Trẻ 4 tháng tuổi có nên bổ sung DHA

DHA là một trong 3 loại axit béo Omega-3 phổ biến nhất hiện nay mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng cần bổ sung cho con. Thế nhưng vẫn chưa có nhiều cha mẹ biết nên bổ sung DHA cho trẻ nhỏ từ khi nào là phù hợp.

Thông qua một số nghiên cứu về DHA trên thế giới, những nội dung dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguồn cung cấp DHA mà cha mẹ nên sử dụng cho con, nên bổ sung DHA cho con từ khi nào, và bổ sung bao nhiêu là đủ.

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA DHA ĐỐI VỚI TRẺ EM

DHA là hoạt chất quan trọng trong cấu trúc của não bộ và võng mạc mắt. Não bộ của trẻ thường phát triển với tỉ lệ và tốc độ nhanh chóng trong khi vẫn còn là bào thai cũng như trong những năm đầu đời. Bắt đầu từ tuần thứ 3 của thai kì, não bộ của trẻ sẽ bắt đầu thu thập DHA để tạo nên các nơ-ron thần kinh.

Trong giai đoạn bộ não phát triển mạnh mẽ nhất, ước tính có đến 250.000 tế bào thần kinh được tạo ra trên mỗi phút. Trên thực tế, không có loại axit béo nào cần thiết đối với bộ não hơn DHA. Cụ thể, theo chuyên gia dinh dưỡng Evelyn Tribole, tác giả của cuốn Cẩm Nang Bổ Sung Omega-3 [The Ultimate Omega-3 Diet], cơ thể trẻ em cần axit béo Omega-3 giống như người lớn cần vitamin. Và DHA cũng cần thiết đối với sự phát triển của não bộ bé giống như là canxi cần thiết đối với xương vậy.

DHA mang đến rất nhiều lợi ích cho cả mẹ lẫn bé, như là giảm thiểu nguy cơ sinh non, trầm cảm sau sinh, và tăng cường khả năng nhận thức ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ DHA khi bé ở trong bụng mẹ và khi bé còn sơ sinh cũng đem lại khả năng kháng viêm, và giảm thiểu khả năng mắc các bệnh nghiêm trọng về sau, như là béo phì, bệnh tim mạch, và tiểu đường.

Đối với não bộ, DHA không hoàn toàn đóng vai trò giúp trẻ thông minh hơn. Nhưng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể tăng cường khả năng tập trung của trẻ trong học tập. Ví dụ, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí sức khỏe PLOS ONE vào năm 2013 đã phát hiện ra rằng hàm lượng DHA trong máu thấp có quan hệ mật thiết với chứng đọc chậm, trí nhớ kém, và nhiều vấn đề về hành vi ở trẻ.   

2. NHỮNG NGUỒN DHA TRONG THỰC PHẨM

Cơ thể con người không có khả năng tự tổng hợp axit béo omega-3 mà phải bổ sung từ các nguồn bên ngoài, bao gồm cả thực phẩm nguồn gốc thực vật và động vật.

Mặc dù thực phẩm nguồn gốc thực vật có hàm lượng omega-3 cao, như là quả óc chó, hạt bí ngô, hạt lanh,…có thể được chuyển hóa thành DHA và EPA sau khi cơ thể mẹ hấp thụ cho con. Tuy nhiên, DHA và EPA trong thực vật chỉ có hiệu quả khoảng 10% so với DHA và EPA lấy trong hải sản hay các loại thực phẩm nguồn gốc động vật khác. Hiểu cách khác, cơ thể trẻ em không thể dựa vào thực phẩm có nguồn gốc thực vật để có đầy đủ DHA và EPA được.

Thay vào đó, các loại cá béo, dầu cá, và sản phẩm trích xuất từ dầu cá sẽ cung cấp đầy đủ lượng DHA trong thời gian ngắn hơn, nhanh chóng hơn. Biểu đồ dưới đây sẽ cho cha mẹ thấy hàm lượng DHA lý tưởng được tìm thấy trong thực phẩm:

3. NÊN BẮT ĐẦU BỔ SUNG DHA CHO TRẺ NHỎ TỪ KHI NÀO? 

3.1. Bổ sung DHA cho bé từ khi còn trong bụng mẹ

Sinh non là hiện tượng chỉ những bé được sinh ra trước khi bào thai được 37 tuần, và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng thiểu năng hoặc thậm chí là tử vong trong vòng 5 năm đầu đời của trẻ. Trên thực tế, nguyên nhân của hiện tượng này đã được tìm ra thông qua rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu trên thế giới, đó chính là sự thiếu hụt omega-3 DHA trong cơ thể người mẹ khi mang bầu.

