Trẻ em bao nhiêu tháng tuổi thì cho ăn cơm năm 2024

Quan niệm muốn cháu mau cứng cáp, mẹ chồng chị Xuân [quận 2, TP HCM] cho bé Cún ăn cơm từ lúc 14 tháng tuổi dù bé chưa mọc răng hàm và thích ăn cháo.

Không ngăn được bà cụ nên chị Xuân xuôi lòng chiều theo. Sau một thời gian, bé ngày càng biếng ăn, còi cọc, 23 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 10,5kg. Đưa bé đến bác sĩ dinh dưỡng, chị Xuân mới rõ nguyên cớ con suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa xuất phát từ việc được cho ăn cơm quá sớm, khiến dạ dày của bé bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, chị Trà, nhân viên công ty bảo hiểm tại quận 3, TP HCM, lại đau đầu vì con gái đã hơn 2 tuổi nhưng không chịu ăn cơm. Bác sĩ giải thích, đây là hậu quả bé đã quen với việc được ăn cháo và thức ăn xay nhuyễn, không thích cử động nhai khi phải tập ăn cơm.

Trẻ cần làm quen với cơm mềm khi có khoảng 20 chiếc răng. Ảnh: news.sina

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, sau 19 tháng tuổi, khi có ít nhất 16 răng sữa, trẻ có thể làm quen với cơm nhão tán nhuyễn. Đến độ sau 24 tháng tuổi, trẻ có khoảng 20 răng thì có thể tập ăn cơm mềm.

Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, thông thường tuổi thích hợp để trẻ ăn cơm là lên 2. Trong độ tuổi 18 đến 24 tháng, trẻ có thể ăn 3 bữa chính mỗi ngày với cơm nát và cháo đặc.

Chia sẻ trong một buổi sinh hoạt tại Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, bác sĩ Hương cho biết, sai lầm mà nhiều bà mẹ hay mắc phải là thường tán cơm thật nhuyễn rồi chan nước canh vào. Cách này khiến cho trẻ rất dễ ngán và không khuyến khích được cử động nhai ở trẻ.

"Cơm cho trẻ chuẩn bị ăn cơm phải mềm hơn cơm người lớn. Khi nấu cơm bình thường của người lớn, có thể chọn ra một phần dùng muỗng đánh nhẹ làm cho vỡ hạt cơm ra rồi đem chưng trong nồi cơm một lần nữa. Nếu khéo léo có thể để nghiêng nồi cơm về một phía để có được phần cơm hơi nhão hơn cho trẻ", bác sĩ Hương chia sẻ.

Bữa cơm cho trẻ cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, lựa chọn những món bé thích và chế biến phù hợp. Thực phẩm nhóm chất đạm cần mềm, thái miếng nhỏ. Thực phẩm nhóm rau cần mềm, màu sắc đẹp, giàu chất xơ, giàu vitamin. Thực phẩm nhóm béo chọn lựa theo sở thích của trẻ, theo điều kiện kinh tế gia đình. Khi trẻ ăn cơm, cần linh hoạt, uyển chuyển sử dụng đầy đủ chất béo trong chế biến các món ăn, đáp ứng được nhu cầu rất lớn của trẻ trong những năm đầu đời.

Một trường hợp phổ biến mà các bà mẹ thường mắc phải là tỏ ra căng thẳng khi trẻ không thích ăn cơm, chỉ thích ăn mì gói, bún... Theo bác sĩ Hương, không nên để không khí gia đình quá căng thẳng vì bữa ăn của trẻ, để trẻ tự lựa chọn thứ mà mình thích. Nếu trẻ không thích ăn cơm, có thể cho trẻ ăn các món khác cơm nhưng vẫn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Ví dụ trẻ thích ăn mì gói thì có thể thêm chả, trứng, xúc xích để đảm bảo chất đạm, sau đó cho trẻ ăn thêm rau, trái cây.

Bác sĩ Hương cũng khuyến cáo, cần kiên trì dỗ trẻ ăn một ít cơm trước rồi mới cho trẻ ăn món trẻ thích sau để duy trì thói quen ăn cơm. Ngoài ra, khi bữa chính của trẻ không phải là cơm, cần b

Việc chọn thời điểm thích hợp cho trẻ ăn cơm nát đóng vai trò rất quan trọng, vì nếu cho trẻ ăn cơm nát quá sớm hoặc quá trễ có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng nhai, sự phát triển của xương hàm và hoạt động của hệ tiêu hóa. Vậy, bé mấy tháng ăn được cơm nát?

Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được bé mấy tháng ăn được cơm nát.

Giải đáp thắc mắc: Bé mấy tháng ăn được cơm nát?

1. Trẻ 6-10 tháng ăn cơm nát được chưa?

Khi được 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Lúc này, bé sẽ tập làm quen với thức ăn được xay nhuyễn hay tán mịn. Vậy, bé 6-7 tháng ăn cơm nát được không? Hay trẻ 8-11 tháng ăn cơm được chưa?

Thực tế, ở tuổi này, sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chủ yếu cho bé. Các món ăn dặm chỉ là những bữa ăn bổ sung, nhằm cung cấp thêm dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ.

Do đó, trong giai đoạn này, mẹ không nhất thiết phải cho con ăn cơm để chắc bụng, no lâu. Vậy, bé mấy tháng ăn được cơm nát? Mời bạn đọc tiếp để có câu trả lời!

2. Bé mấy tháng ăn được cơm nát?

2.1. Chỉ nên cho bé ăn cơm nát khi con đã mọc đủ răng hàm

Câu trả lời cho vấn đề bé mấy tháng ăn được cơm nát chính là khi mà trẻ đã mọc đủ răng hàm. Bởi vì răng sữa của trẻ chỉ thích hợp cắn xé thức ăn, chưa thể giúp trẻ nghiền nát thức ăn được.

Do đó, nếu cho trẻ ăn cơm khi răng hàm chưa mọc đủ, nhiều bé thường sẽ nuốt trọng cơm. Điều này khiến hệ tiêu hóa phải làm việc vất vả hơn để tiêu hóa được tinh bột trong cơm, gián tiếp khiến cho quá trình tăng cân của trẻ gặp nhiều khó khăn.

Đọc thêm

2.2. Cho bé ăn cơm nát khi hệ tiêu hóa đã hoàn thiện

Bên cạnh đó, nếu muốn trả lời câu hỏi “Bé mấy tháng ăn được cơm nát?” một cách hoàn chỉnh nhất, thì cũng cần xem xét đến mức độ hoàn thiện của hệ tiêu hóa của trẻ.

Khi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, việc tiêu hóa thức ăn thô như cơm nát sẽ gây hại cho sức khỏe đường ruột, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể bé.

2.3. Độ tuổi phù hợp để bé ăn cơm nát

Từ những điều trên, các chuyên gia dinh dưỡng đề xuất rằng, đáp án của vấn đề “Bé mấy tháng ăn được cơm nát?” là khi trẻ được khoảng 2 tuổi.

Tuy nhiên, vì mỗi trẻ có quá trình phát triển răng và hệ tiêu hóa khác nhau, cho nên, mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng thời điểm cho bé ăn cơm nát dựa trên tình trạng sức khỏe thực tế của con nhé!

Tóm lại

Để xác định xem khi nào trẻ có thể ăn cơm nát, mẹ cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Khả năng nhai và nghiền thức ăn của bé như thế nào?
  • Hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đủ mạnh để tiêu hóa và hấp thu cơm hay chưa?
  • Trẻ cần bổ sung những chất dinh dưỡng nào để phát triển, hay vẫn còn cần phải bú sữa?

Gợi ý 7 thực đơn cơm nát cho bé

Như vậy là bạn đã biết được câu trả lời cho vấn đề bé mấy tháng ăn được cơm nát. Khi tập cho trẻ ăn cơm nát, mẹ cần lưu ý bắt đầu cho trẻ ăn cơm nát mịn và loãng trước, sau đó mới tăng dần độ thô khi bé đã quen dần với món ăn này.

Ngoài ra, mẹ cũng nên đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong một bữa ăn để bé có thể phát triển toàn diện. Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn cơm nát cho bé mà mẹ có thể tham khảo:

1. Thực đơn cho trẻ mới tập ăn cơm nát

Khi đã rõ bé mấy tháng ăn được cơm nát, nhiều phụ huynh loay hoay không biết nên nấu cơm nát cho trẻ mới tập ăn như thế nào. Hãy để Hello Bacsi hướng dẫn cho bạn!

Khi bắt đầu cho trẻ ăn cơm nát, mẹ nên cho bé ăn những món dễ tiêu hóa. Cơm nát với thịt heo viên rau củ là một sự lựa chọn phù hợp cho những bé mới tập ăn cơm nát.

