Trẻ đi tướt mọc răng uống thuốc gì

Mọc răng khiến trẻ đau ngứa khó chịu, đôi khi còn kèm theo triệu chứng sốt, biếng ăn, hay quấy khóc khiến cha mẹ lo lắng. Lúc này, nhiều bậc phụ huynh nghĩ đến việc dùng thuốc để trẻ bớt khó chịu. Vậy trẻ mọc răng có nên uống thuốc không và chăm sóc trẻ khi mọc răng thế nào để trẻ dễ chịu hơn mà không cần lạm dụng thuốc?

1. Dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết trẻ mọc răng

Thông thường, độ tuổi trẻ bắt đầu mọc răng sữa là vào khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh. Trẻ sẽ liên tục mọc các răng cho đến khi hoàn thiện hai hàm răng vào khoảng trên 3 tuổi. Tùy từng cơ địa và sự phát triển mà trẻ có thể mọc răng sớm hoặc muộn hơn.

Trẻ thường bắt đầu mọc răng khi 6 tháng tuổi

Khi mọc răng, trẻ thường gặp nhiều triệu chứng khó chịu khiến trẻ quấy khóc, chán ăn, bỏ ăn và khiến cha mẹ lo lắng như:

1.1. Chảy nước dãi

Trẻ ở độ tuổi mọc răng thường chảy nước dãi nhiều hơn bình thường khiến cằm thường xuyên ẩm ướt. Hãy dùng khăn mềm hoặc giấy khô thấm nước dãi cho trẻ thường xuyên.

1.2. Khó ngủ

Mọc răng gây cảm giác đau ngứa, bứt rứt nên giấc ngủ đêm của trẻ thường bị xáo trộn. Hãy tập thói quen và giờ ngủ cho trẻ, dỗ dành để trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

1.3. Sưng nướu và sốt

Khi nhìn vào miệng trẻ đang mọc răng, các chồi nhỏ sẽ xuất hiện và chồi lên dọc theo nướu của trẻ. DÙng ngón tay sạch chạm vào nướu, cha mẹ sẽ thấy răng cứng ở bên dưới.

Mọc răng thường khiến trẻ bị sốt và khó chịu

Ngoài ra, mọc răng cũng thường khiến trẻ sốt nhẹ nhưng thường không sốt quá nặng và kéo dài. Trường hợp sốt cao kèm các triệu chứng nặng khác thì có thể do nguyên nhân khác ngoài mọc răng.

2. Trẻ mọc răng có nên uống thuốc không?

Sốt và đau đớn là những triệu chứng điển hình khiến trẻ khó chịu nhất khi mọc răng, vậy có thể dùng thuốc điều trị hai nhóm triệu chứng này không?

2.1. Sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng có thể bị sốt nhẹ đến vừa với nhiệt độ cơ thể dưới 38 độ C, trong trường hợp này cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ liên tục. Áp dụng các biện pháp giảm thân nhiệt cho trẻ nếu sốt không quá cao như: chườm ấm, cho trẻ bú nhiều hơn, uống nhiều sữa và nước hơn, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát thấm mồ hôi tốt,…

Trường hợp trẻ sốt cao do mọc răng từ trên 38.5 độ C, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều lượng phù hợp với cân nặng. Thuốc hạ sốt Paracetamol là thuốc hạ sốt phổ biến nhất được dùng cho trẻ bị sốt do mọc răng.

Mọc răng thường khiến trẻ sốt nhẹ đến vừa

Nếu trẻ sốt cao kèm theo dấu hiệu co giật toàn thân, cơ thể mệt mỏi, li bì, hôn mê,… thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Trường hợp này khả năng sốt do mọc răng kết hợp với nguyên nhân bệnh lý khác cần được điều trị và chăm sóc y tế.

2.2. Dùng thuốc giảm đau cho trẻ mọc răng

Nếu cơn đau ngứa nghiêm trọng khiến trẻ quấy khóc, không thể bú sữa hoặc ăn uống bình thường thì có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc thường được dùng là Acetaminophen, dù là thuốc không kê đơn nhưng vẫn nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và liều lượng phù hợp với cân nặng.

Với trẻ sơ sinh, có thể dùng thuốc giảm đau ibuprofen khi trẻ đau do viêm nướu răng. Tuy nhiên thuốc có thể gây kích ứng dạ dày nên cần theo dõi cẩn thận khi cho trẻ dùng.

2.3. Thuốc bôi ngoài da khác cho trẻ mọc răng

Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại gel, kem bôi tê dùng để bôi lên nướu răng, gisp giảm đau cho trẻ đang trong giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng các loại thuốc này, tránh các thành phần có thể gây hại cho trẻ như benzocain,…

Thuốc điều trị có thể gây một vài phản ứng không mong muốn, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí trong các trường hợp này.

