Trẻ em đau mắt đỏ dùng thuốc gì

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em có thể lây nhiễm từ trẻ này sang trẻ khác, từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc với chất tiết của người bệnh. Chứ không phải là “nhìn vào mắt” người bệnh thì bị lây đau mắt đỏ. Vậy bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em nguyên nhân và cách điều trị là như thế nào, mời bạn cùng tham khảo dưới bài viết sau.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em chủ yếu do virus gây bệnh. [ảnh minh họa]

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em thường do virus gây ra, sau đó có thể do bị bội nhiễm thêm vi trùng [vi khuẩn].

Bệnh lây qua hô hấp khi tiếp xúc với chất tiết có chứa virus ở người bệnh, thông qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, chậu rửa mặt, thuốc nhỏ mắt,… Chứ không phải là nhìn vào mắt người bệnh thì trẻ sẽ bị đau mắt đỏ, điều này là sai.

Đặc biệt bệnh cũng dễ lây qua bàn tay bị dính chất tiết đường hô hấp của người bệnh rồi sờ lên vùng mặt.

Triệu chứng: mắt đỏ, khó chịu, có thể nhiều gỉ mắt, sáng ngủ dậy mắt dính, có khi sốt nhẹ, nổi hạch trước tai.

Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em

Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em cần sử dụng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý nhỏ bất kỳ loại thuốc nào vào mắt của bé. [ảnh minh họa]

Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, khi gỉ mắt nhiều và đục thì nhỏ kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ nhi khoa, tuyệt đối đừng nhỏ lung tung vào mắt con.

Khi nhỏ kháng sinh thì chờ bé ngủ rồi hãy nhỏ, vì lúc thức mà nhỏ con dễ khóc bù lu bù loa sẽ khiến thuốc trôi mất theo nước mắt.

Nếu bé thấy đau nhức nhiều hay thấy màng trắng ở mắt thì nên cho con đi khám.

Tránh khói, bụi.

Rửa mắt cho bé khi con bị đau mắt đỏ thì nên dủng bông gòn sạch, chùi xong rồi thì bỏ đi, không nên dùng một chiếc khăn lau vì có thể dễ lây sang mắt còn lại.

Phòng ngừa đau mắt đỏ ở trẻ em

Cha mẹ không nên để trẻ đưa tay hay bất kỳ vật gì lên mắt vì có thể làm lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ. [ảnh minh họa]

Tránh cho bé tiếp xúc với người đang bị đau mắt đỏ. Khi cần tiếp xúc nên mang kính và khẩu trang cho con.

Rửa tay thường xuyên cho trẻ, tránh để con đưa tay bẩn lên dụi mắt.

Vệ sinh cơ thể cho con sạch sẽ.

Không nên dùng chung các đồ dùng sinh hoạt cá nhân với trẻ.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh; hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến; cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi, không gian sạch sẽ; thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh, phục vụ tận tình đến 20h tối tất cả các ngày trong tuần.

Nếu bậc phụ huynh có thắc mắc cần được tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Thu Cúc, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Các bác sĩ tham gia tư vấn

Bài viết giải đáp các thắc mắc liên quan đến mắt bé:

Câu hỏi 1

Người hỏi: Thu Tran – Ngày hỏi: 17/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Võ Việt Hiền và BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sỹ ơi, cho mình hỏi. Bé nhà mình được 14 tháng. Nay bé bị đỏ mắt. Ngoài việc nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên cho con thì mình còn phải làm gì khác để giảm tình trạng đỏ mắt cho con không, phải uống thuốc gì hay phải được khám bác sỹ ra sao. Mình có được tư vấn bên trang Bé Khỏe Lớn Nhanh là cho con uống Alpha Choy và đắp nha đam, nhưng mình search thì Alpha choy đang bị cấm lưu hành, cụ thể là lô nào đó. Nên mình cũng băn khoăn lắm. Nhờ các bác sỹ chuyên gia tư vấn dùm. Xin Cảm ơn nhiều ạ

Trả lời

BS Nguyễn Hữu Châu Đức

Đỏ mắt do nhiều nguyên nhân khác nhau do vậy chị cần cho cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Không tự ý điều trị theo các cách truyền miệng trên các diễn đàn! Chị có thể nhỏ mắt với nước muối sinh lý!

