Trình bày có nghĩa là gì

” Nói và Trình bày Tiếng Việt” cùng các biến thể chuyên ngành của nó là một điều vô cùng quan trọng để học tập, nghiên cứu, làm việc và giao tiếp xã hội. Học được các kỹ năng cơ bản để phục vụ cho việc học đại học được tốt hơn, công cụ ” Kỹ năng mềm ” hành trình áp dụng sau khi ra trường đi làm.

TẠI SAO PHẢI HỌC MÔN NÓI VÀ TRÌNH BÀY TIẾNG VIỆT

MỤC TIÊU MONG ĐỢI:

  • Kỹ năng trình bày trước đám đông
  • Kỹ năng thuyết trình đề tài, chủ đề, nội dung câu chuyện.. cuốn hút cần đến người nghe
  • Kỹ năng thuyết phục và tạo động lực tập trung cho người nghe
  • Nắm rõ cơ bản phương pháp nghiên cứu khoa học, cách trình bày nội dung.
  • Tự tin, biết cách giải quyết vấn đề và các kỹ năng học đại học

Chủ đề 1: GIỚI THIỆU BẢN THÂN TRƯỚC MỌI NGƯỜI [Kỹ năng – nghệ thuật nói chuyện trước đám đông]

NỘI DỤNG:

Thuyết trình giới thiệu bản thân trước đám đông là một kỹ năng cần thiết mà mỗi chúng ta cần có. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng và thu hút người nghe ngay từ những giây phút giới thiệu và gặp lần đầu tiên.

Bài tập: Ứng dụng bộ dụng cụ Liberating Strutures vào phần thực hành qua làm bài tập nhóm và bài tập cá nhân, giúp học viên, sinh viên tự tin và có kỹ năng.

Cách thuyết trình giới thiệu bản thân

Đầu tiên bạn cần phải giới thiệu thông tin cơ bản về bản thân của mình. Dù ở bất kỳ cuộc gặp gỡ nào bạn cũng cần phải chủ động giới thiệu những thông tin cơ bản của bản thân mình cho người đối diện:

  • Họ và tên
  • Đến từ đâu
  • Nghề nghiệp
  • Mong muốn. mục tiêu của mình…..

Với những thông tin này mọi người sẽ biết được bạn là ai và tùy chỉnh cách xưng hô sao cho phù hợp. Với những thông tin này bạn sẽ dễ dàng gợi mở những chủ đề, câu chuyện tiếp theo. Hãy giới thiệu những thông tin của bản thân một cách trôi chảy. Nó sẽ gây được ấn tượng và thu hút người nghe. Đặc biệt là ngay từ những giây phút đầu tiên của buổi thuyết trình.

Giới thiệu về sở thích

Tiếp theo bạn có thể mở rộng chủ đề nói về các sở thích. Ngay sau khi giới thiệu của bản thân xong bạn có thể chuyển sang chủ đề này. Bạn có thể bỏ ra chút ít thời gian để nói qua về nó. Ví dụ như sở thích trong công việc, cuộc sống của bạn như thế nào.

Cách thuyết trình giới thiệu bản thân

Như vậy bạn mới dễ dàng tạo cho bản thân thêm cơ hội để mở rộng các mối quan hệ mới. Hoặc bạn có thể nói tới những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình để đối phương hiểu rõ về bạn hơn.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình

Trước đám đông, đặc biệt là trong khi thuyết trình thì ngôn ngữ cơ thể luôn được chú ý nhiều nhất. Đặc biệt là đôi mắt của bạn, nó sẽ giúp bạn thể hiện bài thuyết trình thành công. Hãy thể hiện ánh mắt thân thiết, gần gũi để kéo gần khoảng cách giữa bạn và khán giả. Hãy cho họ thấy sự hòa đồng và thể hiện thiện chí của bạn.

Ngoài ra bạn cũng nên thể hiện sự tự tin trong ánh mắt, tránh chớp và nháy mắt liên tục. Điều đó sẽ khiến cho đối phương cảm thấy không tin tưởng bạn và những gì bạn nói.

Chú ý khi nói trước đám đông bạn có thể tìm điểm dựa trong giao tiếp bằng cách nhìn vào ánh. Đó cũng là phương thức giao tiếp bằng ánh mắt để duy trì với khán giả. Bạn nên hạn chế nhìn xuống và đừng né tránh ánh mắt của họ.