Cẩn thận khi dùng thuốc bôi cho trẻ mọc răng

3. Chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào cho đúng?

Để giảm triệu chứng khó chịu và giúp trẻ trải qua giai đoạn mọc răng này dễ dàng hơn, các biện pháp chăm sóc dưới đây là cần thiết. Cha mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc liên hệ với bác sĩ nếu triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.

3.1. Hạ sốt tự nhiên cho trẻ

Trước khi tìm đến thuốc hạ sốt, trẻ bị sốt do mọc răng không quá nghiêm trọng có thể hạ sốt bằng các biện pháp như: cho trẻ uống nước ấm, lau người cho trẻ bằng nước ấm, cho trẻ bú nhiều hơn, mặc đồ rộng rãi thấm hút mồ hôi tốt,…

Nếu trẻ sốt không chịu uống nước hay bú sữa, cần dùng tăm bông thấm nước sạch để chấm vào miệng bé tránh tình trạng mất nước khô môi,... Chườm lạnh với đá ướp trong khăn ướt có thể làm dịu cảm giác đau khi mọc răng cho trẻ, tuy nhiên tránh chườm quá lâu hoặc dùng đá trực tiếp có thể gây tổn thương nướu của trẻ.

3.2. Vệ sinh răng miệng cho bé

Trong giai đoạn trẻ mọc răng, cần chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt tránh nhiễm trùng và cản trở việc mọc răng. Hãy thường xuyên dùng khăn sạch lau nước miếng chảy quanh miệng của trẻ, cho trẻ uống nước để làm sạch nướu sau khi trẻ bú hoặc ăn.

Cha mẹ nên lưu ý vệ sinh răng miệng cho trẻ mọc

Vùng nướu của trẻ khi mọc răng có thể bị sưng đỏ hoặc dễ nhiễm trùng hơn, do đó nên vệ sinh bằng miếng gạc chuyên dụng hoặc vải mềm từ 1 - 2 lần mỗi ngày. Nếu nướu bị nhiễm trùng, tấy đỏ, có dịch viêm thì nên đưa trẻ đi khám để dùng thuốc điều trị sớm.

3.3. Tránh cho trẻ làm tổn thương miệng

Cảm giác đau ngứa do mọc răng khiến trẻ khó chịu và trẻ có thể gặm mút tay hay các vật dụng cứng xung quanh. Cha mẹ nên loại bỏ những đồ chơi cứng, vật dung có cạnh sắc nhọn có thể gây tổn thương nướu lợi cho trẻ.

Thời gian trẻ mọc răng sẽ thường quấy khóc, biếng ăn hơn bình thường song lúc này, cha mẹ nên ở cạnh an ủi, động viên trẻ. Trẻ an tâm và được chăm sóc tốt thường sẽ cảm thấy dễ chịu và vượt qua giai đoạn mọc răng quan trọng này dễ dàng hơn.

Để biết trẻ mọc răng có nên uống thuốc không và khi nào nên dùng thuốc cần theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng sức khỏe của trẻ khi mọc răng, hãy liên hệ đến tổng đài của MEDLATEC 1900 56 56 56.

Giai đoạn trẻ sơ sinh đi tướt, mọc răng thường có các triệu chứng đặc trưng như sốt, quấy khóc, ho. Và đặc biệt là “đi tướt”. Trẻ đi tướt mọc răng khiến nhiều mẹ lo lắng nhưng đây lại là một hiện tượng bình thường với một số trẻ. Hiểu rõ nguyên nhân cũng như dấu hiệu và các mẹo đơn giản khi trẻ sơ sinh đi tướt mọc răng để giúp các mẹ chăm sóc cho bé nhé!

1. Đi tướt mọc răng là gì?

Đi tướt hay còn gọi là đi ngoài ở trẻ là tình trạng thường xuất hiện khi trẻ mọc răng

Đi tướt hay còn gọi là đi ngoài ở trẻ là tình trạng thường xuất hiện khi trẻ mọc răng. Đây là hiện tượng khá bình thường, là phản ứng của cơ thể đánh dấu sự phát triển mới của trẻ.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà đi tướt có thể nhiều lần một ngày. Đối với những trẻ có sức khỏe yếu, mỗi ngày trẻ có thể đi tướt mọc răng tới từ 5 – 7 lần, Tuy nhiên với những trẻ bình thường thì số lần này ít hơn từ 2 đến 3 lần.

2. Trẻ sơ sinh đi tướt mọc răng có nguy hiểm không?

Mọc răng trẻ thường bị sốt và tiêu chảy khiến bé mệt mỏi, mất nước

Bất kỳ tình trạng bất thường nào ở trẻ nhỏ mà không được theo dõi kịp thời. Sẽ gây ra những hậu quả rất lớn vì sức đề kháng của trẻ còn non yếu.

Khi trẻ bị đi tướt mọc răng mà các mẹ không biết xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con. Do đó, mẹ cần lưu ý quan sát và theo dõi, nếu trẻ đi tướt nhiều, mùi khó chịu, có nhầy/máu. Điều đó đồng nghĩa trẻ đang bị rối loạn về tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy. Cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.