Chính vì vậy, trẻ em nên được bổ sung đầy đủ DHA bắt đầu ngay từ khi còn trong bụng mẹ để tránh hiện tượng này. Khuyến khích phụ nữ có thai bổ sung cá [với hàm lượng thủy ngân thấp] trong bữa ăn hàng ngày hoặc uống viên bổ sung omega-3 DHA chính là phương pháp hiệu quả, giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé sau khi sinh ra.

Hơn nữa, DHA còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào màng não, nơ-ron thần kinh, hoàn thiện võng mạc mắt và cột sống. Vì vậy, cung cấp đầy đủ DHA cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ chính là cách tốt nhất để bé có thị lực, khả năng nhận thức, và hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Hàm lượng DHA mà mỗi bà bầu cần đảm bảo cho cơ thể là khoảng 100-200mg mỗi ngày. Những thực phẩm có thể đem đến lượng DHA dồi dào cho bé chính là cá hồi, thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, và các loại hạt, như là hạt óc chó, hạt bí, hay hạt hạnh nhân.

3.2. Bổ sung DHA từ khi sơ sinh

3.2.1.Bổ sung DHA khi bé từ 0-6 tháng tuổi

Giai đoạn sơ sinh từ 0-6 tháng là giai đoạn não bộ trẻ sơ sinh phát triển đến kích cỡ bằng 3/4 so với kích cỡ của não người trưởng thành. Các tế bào não chịu trách nhiệm cho khả năng nhận thức, cảm xúc, hành vi cũng sẽ được phát triển mạnh mẽ trong thời gian này. Vì thế, bé cần khoảng 17-19mg/100 kcal DHA mỗi ngày để phát triển toàn diện những chức năng này.

Đối với trẻ từ 0-6 tháng và chưa bước vào giai đoạn ăn dặm, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chủ đạo giúp chuyển giao omega-3 DHA cho bé.

Hàm lượng DHA có trong sữa mẹ lại phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn hàng ngày của mẹ. Do đó, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia khuyến khích các bà mẹ đang cho con bú ăn nhiều loại cá béo, cá nước lạnh, như là cá ngừ, cá hồi, và trứng. Một số nguồn cung DHA quan trọng khác có thể kể đến đó là hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia, các loại dầu ép từ các loại hạt này, cải xanh, và súp lơ.

3.2.2. Bổ sung DHA khi bé từ 6 tháng – 2 tuổi

Khoảng thời gian này, những tế bào não bên phải phụ trách các hoạt động phi ngôn ngữ của cơ thể và tế bào não phía sau điều khiển khả năng phối hợp vận động, thăng bằng cơ thể, sẽ là những bộ phận phát triển với tốc độ nhanh nhất. Bé sẽ cần từ 100-150mg DHA mỗi ngày để những tế bào này có thể phát triển đúng tốc độ của chúng.

6 tháng – 2 tuổi cũng là giai đoạn bé đã bước vào ăn dặm. Thế nên, ngoài sữa mẹ, thức ăn hàng ngày cũng sẽ đóng vai trò thiết yếu để bổ sung DHA. Lúc này, mẹ nên tham khảo chuẩn bị thực đơn ăn dặm ngon miệng cùng các loại thực phẩm có thành phần DHA đầy đủ cho bé, như là ngũ cốc cho trẻ em, sữa bột, trứng, đậu,…

3.3. Bổ sung DHA cho bé từ 2-8 tuổi

Từ 2-8 tuổi sẽ là giai đoạn bé chuyển tiếp từ phát triển các tế bào não phải sang tế bào não trái. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm cho khả năng về ngôn ngữ, ghi nhớ, và tư duy. Sau 8 tuổi, trí lực của bé sẽ không còn có sự phát triển rõ rệt nữa, mà nhường chỗ cho khả năng tích lũy tri thức và kỹ năng của bé.