Mỉm cười

Bản thân bạn cần phải luôn nở nụ cười và giữ cho mình một thái độ niềm nở, vui vẻ. Như vậy người nghe sẽ cảm thấy thoải mái và phấn khởi trong suốt buổi thuyết trình của bạn. Ngay khi bạn thuyết trình xong phần giới thiệu bản thân thì có thể mỉm cười thật tươi kèm theo gửi lời cảm ơn đến khán giả của mình vì đã lắng nghe.

Ngoài ra nụ cười còn giúp bạn tạo thêm sự thân thiện với mọi người. Như vậy họ sẽ cảm thấy ấn tượng và muốn làm quen với bạn. Nhờ đó mà bạn sẽ có thể có thêm nhiều mối quan hệ mới nữa.

Thể hiện sự tự tin

Nếu bạn muốn có một bài thuyết trình giới thiệu bản thân ấn tượng thì cần phải tự tin. Hãy quên đi sự rụt rè của bản thân mình trước đám đông. Vì nó sẽ làm cho bạn bị run và cảm thấy không tự tin khi đứng trước mặt mọi người.

Thiếu tự tin còn khiến cho bạn khó có thể thể hiện và nói hết được những ý định trong suy nghĩ của bạn. Và tất nhiên người nghe cũng sẽ khó lòng mà hiểu được những gì bạn đang nói.

Việc thiếu sự tự tin cũng khiến bạn toát ra được nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống. Và điều này chắc chắn sẽ giúp bạn ghi được ấn tượng trong mắt đối phương.

Bắt đầu hấp dẫn

Không có gì thu hút và hấp dẫn bằng ấn tượng đầu tiên. Chính vì thế hãy bắt đầu bài thuyết trình của bạn bằng một điểm nhấn độc đáo. Bạn có thể mở đầu bằng một sự kiện hoặc gợi mở câu hỏi để lôi kéo sự tò mò của khán giả. Hoặc có thể mở đầu bằng một câu chào thật ấn tượng.

Giới thiệu bản thân ngắn gọn – khoa học

Vài giây ngay sau đó bạn hãy nói về những điểm mạnh của bản thân. Hoặc có thể nói tới những điểm độc đáo mình sở hữu bằng một hoặc hai từ. Bạn có thể nói thêm về những thành tựu và đóng góp của bản thân khi đang nói về lý lịch của bản thân.

Giới thiệu nhanh đến công việc và học tập của bạn

Dù ở bất kỳ bối cảnh nào bạn cũng cần phải nói rõ, chi tiết về bản thân của bạn. Đặc biệt là những gì bạn đã trải qua trong cuộc sống, học tập, công việc có chủ đề liên quan đến chủ đề thuyết trình này của bạn. Như vậy sẽ giúp cho bài thuyết trình của bạn thuyết phục và tăng thêm niềm tin của họ đối với bạn.

Tạo dựng thương hiệu cá nhân

Bản thân bạn cần phải tạo dựng thương hiệu cá nhân để chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt là với những người cần tạo thêm sức lôi cuốn cho bản thân. Họ không chỉ kể những chuyện thú vị mà còn hiểu rất rõ bản thân. Điều đó khiến cho họ trở thành một người hiểu biết rộng. Ví dụ: Đọc một đoạn thơ về Kiều, hay một câu chuyện thú vị…

Đặc biệt là trong các mối quan hệ làm ăn và cần các nhà đầu tư hợp tác thì bản thân bạn khi thuyết trình cần phải tỏ ra mình là một người thông minh. Và những người cần phải biết họ đang làm gì. Và điều đó có thể kiếm được nhiều tiền như thế nào trong dự định của họ.

CÁCH TẠO MỞ ĐẦU ẤN TƯƠNG

Chuyển tới chủ đề chính

Khi thuyết trình bạn đừng đột ngột chuyển chủ đề phát biểu. Đặc biệt là khi bạn đang thuyết trình giới thiệu bản thân mà đột ngột chuyển sang một chủ đề chẳng liên quan gì. Điều này sẽ khiến cho khán giả bỡ ngỡ và đang chẳng hiểu chuyện gì đang diễn ra.