3. Dấu hiệu trẻ bị đi tướt khi mọc răng

Biểu hiện trẻ mọc răng bị đi ngoài như thế nào cũng là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm

Biểu hiện trẻ đi tướt mọc răng như thế nào cũng là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Vì nhiều người lầm tưởng vấn đề trẻ em đi tướt mọc răng với tiêu chảy. Nên thường khá lo lắng khi bé nhà đại tiện một ngày quá nhiều. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu bé bị đi tướt khi mọc răng:

  • Bé sẽ đi tướt nhiều lần trong ngày từ 4 – 5 lần
  • Phân sẽ lỏng, nhầy, có màu vàng, hơi xanh
  • Ngoài ra bé còn có các biểu hiện như chảy nước miếng nhiều, hay cắn, đau nhức nướu, sốt nhẹ

Nhưng không giống với tiêu chảy, khi bé bị đi tướt vẫn ăn uống, chơi như bình thường, không quấy khóc và khó chịu nhiều. Và khi thấy bé bị đi tướt nhiều, phân bị sống, có mùi hôi và sốt cao thì bố mẹ nên đưa bé đi khám để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

4. Bé đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi?

Nhiều mẹ băn khoản trẻ mọc răng đi tướt mấy ngày? Trẻ đi tướt mọc răng là điều bình thường. Nhiều trẻ khi không mọc răng cũng có thể gặp tình trạng này. Và khi bị tướt do mọc răng thì chúng sẽ chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 – 3 ngày trước và sau khi chiếc răng đó nhú lên.

Nếu tình trạng đi tướt kéo dài đến 1 tuần thì bạn cần đưa bé đi khám ngay. Vì lúc này nó không chỉ đơn giản là do mọc răng nữa. Việc đi khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của bé một cách tốt nhất.

5. Những mẹo đơn giản và hiệu quả khi trẻ đi tướt mọc răng

5.1. Mẹ nên giữ vệ sinh cho trẻ

Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cẩn thận cho trẻ mọc răng bị đi ngoài

Bạn có thể tưởng tượng những chiếc răng nhỏ bé sẽ phải bon chen dưới nướu để vươn mình ra ngoài. Chắc chắn điều này sẽ làm trẻ rất đau và khó chịu.

Để xoa dịu sự kích ứng nướu, trẻ luôn đưa đồ vật vào miệng để nhai. Đây thực sự là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.

Lúc này, các mẹ cần vệ sinh sạch sẽ những đồ vậy mà trẻ thường xuyên đưa vào miệng. Tốt nhất, mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ núm vú chuyên dụng. Và vệ sinh sạch cho trẻ đưa vào miệng giúp xoa dịu đau ngứa nướu.

Đồng thời, có thể massage nướu và vệ sinh nướu cho trẻ bằng bông gạc lạnh. Đặc biệt, vệ sinh mông cho trẻ sạch khi con đi ngoài, tránh nguy cơ nhiễm trùng tuyệt đối.

5.2. Mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn của bé

Bé đi tướt khi mọc răng ở độ tuổi chưa thể ăn dặm. Thì mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng và cho con bú. Không nên ép trẻ ăn dặm trước tuổi. Như vậy là cách tốt nhất để giúp bé chữa khỏi bệnh tướt.

Còn nếu trẻ đã đến tuổi ăn dặm là từ 7 tháng trở lên thì mẹ nên nấu một số món ăn loãng, nhừ, nước ép hoa quả cho bé. Dưới đây là một số gợi ý món ăn khi trẻ bị tướt:

  • Khoai lang nấu nhừ
  • Nước ép cà rốt
  • Bí đỏ nấu nát
  • Chuối nghiền
  • Các thực phẩm từ yến mạch như: cháo yến mạch, bột yến mạch, sữa tươi yến mạch hoặc sữa chua có thành phần yến mạch. Yến mạch sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé tốt hơn
  • Các món ăn có chứa nhiều protein và canxi như trứng, cá, thịt bò, thịt lợn. Khi nấu những món này mẹ nên xay nhiễm để bé được dễ nuốt hơn
  • Các loại rau xanh có chứa nhiều vitamin. Và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa như cải bó xôi, súp lơ, cải chíp, khoai tây…
  • Nước dừa là thực phẩm chữa trẻ đi tướt mọc răng mà các mẹ không nên bỏ qua. Để tăng điện giải cho bé. Các mẹ có thể cho thêm một chút muối nhưng không nên lạm dụng quá nhiều. Tốt nhất là cho bé uống vào buổi sáng, không quá 2 quả 1 ngày

Trên là những chia sẻ về những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tướt mọc răng và cách trị đi tướt khi trẻ mọc răng hiệu quả giúp bé nhanh khỏi, phục hồi sức khỏe nhanh. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc bé tốt hơn.

Xem thêm:

Giúp cha mẹ trả lời câu hỏi “trẻ em mấy tháng mọc răng?”

Trẻ chậm mọc răng mẹ phải làm sao?

Video liên quan

Chủ Đề