Trẻ em sốt cao bao nhiêu độ là nguy hiểm năm 2024

Khi trẻ bị sốt cao là dấu hiệu trẻ đang bị một bệnh nào đó. Một trong những nguyên nhân hay gặp khi thời tiết nắng nóng là cảm nhiệt. Ngoài ra, sốt có thể gặp trong các bệnh cấp tính khác nhất là viêm đường hô hấp. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần biết cách xử trí tại nhà trước khi đưa trẻ tới cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân.

Khi trẻ bị sốt cao là dấu hiệu trẻ đang bị một bệnh nào đó. Một trong những nguyên nhân hay gặp khi thời tiết nắng nóng là cảm nhiệt. Ngoài ra, sốt có thể gặp trong các bệnh cấp tính khác nhất là viêm đường hô hấp. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần biết cách xử trí tại nhà trước khi đưa trẻ tới cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân.

Cảm nhiệt

Trẻ em, người cao tuổi và những người có bệnh mạn tính là những đối tượng dễ bị cảm nhiệt ghé thăm khi cơ thể mất khả năng điều chỉnh nhiệt độ riêng của mình. Khi ấy, trẻ có thể bị sốt cao 39oC hoặc hơn. Trẻ bị cảm nhiệt nếu không nhận được sự chú ý khẩn cấp của người lớn và sự can thiệp khẩn cấp của y tế có thể tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn do hậu quả của rối loạn điều hòa thân nhiệt. Vì thế, phụ huynh nên chú ý tránh để trẻ chơi ngoài trời nắng gắt, quá lâu, không nhắc trẻ uống đủ nước... đều có thể gây ra cảm nhiệt.

Dấu hiệu nhận biết

Khi thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, dễ nổi cáu, ngủ lơ mơ, mặt đỏ hoặc tái mét, rùng mình, thân nhiệt tăng đấy là biểu hiện của trẻ đang lên cơn sốt. Ở trẻ em, thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37-37,5°C, khi lên đến 38°C là có sốt. Khi trẻ bị sốt có nghĩa là cơ thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn [vi khuẩn, virut, ký sinh trùng...] chủ yếu là các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy... Với mức sốt vừa 38-38,5°C thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng khi trẻ bị sốt cao ở nhiệt độ 39-40°C, thậm chí trong thời gian dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh, co giật, thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê hoặc tử vong... Do đó, cách xử trí đúng và kịp thời khi trẻ bị sốt cao trước khi đưa được trẻ đến cơ sở y tế để thầy thuốc khám xác định nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc là quan trọng, tránh được những hậu quả nặng nề, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cách xử trí đúng khi trẻ bị sốt cao

Khi trẻ có những dấu hiệu sốt cao do bất cứ nguyên nhân nào cha mẹ hoặc người trông trẻ cần làm như sau: Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng khí, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ. Cặp nhiệt độ [có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của trẻ]. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số hiện trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0,3 - 0,4 độ. Ví dụ: nhiệt kế ghi 38°C thì thân nhiệt thực sự của bé khoảng 38,3 - 38,4°C. Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38°C: cởi bớt quần áo, không đắp chăn, chỉ mặc quần áo mỏng cho trẻ và theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần. Nếu thân nhiệt của trẻ khoảng 38 - 38,5°C có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp sau: cởi bỏ bớt quần áo, dùng phương pháp hạ sốt vật lý [chườm mát - lau người cho trẻ] và hạ sốt bằng thuốc hạ sốt thông thường. Phương pháp chườm là dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5°C. Có thể tắm nhanh trong nước này. Nếu thân nhiệt của trẻ 38,5°C trở lên: Cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữa hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng. Nếu trẻ nhỏ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn; Cho trẻ uống nhiều nước [nước đun sôi để nguội, nước đỗ, nước sinh tố cam, chanh..., tốt nhất là nước oresol, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám tìm nguyên nhân gây sốt.