Hãy dẫn dắt chủ đề và tinh tế chuyển hướng để khán giả thấy được sự liên kết xuyên suốt bài thuyết trình. Có rất nhiều cách, tùy thuộc vào tình hình, số lượng người nghe, chuyên môn và nội dung của buổi thuyết trình

Chủ đề 2: Tự chọn một chủ đề bất kỳ mình yêu thích, chuẩn bị slide để thuyết trình từ 10 -20 phút, có đặt câu hỏi tương tác qua lại [Kỹ năng thuyết trình]

KHÁI NIỆM

Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả và hấp dẫn đến một nhóm người nghe. Người thuyết trình cần hướng tới mục tiêu giúp người nghe hiểu được những gì mình đang nói, giải quyết một vấn đề nào đó của họ, hay chỉ đơn giản là tiếp nhận một thông tin mới mẻ. Thuyết trình cũng là một hình thức của giao tiếp, và có thể được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể, chuyển tải, thuyết phục người nghe.

Trong phạm vi tài liệu này, cụm từ “thuyết trình” được hiểu theo nghĩa của từ “trình bày”; có nghĩa là “thông tin cho ai đó một cái gì đó”, “nói điều gì đó với ai đó” hoặc giao tiếp với ai đó.

Thuyết trình là một hình thức của giao tiếp và có thể được nhận thấy ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Một số ví dụ của việc thuyết trình trong học tập, công tác, cuộc sống có thể là:

– Nói: Chuyện chính trị, ý kiến tại cuộc họp, phỏng vấn, giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ.

– Trình bày: Đề cương nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, seminar, báo cáo khoa học, luận văn, luận án; kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, hành động.

Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình

Bất kỳ ai cũng sẽ có những lúc trong cuộc sống phải trình bày, thuyết trình một vấn đề cụ thể nào đó trước người khác [có thể là một người, một nhóm người, hoặc rất nhiều người]. Do vậy, kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm rất quan trọng, rất cần thiết và thường xuyên được sử dụng. Một bài trình bày, thuyết trình hoàn hảo có thể mang lại thành công vượt xa những gì chúng ta mong đợi. Một người có kỹ năng thuyết trình tốt sẽ có khả năng truyền đạt ý kiến của mình trước nhiều người một cách hiệu quả, vì thế khả năng thành công của họ trong công việc, cuộc sống sẽ cao hơn rất nhiều.

Ngay trong môi trường đại học, một trong những “nỗi sợ hãi” hàng đầu của sinh viên là: Nói trước đám đông. Thuyết trình luôn là một thử thách khó khăn. Nhưng trên thực tế, thuyết trình không khó, nếu biết cách. Cụ thể là nếu nắm vững các kiến thức cơ bản trong quá trình thuyết trình nhằm nâng cao chất lượng của bài thuyết trình; kết hợp với quá trình tập luyện, thực hành thường xuyên thì người trình bày sẽ có được kỹ năng thuyết trình hiệu quả, hỗ trợ cho việc hoàn thành mục tiêu thuyết trình, mở đường cho các thành công trong tương lai.

Ngày nay, cùng với việc chuyển đổi mạnh mẽ về phương pháp dạy – học, các trường đại học ngày nay đang chuyển dần từ kiểu giảng dạy truyền đạt một chiều truyền thống sang phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Do vậy, học viên, sinh viên ngày nay đến lớp không phải chỉ để nghe giảng bài và ghi chép bài giảng của giảng viên, mà còn phải thường xuyên tự tra cứu tài liệu và trình bày trước lớp. Chính vì thế, kỹ năng trình bày, thuyết trình lại trở nên rất thiết yếu đối với học viên, sinh viên ngày nay.

Thế nhưng, làm thế nào để có thể thuyết trình một cách thành công, làm sao chinh phục được cả những khán giả “khó tính” nhất? Làm thế nào để tự tin hơn khi thuyết trình? Và làm thế nào để tạo được một phong cách riêng độc đáo khi thuyết trình? Các phương thức nào để giúp người thuyết trình lôi cuốn được cả trái tim lẫn trí óc của người nghe? Điều đó đòi hỏi người trình bày, thuyết trình phải có năng lực trong lĩnh vực này.