Chính vì vậy, đây là giai đoạn quan trọng không kém so với hai giai đoạn trên, đóng vai trò tiền đề cho quá trình học tập của bé trên trường lớp sau này. Bé sẽ cần từ 200-250mg DHA mỗi ngày để tăng cường khả năng ghi nhớ và tập trung lên cao độ.

Ở độ tuổi này, bé đã có thể tiêu hóa được nhiều loại thức ăn, nên mẹ có thể cho bé ăn đa dạng các loại cá giàu DHA, như là cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá bơn để cung cấp đầy đủ hoạt chất này. Ngoài ra, một số loại thực phẩm như sữa chua, ngũ cốc, và trứng cũng dễ hấp thụ và chế biến để bổ sung DHA cho bé.

4. MẸ BẦU CÓ NÊN BỔ SUNG DHA BẰNG THỰC PHẨM BỔ TRỢ SỨC KHỎE?

Theo thống kê của Bộ Y Tế, tỉ lệ trẻ sinh non tại Việt Nam những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng. Ở thời điểm hiện tại, tỉ lệ sinh non đã chạm đến 7%, tương đương mỗi năm nước ta có khoảng 100.000-110.000 trẻ sinh non. Những trẻ này thường rất yếu, cân nặng dưới 1,5 kg, và phải chịu đựng nhiều căn bệnh nghiêm trọng như là suy hô hấp, thiếu máu, vàng da, và bại não.

Vì vậy, để con sinh ra đủ tháng, không bị khiếm khuyết về não bộ, khỏe mạnh, nhận thức sớm, và sau này học tập tốt hơn, mẹ nên bù đắp lượng DHA mà thực phẩm không thể cung cấp đầy đủ cho con từ sớm thông qua thực phẩm chức năng.

Khi đó, cơ thể mẹ sẽ không cần tốn công sức tổng hợp mà DHA sẽ trực tiếp đi vào mạch máu và bé sẽ hấp thụ qua đường nhau thai, giảm được tỉ lệ sinh non và giúp bé tăng cường trí não cùng với thị lực nhanh chóng hơn sau khi ra đời.

5. OMEGA-3 NATURE'S WAY FISH OIL 1000MG - VIÊN UỐNG BỔ SUNG DHA CHO CẢ MẸ LẪN CON

Viên uống dầu cá Fish Oil đến từ Nature’s Way – hãng thực phẩm chức năng dành cho trẻ em hàng đầu nước Úc – cung cấp tới 1000mg dầu cá tinh khiết cho phụ nữ mang thai. Trong đó, hàm lượng DHA và EPA chiếm tổng cộng tới 300mg, sẽ giúp phát triển hệ thần kinh và trí lực của bé một cách toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.

Hơn nữa, sản phẩm được chiết xuất từ cá cơm, một trong 15 loại cá chứa hàm lượng thủy ngân thấp nhất theo nghiên cứu của FDA kết hợp với Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ. Và trải qua quy trình sản xuất hiện đại, tách thủy ngân ra khỏi dầu cá của Nature’s Way, Fish Oil chính là viên uống dầu cá vô cùng an toàn đối với sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.

Ngoài ra, viên uống Fish Oil hoàn toàn không có mùi tanh và không bị kết dính, giúp mẹ bầu dễ uống, dễ hấp thụ, và dễ bảo quản.

THÔNG TIN SẢN PHẨM:

Đối tượng và liều lượng sử dụng:

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Uống 3 viên / ngày.

- Người lớn duy trì sức khỏe tổng thể: Uống 3 viên / ngày với thức ăn.

- Người bị bệnh về tim mạch: Uống 2 viên / 2 lần mỗi ngày với thức ăn.

- Người bị viêm khớp: Uống 3-4 viên / 3 lần mỗi ngày với thức ăn hoặc theo khuyến nghị của chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.

- Trẻ em 2-12 tuổi: Uống 1 viên / ngày [vắt vào sữa, nước trái cây hoặc ngũ cốc], hoặc theo quy định chuyên nghiệp. Nếu các triệu chứng vẫn còn, tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bé

Nhà sản xuất: Nature’s Way – Úc

Xem thêm thông tin chi tiết về sản phẩm: TẠI ĐÂY

HOTLINE TƯ VẤN: 1800 6284

*Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Đình Bách - Cố vấn chuyên môn của nhathuoc365.vn

Video liên quan

Chủ Đề