Những điều tránh làm khi trẻ sốt cao

Mặc nhiều quần áo ấm hoặc đắp chăn khi thấy trẻ sốt cao; Tuyệt đối không dùng nước đá để chườm cho trẻ sẽ khiến trẻ bị sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại vi; Không xát chanh hay đánh gió cho trẻ; Không dùng nhiều loại thuốc có chung một thành phần để hạ sốt sẽ dẫn đến quá liều có thể gây ngộ độc.

Tình trạng sốt ở trẻ em không phải là điều quá lạ lẫm với bất kỳ bậc phụ huynh nào. Trẻ em sốt 39 độ có nguy hiểm không? Có cần đưa bé tới bệnh viện để điều trị không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề này!

1. Khi nào thì được gọi là sốt cao ở trẻ em?

Việc nuôi dưỡng một đứa trẻ khỏe mạnh không ốm đau là điều mà bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng chuyện ốm đau ở trẻ sẽ không thể tránh khỏi, đặc biệt là tình trạng sốt.

Bạn hiểu sốt là gì? Sốt là hiện tượng thân nhiệt của con người bỗng tăng cao hơn mức nhiệt độ cơ thể bình thường [nhiệt độ cơ thể thông thường rơi vào khoảng 36,5 - dưới 37 độ C]. Sốt là biểu hiện cho thấy cơ thể chúng ta phản ứng để chống lại các tác nhân gây ảnh hưởng tới cơ thể như các loại vi khuẩn, virus,...

Trẻ em sốt 39 độ là cao hay thấp?

Thân nhiệt trẻ em thông thường sẽ cao hơn người trưởng thành [cao hơn từ 0,5 - 1 độ C] cho nên nhiệt độ trẻ ở mức độ bình thường cũng có thể chạm mức 37,5 độ. Khi thân nhiệt các con tăng lên trên 37,5 độ thì cũng được gọi là sốt rồi, vì vậy trẻ em sốt 39 độ là cao và nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, cần tiến hành hạ sốt cho trẻ trước khi đưa bé tới các cơ sở y tế để điều trị.

Thân nhiệt trẻ em thông thường cao hơn người lớn nhưng sốt 39 độ được gọi là sốt cao

2. Nguyên nhân trẻ em sốt 39 độ

Tình trạng sốt gây ra rất nhiều phiền toái cũng như các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé nếu không được kiểm soát kịp thời. Trẻ em sốt 39 độ trở lên phải được các bậc phụ huynh lưu ý hơn cả vì có thể dẫn tới các di chứng nặng về thần kinh, thiểu năng trí tuệ, bại não, biến chứng về hô hấp, tim mạch,...

Việc điều trị cho trẻ một cách hiệu quả còn phải phụ thuộc vào chẩn đoán và tìm nguyên nhân gây sốt. Dưới đây là 2 nhóm nguyên nhân chính có thể dẫn tới tình trạng sốt cao ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân bệnh lý sốt nhiễm khuẩn, sốt do virus, sốt sau dùng thuốc điều trị

Trong trường hợp trẻ em sốt 39 độ hoặc thậm chí cao hơn, cùng với việc xuất hiện các triệu chứng khác như phát ban, đau mỏi toàn thân, ho, sổ mũi, lạnh chân tay, co giật, đơ cứng tay chân,... Khả năng cao trẻ đã mắc phải những bệnh lý: Sốt virus, sốt phát ban, sốt xuất huyết, các bệnh về tim mạch, các bệnh về phổi, các bệnh về não,...

Khi trẻ đã sốt cao đến 39 độ, ba mẹ không được chủ quan chỉ để bé nghỉ ngơi hoặc chỉ hạ sốt cho trẻ mà phải đưa bé tới các cơ sở y tế để điều trị sớm nhất có thể.

Trẻ em sốt 39 độ có thể gây di chứng tới não bộ

Các nguyên nhân khác

  • Trẻ có thể bị sốt cao chỉ bởi vì hoạt động vui chơi nhiều khiến cho thân nhiệt tăng đột ngột.
  • Thời tiết thay đổi bất thường khiến cơ thể bé không kịp thời thích nghi.
  • Trẻ em vừa tiêm phòng cũng sẽ bị sốt do cơ thể tiếp nhận một lượng kháng thể lạ.
  • Trẻ đang mọc răng,...