Trao đổi thêm

Em mới chở bé đi khám về,bác sỹ cho toa thế này ạ.

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Cháu có sốt, nổi hạch, ho hay khó thở kèm theo không? Chảy ghèn nhiều không? Chị chụp ảnh mắt cháu giúp nhé.

Trao đổi thêm

Dạ không ạ. Vì dịch đỏ mắt, cả gia đình đều bị. Và cách đây 1 tuần em sờ thấy cháu có 1 hạch nhỏ sau tai, nhưng giờ em sờ thử thì thấy hết rồi ạ.

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Trong đơn chị có kháng sinh Cefixim??? Nếu cháu không có triệu chứng sốt, ho hay khó thở, tiêu hoá bình thường thì tôi không hiểu lý do kê đơn kháng sinh! Nhờ các bác sĩ chuyên khoa mắt cho thêm ý kiến ạ!

Cá nhân tôi không ủng hộ dùng kháng sinh trong trường hợp này!

Hình ảnh cho thấy cháu viêm kết mạc khả năng vi khuẩn! Trong đơn đã có Tobradex [Tobramycin và Dexamethasone] là dạng thuốc kết hợp kháng sinh và steroid đa liều và vô trùng dùng tại chỗ. Trường hợp kết hợp thêm kháng sinh uống thì chờ tư vấn bác sĩ chuyên khoa mắt có nên dùng hay không.

BS. Chuyên khoa mắt Võ Việt Hiền

Mẹ Thu Tran ơi, cháu bị mấy ngày rồi. Mẹ sờ trước sụn tai xem có hạch không. Trong khi chờ mẹ trả lời thì bác sĩ sẽ tư vấn về vệ sinh cho bé nhé:

  • Tuyệt đối không cho bé dụi mắt,
  • Tay bé và nguời chăm bé phải luôn rửa xà phòng thật sạch.
  • Không dùng khăn để vệ sinh mà dùng bông vô trùng, dùng xong vứt luôn, rồi dùng bông mới để lau mắt còn lại.
  • Đừng để đầu tip của thuốc chạm vào mắt hay bất cứ gì nên khi nhỏ thuốc phải đặt cách xa mắt 2cm.

Trong hình mẹ chụp thì thấy bé bị 1 mắt nhưng thường sau vài ngày sẽ lây sang mắt kia. Thường bệnh sẽ nặng lên trong vòng 3-5 ngày đầu dù vẫn đang dùng thuốc, sau đó sẽ giảm dần. Thấy mắt bé mở tương đối to kèm theo trong đơn thấy có Tobradex thì chứng tỏ hiện tại không có tổn thương kèm theo.

Theo kinh nghiệm, mình cho bé dùng đơn thuốc này:

  • Col. Cravit *01 lọ, nhỏ 6lần/ngày.
  • Pd. Maxitrol*01tube, tra 2lần/ngày [tra khi đi ngủ].
  • Dd. NaCl 0.9% + bông vô trùng rữa mắt khi có ghèn và trước khi dùng thuốc cho bé.
  • Nếu bé uống được nưóc cam tươi thì cho bé uống.
  • Bé phải được tái khám để xem có giả mạc thì bác sĩ lấy cho bé.

Trao đổi thêm

Cảm ơn bác sỹ Võ Việt Hiền nhiều lắm ạ, nghe bác sĩ nói hạch em lo quá, nên sờ nắn thử thì phát hiện thêm 1 hạch nữa ở trên gáy bé,và trước đó khoảng hơn nữa tháng em có phát hiện hạch dưới gáy rồi. Như vậy có phải chở bé đi khám ngay không ạ, có bị sao không ạ, sờ vào thấy cứng lắm, di chuyển qua lại vị trí khoảng 0,3cm… có thể gọi là hơi cố định ạ. Những chỗ em để tay vào là chỗ phát hiện hạch đấy ạ. Còn về đỏ mắt bé bị 2 ngày rồi, ngày hôm nay là ngày thứ 3. Em nhỏ Tobradex từ chiều qua đến giờ thì sáng nay dậy thấy đỡ phần nào.