Năng lực trình bày, thuyết trình bất kỳ vấn đề nào trước đám đông, cũng như khả năng thuyết phục mọi người nhận hiểu và tin cậy vào đề xuất của mình, không phải là một điều tự nhiên có được. Các phần tiếp theo của giáo trình sẽ cung cấp các công cụ, phương pháp để nhận biết và rèn luyện được những khả năng đó. Chủ đề 3: Cách đi đứng, tư thế khi thuyết trình để tự tin hơn, cách điều hòa hơn thở [Kỹ năng ngôn ngữ hình thể]

KHÁI NIỆM

Ngôn ngữ cơ thể hay còn gọi là body language là khái niệm chỉ biểu hiện như ánh mặt, cách cười, bắt tay hay đơn giản là ánh mắt. Ngôn ngữ hình thể có ý nghĩa quan trọng truyền tải được rất nhiều thông điệp qua lời nói. Vậy Khái niệm ngôn ngữ hình thể là gì? Cách sử dụng ngôn ngữ hình thể thế nào cho hiệu quả?.

Ngôn ngữ hình thể là gì?

Body Language đại diện cho một sự giao tiếp riêng biệt ngoài lời nói. Ngôn ngữ cơ thể tồn tại song song với ngôn ngữ. Body language là một dạng của truyền thông phi ngôn ngữ bắt tay, giao tiếp bằng mắt và mỉm cười kèm thêm với điểm nhấn và cảm xúc không chỉ đơn thuần là những chuyển động cơ thể mà chúng trở thành một phần trong giao tiếp phi ngôn ngữ.

Ngôn ngữ hình thể được tìm hiểu ở nhiều nước phát triển và là thứ có thể giao tiếp một cách trung thực, truyền tải một cách đầy đủ nhất suy nghĩ của người nói. Ở Việt Nam nó chưa được phát triển rộng rãi và chưa nhiều người hiểu hết được ý nghĩa của nó.

Ngôn ngữ cơ thể không có ngữ pháp với một hành vi nhất định, các hành vi của cơ thể thể hiện thông điệp giao tiếp bao gồm các biểu hiện trên khuôn mặt, tư thế cơ thể, cử động của mắt, mày, môi để thể hiện hoặc truyền đạt thông tin. Nó không phải là một ngôn ngữ như ngôn ngữ ký hiệu. Việc tìm hiểu kỹ ngôn ngữ hình thể sẽ giúp bạn rất nhiều trong giao tiếp, công việc.

Ngôn ngữ cơ thể diễn đạt ý muốn thể hiện cho đối phương hiểu, là dạng phi ngôn ngữ, sử dụng các biểu cảm và hành động chiếm đến 55% sự thành công trong giao tiếp của bạn. Ngôn ngữ của cơ thể cũng được sử dụng rất nhiều không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà trong công việc. Nếu biết cách sử dụng ngôn ngữ hình thể hoặc hiểu được của người khác sẽ giúp bạn hiểu được ngụ ý của đối phương. Khi biết cách sử dụng loại phi ngôn ngữ này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Chủ đề 4: Làm việc nhóm

NỘI DUNG: Nhóm nghiên cứu chọn 1 chủ đề trình bày, có thể quay video trình chiếu, có câu hỏi của giáo viên, có điểm phản biện [chương chiếm % điểm nhiều nhất].

Khái niệm

Trong những năm gần đây, các thuật ngữ “làm việc đồng đội”, “làm việc nhóm”, tương ứng với các thuật ngữ của tiếng Anh như “team building”, “teamwork”, ngày càng phổ biến. Thế nhưng, những hiểu biết cơ bản về làm việc nhóm, tại sao phải làm việc nhóm, lợi ích của làm việc nhóm, và nhất là làm thế nào để nâng cao hiệu quả làm việc nhóm là vẫn chưa được biết đến thật sự sâu rộng.

Thật ra, trong lịch sử tồn tại và phát triển của loài người, nhóm hình thành từ rất sớm. Từ thời tiền sử, con người đã hình thành các nhóm để tồn tại trong tự nhiên. Nhóm để chống thú dữ, nhóm để cùng săn bắn, xây dựng chỗ ở chống chọi với thiên nhiên…

Trong cuộc sống, chắc chắn rằng mọi người đều đã từng tham gia vào một số hoạt động, một trò chơi đồng đội nào đó như: Mỗi người đều có nhóm bạn bè cùng xóm, nhóm cùng lớp học, nhóm cùng lứa tuổi. Đến khi trưởng thành học tập và làm việc, mỗi người đã vô tình hay có ý thức tham gia vào rất nhiều nhóm trong các hoạt động học tập, thể thao, văn nghệ… Các hoạt động đó đòi hỏi nhiều người cùng phối hợp, và thành công của nhóm phụ thuộc vào quá trình tương tác cùng sự đóng góp của tất cả các thành viên. Rõ ràng, để các hoạt động chung nói trên có hiệu quả cao thì việc phối hợp ăn ý giữa các thành viên là cực kỳ quan trọng. Sự phối hợp đó đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải có kỹ năng làm việc nhóm.

Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Kỹ năng làm việc nhóm thường được hiểu là khả năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm nhằm phát triển tiềm năng, năng lực của tất cả các thành viên và thúc đẩy hiệu quả công việc nhằm đạt mục tiêu chung.

Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm

Tổng thống Mỹ F. D. Roosevelt [1882 – 1945] đã phát biểu: “Khi người ta hành động cùng nhau với tư cách là một nhóm, họ có thể hoàn thành được những việc mà không một cá nhân riêng lẻ nào có thể thực hiện được”.

Con người là sinh vật có tính cộng đồng cao, sinh ra là để hợp tác cùng nhau. Những mối quan hệ tốt đẹp mang lại cho chúng ta niềm vui, hạnh phúc, những trải nghiệm thú vị, giúp nâng cao giá trị bản thân mỗi người cũng như giá trị cuộc sống. Theo các nghiên cứu, khi ở bên cạnh những người khác, chúng ta có xu hướng cười nhiều hơn gấp 30 lần khi ở một mình, tình trạng một số bệnh trở nên dịu đi. Những người cảm nhận được tình đồng đội sẽ gắn bó hơn với công việc, duy trì năng suất làm việc cao, phát huy sự sáng tạo, tạo ra lợi nhuận cho công ty và nâng cao mức độ hạnh phúc cho chính bản thân họ…

KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM MANG LẠI HIỆU QUẢ:

– Làm việc theo nhóm tạo điều kiện tăng năng suất và hiệu quả của công việc, khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả hơn.

– Tạo một môi trường hứng thú, tăng động lực.

– Tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều cơ hội phát triển.

– Công việc được thực hiện tốt hơn vì có kiến thức và kinh nghiệm rộng hơn.

– Thỏa mãn nhu cầu thể hiện và khẳng định cái tôi trong cái chúng ta của mỗi thành viên [mà khi hoạt động riêng lẻ, cá nhân khó mà thể hiện được].

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, gần như tất cả các công việc đều yêu cầu mỗi cá nhân phải hoạt động trong một nhóm làm việc chung nào đó. Các cơ quan, tổ chức cũng tìm cách huy động tối đa khả năng làm việc và sáng tạo của các nhóm nhằm phát huy tối đa năng lực cạnh tranh trong nghiên cứu, sản xuất, sáng tạo. Người ta coi các nhóm làm việc là nhân tố cơ bản làm nên nguồn tài nguyên nhân lực trong một tổ chức. Vì vậy, việc tìm hiểu và áp dụng kỹ năng làm việc nhóm càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

CÁCH HỌC NHỚ DAI NHƯ ĐĨA

Chúng ta thường hay quên và thường quên những việc rất quan trọng. Thậm chí là quên gần hết những kiến thức, thông tin chúng ta được học. Quên dường như là nỗi khổ cho những người đi học lẫn người đi làm. Đôi khi, việc này khiến chúng ta đau đầu vì phải cố nhớ lại những gì mình đã quên.

Thế thì, làm cách nào để ghi nhớ những gì chúng ta đã nghe, đã học, đã xem? 3 cách nhớ lâu dưới đây sẽ giúp bạn ghi nhớ và thậm chí là nhớ dai như đỉa.

Nghĩa của trình bày là gì?

Nêu lên theo thứ tự và đến chi tiết một hệ thống ý, sự việc, số liệu.

Giới thiệu là như thế nào?

Động từ Làm cho hai người lạ nhau biết tên họ, chức vụ của nhau. Làm cho biết rõ về một người nào, một việc gì.

Giải thích có ý nghĩa là gì?

Động từ Làm cho hiểu rõ hơn. Giải thích hiện tượng nguyệt thực. Giải thích chính sách.

Nếu có nghĩa là gì?

Có thể bạn chưa biết, cây nêu trong quan niệm của người xưa là một biểu tượng thiêng liêng vào dịp Tết Nguyên đán. Trong ngày lễ cổ truyền của dân tộc, cây nêu mang nhiều ý nghĩa, vừa là điểm tựa tinh thần vừa là nơi gửi gắm mong ước một năm mới thịnh vượng của người dân.

Chủ Đề