3. Ba mẹ nên làm gì để hạ sốt khi trẻ em sốt 39 độ?

Dù nguyên nhân gây ra sốt là gì thì việc hạ sốt cho trẻ phải được ưu tiên hàng đầu trước khi đưa ra các biện pháp điều trị tiếp theo.

Phương pháp hạ sốt mà ba mẹ có thể tham khảo:

  • Ba mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, tránh mặc đồ dày cộm hoặc ủ ấm bằng chăn sẽ khiến quá trình tiết mồ hôi của bé bị ảnh hưởng, dễ cảm lạnh.
  • Cho bé uống nhiều nước và các loại thức ăn chứa nhiều vitamin, khoáng chất,...
  • Không nên cho trẻ uống các loại thuốc chuyên trị cảm lạnh hoặc cảm cúm khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây sốt, đặc biệt ở trẻ dưới 4 tuổi.
  • Nên dùng khăn và nước ấm để vệ sinh cho trẻ thay vì tắm.
  • Ba mẹ không nên cho trẻ uống aspirin để hạ sốt nếu không được bác sĩ chỉ định. Thuốc aspirin có thể là nguyên nhân dẫn tới hội chứng nguy hiểm Reye.

Các dạng thuốc siro rất phù hợp dùng cho trẻ để hạ sốt mà không gây khó khăn trong việc giúp các con uống thuốc. Một số loại thuốc phổ biến cho các bậc phụ huynh tham khảo giúp bé hạ sốt như: Thuốc hạ sốt Sotstop, Doliprane của Pháp, Ibufen của Mỹ, Nurofen của Đức, Sara,...

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo các liều thuốc dân gian được khá nhiều người tin tưởng về độ an toàn như: Sử dụng lá nhọ nồi, rau diếp cá, rau má, hành tây, chanh tươi,... sử dụng phần nước cốt để uống và phần bã để đắp lên trán.

Thuốc hạ sốt dạng siro phù hợp cho trẻ nhỏ vì dễ sử dụng và hiệu quả tốt

Khi nào cần đến bệnh viện?

Trẻ em sốt 39 độ là tình trạng sốt khá cao nhưng không phải lúc nào ba mẹ cũng cần đưa bé tới các cơ sở y tế lập tức. Trong trường hợp trẻ chỉ sốt mà chưa có dấu hiệu hay triệu chứng nào khác thì phụ huynh có thể chỉ cần dùng thuốc hạ sốt cho bé.

Khi tình trạng bé sốt kéo dài 2, 3 ngày không thuyên giảm hoặc có kèm theo các triệu chứng bất thường như bé bỏ ăn, ăn uống kém, sốt li bì, co giật, nổi phát ban, ho nhiều, run rẩy, tê cứng người,... thì việc đưa bé tới bệnh viện là điều bắt buộc để tránh các tình huống không mong muốn xảy ra.

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều cơ sở y tế vô cùng uy tín và chất lượng cao. Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể liên hệ với các bệnh viện thông qua các số hotline để thuận tiện trong việc đặt lịch tư vấn và khám bệnh. Một trong số đó chính là bệnh viện MEDLATEC Hà Nội với gần 25 năm trong ngành y tế, sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cơ sở y tế, cơ sở vật chất, kỹ thuật vô cùng hiện đại,... Ngoài ra, 2 cơ sở lớn của bệnh viện tại số 99 Trích Sài và số 42 Nghĩa Dũng cũng sẽ áp dụng chế độ thăm khám BHYT và BH bảo lãnh trên 40 đơn vị bảo lãnh. Nếu gia đình bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ tư vấn thì hãy liên hệ ngay với bệnh viện thông qua tổng đài 1900 56 56 56.

Chủ Đề