BS. Võ Việt Hiền

Các vị trí mẹ Thu Tran chỉ là các hạch dọc theo cơ ức đòn chủm, có thể là kết quả của các phản ứng viêm vùng lân cận hoặc nhiễm siêu vi, và nó có thẻ tồn tại kéo dài, mẹ đừng quá lo lắng. Các hạch đó không phải là phản ứng của viêm kết mạc. Mẹ dùng Tobradex thì giảm phản ứng viêm nhanh nhưng mẹ cần theo dõi sát biến chứng lên giác mạc nhé, chúc bé nhanh lành.

Trao đổi thêm

Mong mãi cuối cùng cũng được bác sĩ trả lời. Các hạch em chỉ đó có nguy hiểm không ạ. Theo như bác sĩ nói là phản ứng viêm vùng lân cận có nghĩa là trong tương lai sẽ bị viêm gì đó lân cận các hạch đó ví dụ như viêm mắt, tai…. và các hạch đó sẽ không tự mất đi phải không bác sĩ. Vậy có cách nào để phòng những phản ứng viêm đó không. Có cần đến bệnh viện để siêu âm hay chẩn đoán ngay không ạ. Vì hạch liên quan đến vùng đầu nên em  rất lo. Và cho em hỏi luôn về biến chứng viêm giác mạc là dấu hiệu như thế nào ạ. Bé nhà em nhỏ Tobradex mắt đã hết sưng húp, và không còn ửng đỏ bên ngoài mắt. Mặc dù bên trong lòng trắng vẫn còn thấy có máu tụ lại đỏ, nhưng giảm hơn rồi ạ.

BS. Võ Việt Hiền

Mẹ Thu Tran đừng lo quá nhé, ở trẻ thường gặp các hạch đó có thể do viêm tai, viêm họng, viêm phế quản… nó thường mất đi sau một thời gian dài không bị viêm lại. Những năm đầu đời trẻ sẽ tiếp nhận rất nhiều loại vi khuẩn, vi rút để hình thành kháng thể nên khó để phòng ngừa mẹ à.

Biến chứng giác mạc sớm nhất mà mẹ có thể thấy được: bé chảy nhiều nước mắt hơn, chói sáng hoặc cộm quá nên bé thường nhắm tịt mắt, mi mắt sưng nhiều hơn.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Gấu Mập – Ngày hỏi: 2/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức và BS. Võ Việt Hiền

Câu hỏi

Bé nhà em được 2 tháng 18 ngày, sau sinh 2 ngày bé bị đau mắt 1 bên có rất nhiều rỉ và nước mắt thi thoảng cứ ứa ra. Ở viện được bác sĩ kê thuốc dùng mãi thấy đỡ thì em chỉ dùng Natri clorif 0,9% để vệ sinh cho bé hằng ngày. Triệu chứng của bé nhà em có phải bị tắc tuyến lệ không ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Chào chị. Cháu 2 tháng 18 ngày và có hiện tượng chảy nước mắt sống nhiều thì thường nghi do tắc tuyến lệ. Chị cần cho cháu đi khám chuyên khoa mắt để xác định rõ nguyên nhân và có hướng xử trí.

Nếu trẻ tắt lệ đạo bẩm sinh thì nhiều trường hợp sẽ tự cải thiện trong vòng vài tháng sau sinh khi hệ thống thoát lưu nước mắt của bé hoàn thiện hơn hoặc khi lớp màng che ống lệ mũi mở ra được. Chị có thể ấn vuốt dọc cạnh mũi của bé để làm bật lớp màng này ra.

Mục đích của việc ấn vuốt là để tạo một lực lên vùng túi lệ nhằm đẩy bật lớp màng che ở đầu dưới ống lệ mũi. Ấn ngón út lên vùng da nằm giữa góc mắt trong và cạnh bên của mũi, sau đó vuốt xuống trong vài giây. Cần thực hiện vài lần mỗi ngày, chẳng hạn cứ mỗi lần thay tã thì ấn vuốt vùng lệ đạo cho bé.

Trước mắt, chị cần cho cháu đi khám nhãn khoa.

Chúc cháu chóng khoẻ!

Trao đổi thêm

Em cảm ơn bác sĩ ạ, em đã cho bé đi khám và được bác sĩ kết luận bị viêm kết mạc cho dùng thuốc điều trị 10 ngày, sau 10 ngày nước mắt còn ứa ra thì tái khám lại và có thể phải thông tuyến lệ. Thuốc bác sĩ kê cho bé nhà em gồm: 1: Draopha fort, 2: Natri chlorid 0,9%.