Thực đơn cơm nát cho bé với thịt heo viên rau củ như sau:

  • Cơm nát
  • Thịt heo viên rau củ [bông cải xanh, khoai tây, cà rốt, hành lá] hấp
  • Canh bí đỏ tôm tươi
  • Tráng miệng: 1 múi cam.
Xem hướng dẫn chi tiết

Cách nấu cơm nát cho bé vừa đơn giản, nhanh gọn, vừa thơm ngon, dễ nhai

2. Thực đơn cơm nát cho bé với trứng chiên

Trứng là một món dễ ăn và thường cũng là món khoái khẩu của nhiều trẻ. Tham khảo ngay thực đơn cơm nát trứng chiên để nấu cho bé mẹ nhé:

  • Cơm nát
  • Trứng chiên với cà chua
  • Canh cải thịt bằm
  • Tráng miệng: Nho tươi.

Đọc thêm

3. Thực đơn cơm nát cho bé 18 tháng

Mặc dù lời đáp cho vấn đề “Bé mấy tháng ăn được cơm nát?” là khi trẻ được 24 tháng tuổi, tuy nhiên, nếu trẻ chỉ mới 18 tháng mà có khả năng nhai tốt và hệ tiêu hóa đã phát triển hoàn thiện, bạn cũng có thể thử cho bé ăn cơm nát theo thực đơn sau:

  • Cơm nát
  • Cá hồi phi lê áp chảo
  • Canh cà rốt, khoai tây, củ dền
  • Tráng miệng: Chuối cắt thanh dài.

4. Thực đơn cơm nát cho bé với tôm xào

  • Cơm nát
  • Tôm xào bông cải xanh
  • Canh mồng tơi cua đồng
  • Tráng miệng: Sữa chua.

5. Thực đơn cơm nát cho bé 1 tuổi

  • Cơm nát
  • Thịt gà xé sợi xào nấm
  • Canh bí đao thịt bằm
  • Tráng miệng: Xoài chín

6. Các món cơm nát cho bé với thịt bò xào

  • Cơm nát
  • Thịt bò bằm xào hành tây
  • Canh cà chua trứng
  • Tráng miệng: Đu đủ chín

Bạn có thể xem thêm:

7. Nấu cơm nát cho bé ăn chay

  • Cơm nát
  • Đậu hủ chiên
  • Canh cải rong biển
  • Tráng miệng: Bưởi.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được bé mấy tháng ăn được cơm nát, cũng như “bỏ túi” được những gợi ý về thực đơn cơm nát cho bé đầy đủ dinh dưỡng trong một tuần.

Trẻ em bao nhiêu tháng tuổi thì ăn được cơm?

Theo các chuyên gia, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được tất cả các loại thức ăn đặc giống như người lớn trong bữa ăn chính. Tuy nhiên, các mẹ nên nghiền, cắt nhỏ, xay nhuyễn thức ăn hoặc cắt lát để trẻ được dễ dàng ăn uống mà không lo ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nhạy cảm của bé.

Bé 14 tháng ăn bao nhiêu cơm là đủ?

Ngoài ra, trẻ cần ăn khoảng 3-4 bữa cháo mỗi ngày, tương đương với khoảng 600ml/ngày. Đối với khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ 14 tháng tuổi, cần cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm chính, bao gồm khoảng 100-120g đạm, 120-150g gạo hoặc tinh bột khác, 200g trái cây chín, 50-100g rau xanh và 20-30g dầu [mỡ].

Bé 4 tuổi ăn bao nhiêu cơm là đủ?

Trẻ 4 tuổi cần khoảng 142 gram ngũ cốc mỗi ngày, gồm các loại thực phẩm trong 3 bữa ăn chính và 1 bữa ăn phụ gồm: 1 bánh mì tròn, 1 chén bột yến mạch, 1 bánh pizza, 1/2 cơm gạo lứt, 2 bánh mì giòn và 5 bánh quy.

Bé 9 tháng ăn bao nhiêu cơm là đủ?

Khi trẻ 9 tháng tuổi mẹ cần phải đảm bảo đầy đủ 3 bữa chính, từ 2 đến 3 bữa phụ và lượng sữa vừa đủ. Bữa chính bao gồm: 60-90g lượng tinh bột như cháo, cơm nhão hoặc bột; thịt, trứng, cá, sữa với tổng lượng đạm tầm 30mg; rau củ quả khoảng 20mg vitamin và 6-10ml chất béo.

Chủ Đề