tuy nhiên, trước sự thay đổi của xã hội, phụ nữ thời nay vẫn cần có được phần “ruột trắng” chất lượng. Dù thời đại nào, hay ở bất cứ đâu, vẻ đẹp trí tuệ vẫn luôn được coi trọng.

Hơn hết, sự hài hòa về cả bên trong lẫn bên ngoài đang trở thành tiêu chí cho người phụ nữ hoàn hảo. Phụ nữ 4.0 không chỉ đẹp mà còn giỏi giang, tháo vát cả việc nhà và việc nước.

Mỗi người phụ nữ cần hiểu được vai trò, giá trị của bản thân mình. Từ đó yêu thương mình hơn, cố gắng nhiều hơn. Xứng đáng trở thành một nửa hoàn hảo của phái mạnh.

Lời kết

Bài ca dao dù ngắn nhưng lại ý nhị, sâu sắc. Qua đó, ta thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với số phận hẩm hiu và cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Chứa đựng trong vài dòng ngắn ngủi là một lời than, một tiếng nói khẳng định mình. Đó cũng một bài học về cách thẩm định các giá trị, một nhu cầu và khát vọng yêu đương.

Bài ca dao Thân em như củ ấu gai còn như tiếp thêm sức mạnh cho những người phụ nữ. Dù cho vẻ ngoài còn nhiều khiếm khuyết nhưng quan trọng hơn là ta có được một tâm hồn trong sáng, thanh khiết. Quan trọng hơn là ta có được tấm lòng thủy chung, son sắt, tràn ngập yêu thương.\

Tham khảo thêm bài viết: Ca dao “Chim trời ai dễ đếm lông/Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày”

Gõ Tiếng Việt > Ca dao tục ngữ thành ngữ > Thân em như củ ấu gai

Download Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun

Xem thêm: ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Video liên quan

Chủ Đề