BS. Võ Việt Hiền

Như mẹ mô tả thì theo mình bé bị tắt lệ đạo bẩm sinh. Khi nào bé có ghèn nhiều thì mẹ dùng kháng sinh nhỏ mắt còn không thì mẹ cứ dùng NaCl 0.9% để làm thủ thuật như bác sĩ Đức hướng dẫn, sau 14 tuần tuổi nếu bé vẫn còn chảy nước mắt thì mẹ đưa bé đến bác sĩ Mắt có kinh nghiệm tốt hoặc đến bệnh viện Mắt để kiểm tra và có thể thông lệ đạo nếu cần thiết [thủ thuật này có thể do điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên làm cũng được, nhưng phải có kinh nghiệm].

Câu hỏi 3

Người hỏi: Thúy Thanh Hồ Lê – Ngày hỏi: 7/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức và BS. Võ Việt Hiền

Câu hỏi

Bé của em được 1 tháng 1 tuần tuổi, mắt bị ghèn nhiều, bác sĩ bảo viêm kết mạc. Cho Gentamicin 0,3% nhỏ và uống Pms-Imeclor. Em có nên cho bé uống không ạ.

Trả lời

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Chào chị. Chị cung cấp thêm thông tin:

  • Quá trình mang thai và sinh có gì bất thường?
  • Trẻ bú tốt không? Có sốt? Tình trạng đi cầu? Trẻ có hay chảy ghèn hay nước mắt sống nhiều?
  • Đợt ghèn này nhiều hay ít? Mắt có đỏ không? [ cung cấp hình ảnh]

Trao đổi thêm

Dạ, quá trình manh thai và sinh không có bất thường. Em sinh thường, bé bị nay là 3 ngày rồi. Bé không sốt [36.9 độ C], bé đi cầu nước và ít phân đặc[bú mẹ hoàn toàn] từ tuần tới đến giờ. Bé bú tốt, ghèn ở khoé mắt trái, ngủ lâu dậy thì ghèn phủ dọc mắt, mắt không đỏ, mở không to như mắt phải.

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Trong khi chờ BS. Võ Việt Hiền trả lời thì chị có thể tham khảo cách chăm sóc sau: tuyệt đối không cho bé dụi mắt, tay bé và nguời chăm bé phải luôn rửa xà phòng thật sạch, không dùng khăn để vệ sinh mà dùng bông vô trùng, dùng xong vứt luôn, rồi dùng bông mới để lau mắt còn lại, đừng để đầu tip của thuốc chạm vào mắt hay bất cứ gì nên khi nhỏ thuốc phải đăt cách xa mắt 2cm.

BS. Võ Việt Hiền

Mẹ có bệnh lý phụ khoa gì không? Nếu mẹ không có bệnh lý phụ khoa thì mẹ cứ yên tâm. Không nên dùng thuốc uống cho bé, mẹ dùng NaCl 0.9%̣ vệ sinh ghèn cho bé sau đó nhỏ thuốc Gentamycin nhé, 6lần/ngày. Nếu mẹ ở gần quầy thuốc lớn và có điều kiện thì nên thay Gentamycin bằng TOBREX của hãng thuốc Alcon vì độ pH và chất bảo quản tốt hơn nên ít gây kích thích [xót] mắt cho bé. Mẹ đọc kỹ và mua đúng tên thuốc nhé.

Câu hỏi 4

Người hỏi: HoangMy Lê – Ngày hỏi: 7/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Con em 30 tháng tuổi bị đau mắt đỏ, uống thuốc theo đơn tới nay đã được 4 ngày, mắt bé vẫn đỏ và bị như vậy, nhờ các bác sĩ tư vấn hộ.

Trả lời

Chào chị. Chị tiếp tục uống thuốc và tra mắt theo chỉ định của bác sỹ của chị.

Ngoài ra:

  • Lau rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý [Nước muối 0,9%], ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối. Dùng bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
  • Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
  • Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
  • Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
  • Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra.
  • Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.
  • Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
  • Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu…
  • Nếu bệnh không thuyên giảm sau 5 ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.

Sau khi đọc tất cả các câu hỏi và tài liệu mà chúng tôi đã cung cấp, nếu bạn vẫn chưa giải đáp được thắc mắc của mình vui lòng đặt câu hỏi tại Group Nhi khoa Y học cộng đồng để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề