Trình bây suy nghĩ của anh chị về cách giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại

Đề Tài : Suy nghĩ về văn hóa gia đình Việt Nam hiện nayLời Mở ĐầuGia đình Việt Nam vốn có những truyền thống tốt đẹp, trong gia đình ViệtNam chứa đựng nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, được bảo lưu vàtruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên bản sắc độc đáo.Truyền thống gia đình là những điều vô cùng giản dị nhưng lại vô cùng thiêngliêng đối với mỗi con người Việt Nam. Nó gắn kết các thành viên, tạo ra những khốiliên kết tình cảm thế hệ mật thiết, rất khó chia cắt, in đậm vào tâm thức của mỗithành viên mà dù đi đâu cũng luôn luôn hướng về cội nguồn với tấm lòng thànhkính và nhớ thương da diết.Hiện nay, đất nước ta đang tiến bước mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, đô thịhóa với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng. Những biến chuyển về kinh tế - xãhội đó tác động sâu sắc đến gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững song cũnghết sức nhạy cảm với mọi biến đổi xã hội. Một thực trạng hiện nay là tình trạng lyhôn, ly thân, sống thử, lấy chồng ngoại quốc, tảo hôn, bạo lực gia đình, buôn bán1phụ nữ, xâm hại tình dục trẻ em; tình trạng em phạm pháp, có những hành vi điênrồ, trẻ em tự kỷ... ngày càng gia tăng đang là những vấn đề bức xúc của xã hội.Nhận thấy được tầm quan trọng của nó, em đã tìm hiểu và nghiên cứu về vấnđề : “Văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại”.1.Một sô vấn đề lí luận chung1.1Khái niệm gia đình:Theo từ điển Tiếng Việt [ Văn Tân chủ biên, Nxb Khoa học – xã hội 1998]định nghĩa: “ Gia đình là đơn vị xã hội thành lập trên cơ sở dòng máu, bắt đầu có từthời đại thị tộc mẫu hệ; trong thời đại phong kiến thuuwofng có cha, mẹ, con, cháu,có khi có cả chắt nữa; trong thời đại tư bản thường chỉ có vợ chồng và con cái”.Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếmsống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thànhviên trong gia đình. Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với khái niệmgia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loàingười với cuộc sống lứa đôi của động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràngbuộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người. Gia đìnhở loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm travà sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nêndùng để nói về gia đình loài người.Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâmlý, văn hóa, kinh tế,... khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào.Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đềucó thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu phùhợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình.Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, cóthể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hộimà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người.Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà cácthành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thốnghoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với2nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thựchiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.1.2. Phân loại: có nhiều cách phân loại khác nhau1.2.1. Phân loại theo qui mô•Gia đình lớn [gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng] thường được coi làgia đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ. Đó là một nhómngười ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường từba thệ hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt từtuyến phụ. Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình trưởng lớn, có đặc tính tổ chứcchặt chẽ. Nó liên kết ít nhất là vài gia đình nhỏ và những người lẻ loi. Các thànhviên trong gia đình được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia đìnhmà thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình. Ngày nay, gia đình lớnthường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ nữa. Trong gia đình này,quyền hành không ở trong tay của người lớn tuổi nhất.•Gia đình nhỏ [gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân] là nhóm người thểhiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của mộtngười vợ hoặc một người chồng với các con. Do vậy, cũng có thể có gia đình nhỏđầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ. Gia đình nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứatrong nó đầy đủ các mối quan hệ [chồng, vợ, các con]; ngược lại, gia đình nhỏkhông đầy đủ là loại gia đình trong nó không đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa làtrong đó chỉ tồn tại quan hệ của chỉ người vợ với người chồng hoặc chỉ của ngườibố hoặc người mẹ với các con. Gia đình nhỏ là dạng gia đình đặc biệt quan trọngtrong đời sống gia đình. Nó là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng phổ biếntrong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển.1.2.2. Dựa vào vai trò của người đứng đầu gia đình: Gia đình mẫu hệ: là gia đình do người phụ nữ nắm quyền điều hành. Cưới xin nhàgái phải lo mọi thủ tục và chi phí. Sau khi cưới con trai phải về sống ở nhà vợ, đẻcon ra sẽ mang theo họ mẹ, con gái mới được quyền thừa kế tài sản. Tuy vậy tronggia đình mẫu hệ, người cậu vẫn nắm giữ vai trò quan trọng. Những vấn đề hệ trọngtrong gia tộc phải tham khảo ý kiến người cậu.3 Gia đình phụ hệ: Là gia đình mà mọi quyền hành tập chung trong tay người đànông. Đứng đầu gia đình là một người đàn ông lớn tuổi có uy tín. Con cái phải theohọ cha, con trai được đề cao. Gia đình phụ hệ bao gồm nhiều gia đình trong đó cómột hội đồng bàn bạc, quyết định các vấn đề hệ trọng liên qua đến các thành viênCác loại gia đình tuy có khác nhau về qui mô hoặc hình thức tổ chức. Nhưngbao giờ cũng có các chức năng chủ yếu : duy trì nòi giống, tổ chức lao động sảnxuất, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa nhằm xây dựng nhân cách cho các thếhệ tương lai.1.3. Các chức năng của gia đình:Do khái niệm về gia đình không đồng nhất nên cũng có nhiều cách lý giải vềchức năng của gia đình, tuy nhiên những chức năng cơ bản sau đây thường đượctrình bày trong các tài liệu chính thức:1.3.1. Chức năng sinh sảnQuan niệm truyền thống coi việc sinh con đẻ cái như một nhiệm vụ cơ bản vàquan trọng nhất của gia đình. Việc thực hiện chức năng sinh sản, tái tạo nhằm duytrì và phát triển nòi giống được xem là mục đích xây dựng gia đình và cũng là nhucầu cần được thoả mãn của các cặp vợ chồng đối với việc làm cha mẹ. Sinh sản vôtính với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật ngày nay không thể thay thế tính ưu trộicả về mặt sinh học lẫn tâm lý xã hội và đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của dưluận ở tất cả các nước trên thế giới.1.3.2. Chức năng kinh tếTrong lịch sử phát triển xã hội loài người, từ khi xuất hiện Nhà nước dù ở thờisơ khai hay hiện đại, gia đình đều được xem như là một đơn vị kinh tế.Chức năng kinh tế của gia đình được biểu hiện trên cả hai phương diện sảnxuất và tiêu thụ. Cho đến nay, kinh tế "Hộ gia đình" ở Việt Nam vẫn là một thànhphần quan trọng trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân bên cạnh nhữngthành phần kinh tế khác. Biểu hiện đơn vị tiêu thụ là nhu cầu thiết yếu của mọi giađình để duy trì tồn tại và phát triển của các thành viên sinh sống trong gia đình [nhưăn, mặc, nhà ở, đồ dùng, phương tiện đi lại, học tập, thông tin, giải trí...]1.3.3Chức năng giáo dục4Gia đình là một thiết chế hạ tầng của xã hội, có vai trò rất quan trọng trongviệc tổ chức cuộc sống của con người.Con người sống gắn bó với gia đình, vì thế phẩm chất và giá trị của mỗi thànhviên phụ thuộc rất nhiều vào cuộc sống gia đình, đặc biệt là phụ thuộc vào "giáodục gia đình".Giáo dục gia đình cần được hiểu theo nghĩa rộng, đó là việc truyền thụ [truyềndạy và tiếp thụ], chuyển giao giữa các thế hệ về kiến thức cuộc sống, những kinhnghiệm sản xuất, những giá trị văn hoá truyền thống được đúc kết, trải nghiệm trởthành những di sản quí báu của gia đình, cộng đồng, dân tộc.Thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình là điều kiện tiên quyết trong việchình thành nhân cách cho các thế hệ tiếp nối. Có thể gọi đây là quá trình xã hội hoácá nhân để con người gia đình trở thành con người của xã hội.1.3.4.Chức năng thoả mãn nhu cầu tinh thần, tình cảmĐây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắnbó giữa các thành viên của gia đình, đặc biệt là tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Tổ ấmgia đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững tin bước vào cuộcsống xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủiro, sóng gió cuộc đời.Càng về cuối đời, con người càng trở nên thấm thía và khao khát tìm về sựbình ổn, thoả mãn nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc,đùm bọc của gia đình.1.4. Văn hóa gia đình là gì?“Văn hóa gia đình”; “Văn hóa làng”…là những đối tượng nghiên cứu của vănhóa học, với các khoa học phân nhánh như lý luận văn hóa, sử văn hóa, địa vănhóa.v.v… Từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, ở nước ta đã có một vài cuốnsách đề cập đến vấn đề này, ví dụ như : “Thực trạng văn hóa gia đình Việt Nam”[1994]; “Văn hóa gia đình Việt Nam” [1998]; “Từ điển văn hóa gia đình” [1999]…Tuy nhắc đến văn hóa gia đình nhưng hầu hết các tác giả không nêu định danh kháiniệm mà chủ yếu đi sâu mô tả những biểu hiện cụ thể. Xuất phát từ quan niệm“Văn hóa gia đình có thể tìm hiểu qua thuần phong mỹ tục, qua những tấmgương của người mẹ người cha… và ở cả những phần sâu kín huyền ảo” .Tác5giả Vũ Ngọc Khánh và đa số các nhà nghiên cứu thời kỳ này đã đồng nhất văn hóagia đình Việt Nam với gia đình gia giáo [gia đình văn hóa] và chỉ lưu tâm khảo sátcác giá trị tinh thần – tâm linh, ở khía cạnh tình – nghĩa – lễ. Riêng tác giả Võ TấnQuang mở rộng nội hàm của khái niệm này sang lĩnh vực văn hóa vật chất: “Vănhóa gia đình bao gồm nhiều yếu tố. Đó là yếu tố tinh thần. Đó là phương thức,cách thức, kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức vào đời sống tinh thần. Đó là phongthái sinh hoạt, lối sống truyền thống gia đình. Cũng phải kể tới yếu tố văn hóavật chất của gia đình cũng như trình độ sử dụng công cụ, phương tiện hànhnghề, phương tiện sinh họat trong gia đình”.Sang những năm đầu của thế kỷ này, các nhà nghiên cứu mới bắt đầu quantâm tới việc định danh khái niệm. Tác giả Lê Như Hoa [2001], Lê Quý Đức và VũThy Huệ [2003] đều chung quan niệm: văn hóa gia đình là một dạng thức của vănhóa cộng đồng. Xét từ góc độ chủ thể văn hóa, văn hóa tồn tại dưới hai dạng thức:văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Các cộng đồng lớn nhỏ [những tập hợpngười có quan hệ mật thiết với nhau trong đời sống vật chất và tinh thần, cùng chịusự chi phối của các điều kiện sống chung] đều mang những thuộc tính khách quan,trong đó có thuộc tính văn hóa… Chúng ta thường nhắc đến các khái niệm văn hóacộng đồng như văn hóa tộc người, văn hóa làng, văn hóa đô thị, và cả văn hóa nhânloại. Cộng đồng nào cũng có một kiểu văn hóa, bao gồm toàn bộ hệ giá trị, chuẩnmực, thị hiếu, đặc tính riêng của cộng đồng đó. Với nhận thức này, sự khác biệtgiữa văn hóa gia đình và gia đình văn hóa đã dần dần được sáng tỏ. Nếu gia đìnhvăn hóa là loại gia đình được xã hội tôn vinh vì đã đạt được một phẩm chất giá trịnào đó theo quy ước thì văn hóa gia đình là một trong những thuộc tính khách quancủa mọi gia đình. Theo đề nghị của UNESCO, mọi kiểu văn hóa đều cần được tôntrọng. Vì thế, chấp nhận sự đa dạng và khác biệt của các kiểu văn hóa gia đình cũngnhư các kiểu văn hóa tộc người là một cách tiếp cận khoa học và hợp lý.Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm “văn hóa gia đình” từ cấu trúc cho tới cách thứcphân loại cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Sự khác biệt này vốn xuất phát từ sự đadạng trong cách hiểu về “văn hóa”. Mỗi nhà nghiên cứu đều phân tích cấu trúc vănhóa gia đình theo cách nhận thức về văn hóa của mình [văn hóa là một hoạt động, làmột hệ giá trị hoặc là các phương thức ứng xử]. Ví dụ, phân chia văn hóa gia đình6theo các dạng hoạt động cơ bản có văn hóa sinh sản và nuôi dưỡng con người, vănhóa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm vật chất, văn hóa sáng tạo và hưởng thụ sảnphẩm tinh thần; còn phân chia theo phương thức ứng xử có văn hóa ứng xử với môitrường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội và văn hóa ứng xử với thếgiới tâm linh. Ngoài ra còn nhiều cách phân chia khác. Tuy thế, dù phân chia cấutrúc theo kiểu nào thì văn hóa gia đình luôn được hình dung như một tổng thểcác hoạt động sống của một gia đình cũng như các sản phẩm vật chất, tinh thầnmà các thành viên của nó đã tạo lập trong các hoạt động ấy. Chính vì vậy, cácnghiên cứu về văn hóa gia đình thường có khuynh hướng tổng hợp các thành tựunghiên cứu gia đình của các khoa học khác.2. Gia đình Việt Nam trong xã hội hiện đại:2.1. Đặc điểm:2.1.1. Gia đình hạt nhân ngày một phổ biến.Gia đình Việt Nam trước đây thường phổ biến là gia đình nhiều thế hệ “Tam,tứ, ngũ đại đồng đường” gia đình nhiều thế hệ có có sự gắn bó cao về tình cảm theohuyết thống, bảo lưu được các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát huy tốtcác gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡnhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ. Đó lànhững giá trị rất căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy.Tuy nhiên, nhược điểm của loại gia đình này là trong khi giữ gìn các truyền thốngtốt đẹp thì cũng bảo trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời. Sự khácbiệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng khó tránh khỏi mâu thuẫn giữa các thế hệ.Gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân,thiếu cơ động và chậm thích ứng.Ngày nay, gia đình Việt Nam phần lớn là gia đình hạt nhân và có xu hướngtiếp tục phân chia. Gia đình hạt nhân với hai thế hệ cha mẹ và con cái vẫn phổ biến,khẳng định được giá trj tương đối ổn định trên cơ sở hài hòa âm dương để nuôi dạycon cái, tồn tại và phát triển. Nhưng dưới sức ép của công việc ngày càng nhiều màcon nguwofi bắt đầu xuất hiện tâm kus muộn giảm bớt gánh nặng xã hội nên hiệntượng “gia đình đồng tính” và “gia đình một thành viên” xuất hiện ngày một nhiều.Đó là những gia đình sau khi hôn nhân đổ vỡ, một bên vợ hoặc chồng tiếp tục nuôi7dạy con cái và chấp nhận sống một mình. Hiện tượng này phổ biến ở các đô thị vàtầng lớp trí thức có thu nhập khá và ổn định, đời sống cao.2.1.2. Hôn nhân:2.1.3. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện đại.Gia đình là một tế bào của xã hội và tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội.Người phụ nữ là người thiết tha nhất với hạnh phúc gia đình, đóng vai trò rất quantrọng giữa gia đình và xã hội trong mọi thời đại.Qua các chặng đường lịch sử loài người, vai trò người phụ nữ trong gia đìnhcó những biến đổi.Cách mạng tháng Tám thắng lợi, vai trò của phụ nữ được xác nhận đúng vớichân giá trị con người của nó. Bác Hồ nói: “Non song gấm vóc Việt Nam đều dophụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm rực rỡ”.Nghị quyết số 04/NQ-TW của Bộ Chính trị ra ngày 27-7-1993 đã khẳng định:“Phụ nữ vừa là người công dân, người lao động, vừa là người mẹ và người thầy đầutiên của con người”; “Phụ nữ có vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình cần tạođiều kiện để phụ nữ kết hợp hài hòa giữa nghĩa vụ công dân và chức năng người mẹtrong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.Vai trò quan trọng đó được thể hiện như thế nào?Ở việc thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ là người tạo dựng nên nhân cáchcon người từ trong bụng mẹ, là “tay hòm chìa khoá" là trung tâm các mối quan hệtình cảm là người tích cực nhất trong gia đình, giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dântộc, phong tục tập quán tốt đẹp ở làng, thôn, khu phố...Ngày nay, đất nước mở cửa hội nhập quốc tế, kinh tế phát triển, đặc biệt kinhtế hộ gia đình càng có điều kiện phát triển, nhiều doanh nhân làm giàu chính đángcho gia đình, cho đất nước. Phong trào làm từ thiện ngày càng lan rộng ra nhiều tổchức, cá nhân… Song ở nơi này, nơi khác còn phát sinh ra những biểu hiện, nhữnghành vi tiêu cực do ảnh hưởng của đồng tiền, vàng, đô-la làm khuynh đảo mọi giátrị đạo đức như con bất hiếu với cha mẹ, tình cảm vợ chồng anh em phai nhạt, tệnạn cờ bạc, nghiện hút… Việc hạn chế, đẩy lùi những tồn tại nêu trên càng đòi hỏivai trò của người mẹ, người vợ trong gia đình, nhà trường, xã hội rất lớn, đặc biệt8người mẹ trực tiếp dẫn con bước qua các cửa ải phi đạo đức và sự ngu dốt, tạo chocon có ý chí, nghị lực vượt khó khăn trong cuộc đời.Thiên chức và xã hội đã trao cho phụ nữ phần việc lớn hơn nam giới trong giađình, đó là việc sinh nở ra con cái để duy trì nòi giống, nội trợ lo lắng từng bữa ăn,giấc ngủ trong nhà, “nhen lên và canh giữ bếp lửa gia đình” tạo nên sự ấm áp, yênvui làm điểm tựa cho chồng, cho con, cho cháu… bằng cái tâm và đức của mình. Vìvậy, Nhà nước ta, các cấp, các ngành luôn luôn chăm lo cho tế bào xã hội - tổ ấmgia đình; động viên, vun đắp tạo điều kiện cho mỗi gia đình kế thừa, phát huy bảnsắc văn hóa.2.2. Những vấn đề nảy sinh trong gia đình Việt nam hiện nay2.2.1. Bạo lực gia đìnhKhái niệm: Bạo hành gia đình hay bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉcác hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lựcthường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hayông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra vàđược xếp vào nhóm các hành vi này. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụnữ- vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực tinh thầnnhiều hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo khôngngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp••66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đìnhTrong 5 năm từ 2000 - 2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành viđánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn•Năm 2005, có tới hơn 39,7 nghìn vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo hành trong tổngsố gần 65 nghìn vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3% , cũng theo nghiêncứu đó thì:•25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần•30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục•Ở Đồng Bằng song Cửu Long có 1.319 ca nhập viện do bạo hành gia đình, trong đókhoảng 1.000 ca tự tử, và 30 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, bài báo này khôngđăng số liệu cho các vùng khác.•5% phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập[4].9•82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực[4].•9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạmchính là người vợCác hình thức bạo hànhPhân chia theo kiểu bạo hành và đối tượng bị bạo hànhPhân chia theo kiểu bạo hành•Bạo hành thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát... tác động trực tiếp đếnsức khỏe nạn nhân. Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnhthể chất như giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái hoặc con cái và bố mẹ già.•Bạo hành tình dục: Ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn. Hànhvi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em... cũng đượcxếp vào loại này.•Bạo hành tinh thần: Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện trongthời gian dài...•Bạo hành xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinhtế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.Phân chia theo nạn nhân•Bạo hành với bạn tình hoặc vợ/chồng.•Bạo hành với trẻ em.•Bạo hành với người già.Ảnh hưởngẢnh hưởng của bạo hành gia đình trải rộng từ tâm lý cho đến thể chất của nạnnhân. Nhiều trường hợp hành vi bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời thậm chí tửvong. Bạo lực gia đình thường là nguyên nhân khởi phát trầm cảm và rối loạn stresssau sang chấn sau này, đặc biệt là ở trẻ em-đối tượng nhạy cảm hơn. Những trẻ gáisống trong môi trường bạo lực, khi trưởng thành khó đặt niềm tin vào những ngườiđàn ông khác và thường gặp trắc trở trong tình yêu. Họ có niềm hoài nghi quá mứcvới đối tượng khác giới, lý do bắt nguồn tự việc chứng kiến hành vi bạo lực của chađối với mẹ hoặc với bản thân mình. Các trẻ trai về sau này có thể bắt chước cáchành vi bạo lực với người vợ trong tương lai.10Nguyên nhânHoàn cảnh xảy ra bạo hành, đặc biệt là bạo hành thân thể, thường là khi ngườinam say rượu, nhưng rượu không phải là nguyên nhân căn bản, nó chỉ là cái cớ chonhững vướng mắc vốn tồn tại từ trước. Bạo hành được nhận thấy có tỷ lệ cao ở cácgia đình có hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như kinh tế khó khăn, trình độ văn hóathấp, người chồng không có việc làm… Tuy nhiên điều này không có nghĩa là giàucó hay được học hành đầy đủ bảo đảm chắc chắn gia đình hòa thuận. Ở những giađình như vậy, bạo hành xảy ra với hình thức mà người ngoài khó nhận biết hơn.Bạo hành giữa cha mẹ và con cái cũng không hiếm và thường được biện hộ với mụcđích giáo dục theo kiểu "thương cho roi cho vọt" [7][8]. Đó có thể là hành vi đánhthậm tệ, bỏ mặc không cho ăn uống hoặc không thèm quan tâm đến con dưới mọihình thức... Hậu quả thường là rất nghiêm trọng, một bộ phận trẻ có thể bỏ nhà, bỏhọc hay nghiện ma túy. Gái mại dâm [ở trẻ nữ] thường có liên quan trực tiếp đếntuổi thơ bất hạnh.2.2.2. Hiện tượng vô cảm giữa các thành viên trong gia đình.Một nhà nghiên cứu về sự phát triển của Gia đình và Giới đã nóirằng: “Dường như, ở gia đình hiện đại, người ta chỉ trông chờ vào một chức năngmà không thiết chế xã hội nào gánh vác có hiệu quả. Đó là chức năng thoả mãnnhu cầu tâm lý - tình cảm của mỗi cá nhân. Con người kỳ vọng vào điều này và khikhông được như mong muốn thì mối dây liên kết trở nên mong manh”.Có thể thấy ngày nay, mỗi thành viên trong gia đình hiện đại ai cũng cho rằngcần có “một chốn riêng”. Nhưng “chốn riêng” ấy trong một chừng mực nào đó đã bịđẩy lên quá mức, vô hình làm cho “cái chung” của gia đình vốn được tạo nên bởinhững yêu thương bền chặt đã dần rạn nứt, không hiếm trường hợp tan vỡ. Bà LêThị Thanh Nhã - Phó Phòng Văn hóa- Gia đình Sở Văn hóa Thể thao và Du lịchTPHCM cho rằng: "Khi đời sống vật chất của người ta bắt đầu tăng lên, tạo điềukiện cho mỗi cá nhân được hưởng thụ có đời sống riêng, phòng riêng sẽ có cho mỗingười trong gia đình, phương tiện riêng cũng có... rồi nề nếp sinh hoạt của mỗingười đi về cũng khác nhau. Vật chất thuận lợi như vậy nó lại làm cách quãng sựliên lạc giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Sự giao lưu giữa các thành11viên trong gia đình không còn được liền mạch nữa và dần dần cái gì mà ít làm thìtừ từ người ta cũng phôi pha đi rồi lần lần họ không còn nề nếp gia đình nữa".Sự mong manh ấy chính là thực tế đang diễn ra và trở thành thách thức mà cácgia đình hiện đại phải đối mặt. Đầu tiên, vết nứt gây tổn thương có thể ai cũng biếtvà từng nghe, đó là vấn đề bạo lực gia đình. Theo một kết quả nghiên cứu mới nhấtvề gia đình Việt Nam cho thấy, từ năm 2009 đến năm 2012, cả nước đã có gần180.000 vụ bạo lực gia đình, trong đó hơn 16.000 vụ bạo lực đối với người cao tuổi,23.000 vụ với trẻ em; với phụ nữ, cứ 3 người có gia đình hoặc đã từng có gia đìnhlại có một người từng bị bạo hành. Tình trạng này xảy ra ngay với chính những mốiquan hệ mà có khi chính chúng ta nghĩ rằng, họ chẳng thể làm tổn thương nhau nhưcha mẹ bạo hành con cái, rồi ngược lại, con cái làm tổn thương chính cha mẹ mình.Nhiều sự việc đã được phơi bày ra ánh sáng, đã bị xử lý nghiêm minh trước phápluật, nhưng vấn đề này vẫn tồn tại, để lại nhiều nhức nhối cho xã hội: "Phần lớnnhững gia đình dẫn đến ly hôn lại do vấn đề về bạo lực, không ngoại trừ gia đìnhnào cả. Không kể là nông thôn hay là thành phố, trí thức hay bình dân... và điềunày đúng với xã hội công nghiệp hiện đại. Ở những nước công nghiệp hóa, chúngta thấy bạo lực gia đình cũng là vấn đề nổi cộm chứ không chỉ có ở nước mìnhđang trong quá trình chuyển đổi". Đúng như những gì PGS. TS Lê Ngọc Văn Trưởng Phòng Nghiên cứu gia đình, Viện Gia đình và Giới vừa cho biết, mỗi năm ởViệt Nam có tới hàng ngàn vụ ly hôn xảy ra và con số này có xu hướng gia tăng.Từ thực tế nói trên, thiết nghĩ phải chăng khi cuộc sống trôi đi quá nhanh, conngười phải bươn chải cật lực, vắt kiệt sức cho cuộc mưu sinh thì thời gian họ dànhcho ngôi nhà, cho mái ấm gia đình ngày càng vơi. Nhiều người cho rằng: “Mỗithành viên trong gia đình hiện đại dễ rơi vào trường hợp thiếu trách nhiệm với giađình vì thiếu thời gian?”. Thế nhưng, nói cho cùng, thời nào gia đình cũng cần mộtngọn lửa để giữ ấm hạnh phúc.Một khía cạnh khác, đó là bên cạnh những người vợ, người mẹ luôn ngự trị tưtưởng “Vì chúng ta là mẹ, là vợ, nên đương nhiên ta phải hi sinh cho những ướcvọng thầm kín cá nhân”, thì ngày nay, bình đẳng giới đã tạo điều kiện để nhiều phụnữ được cởi bỏ những rào cản, có nhiều cơ hội thể hiện tài năng, thậm chí làm chủkinh tế gia đình. Song, đâu đó vẫn còn những người phụ nữ thành đạt mà không12hạnh phúc. Vẫn có những mái nhà nguội lạnh vì hai vợ chồng không tìm được sựcảm thông. Thế nên, chuyên gia tâm lý Lương Minh Nhật cho rằng làm thế nào đểcó sự hòa quyện của vợ và chồng trong ngổn ngang của cuộc sống ồn ã này, đó làđiều không dễ: "Vợ chồng xây dựng gia đình hạnh phúc là cả hai người cùng xâydựng. Trong đó, hai người cùng làm kinh tế, cùng về chia sẻ chăm sóc nuôi dạycon, cấu trúc trong gia đình như thế nào? Sắp xếp khoa học như thế nào? Mìnhchia sẻ công việc xã hội, công việc gia đình, công việc học hỏi.... Ví dụ như chồnggiỏi công nghệ thông tin thì có thể chỉ cho vợ, đấy chính là cái yêu thương. Ngượclại,vợ lại nấu nướng quan tâm đến chồng. Vợ thì thích nói những lời nói yêu thươngthì nên có những câu nói giao tiếp... Bây giờ, nhiều người đàn ông học giao tiếp rấtnhiều, rất lịch sự thì tại sao không nói với vợ những lời nói yêu thương đấy để vợhài lòng phấn khởi, rồi người ta lại phấn đấu nhiều hơn".Hiện nay, giáo dục gia đình đã được quan tâm nhiều hơn bởi sau những ngộnhận, người ta hiểu rằng không có gì có khả năng tác động mạnh mẽ tới con ngườihơn gia đình. Gia đình đúng nghĩa là cái nôi không thể thiếu đối với bất kỳ một trẻthơ nào. Thế nhưng, theo một kết quả điều tra về gia đình Việt Nam, có tới 20% cácông bố và 7% các bà mẹ hoàn toàn không dành một chút thời gian nào cho việcchăm sóc, dạy dỗ con cái. Chuyên gia tâm lý Lê Minh Nga - Giám Đốc Trung tâmtư vấn tình yêu hôn nhân gia đình khẳng định:"Một đứa bé không được sống trongkhông khí gia đình, mà nói một cách rõ ràng là sống trong không khí gia đình để tiếp thuđầy đủ những giá trị truyền thống của gia đình, cũng như đất nước, nếu không sẽ đi sailệch con đường. Chúng ta thấy là hiện nay có một số em vi phạm về pháp luật hoặc là cónhững em hoàn cảnh khó khăn thì chúng ta thấy là các em đều gặp trắc trở trong cuộcsống. Rồi về mặt đạo đức cũng bị tha hóa đi, cho nên gia đình là một yêu tố rất quantrọng để hình thành nhân cách, đạo đức cho trẻ ngay từ nhỏ".2.3. Xây dựng gia đình văn hóaXây dựng Gia đình văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lượcxây dựng con người, xây dựng xã hội văn minh hiện đại, giàu bản sắc văn hóadân tộc. Khi mặt trái của cơ chế thị trường cùng những ảnh hưởng tiêu cực từbên ngoài tràn vào tác động đến con người, việc xây dựng gia đình văn hóa bềnvững, hạnh phúc càng trở nên cấp bách.13Người ta thường nói gia đình là tế bào của xã hội, tế bào ấy có lành mạnh thìxã hội mới phát triển tốt đẹp. Nhận thức rõ vai trò to lớn của gia đình trong việc xâydựng con người, xây dựng xã hội mới, Ðảng và Nhà nước đã khẳng định xây dựnggia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của thời đại. Chính phủ hiệnđang xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, thựchiện Ðề án Phát triển gia đình Việt Nam bền vững, ban hành các luật, các chínhsách đối với gia đìnhPhong trào xây dựng Gia đình văn hóa đã có từ những năm 60 của thế kỷ 20, đếnnay đã lan rộng khắp cả nước. Từ thực tế phong trào cho thấy, chỉ có phát huy tốt nhữnggiá trị của gia đình truyền thống, phong trào mới đi vào chiều sâu có chất lượng, thật sự lôicuốn nhiều gia đình tham gia. Từ đời này sang đời khác, ông cha ta đã tạo dựng một nềnnếp gia phong như con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng chung thủy, anh emđoàn kết thuận hòa... Ðó có thể xem là tinh hoa văn hóa của dân tộc. Gia phong đã trởthành nội dung cốt lõi của việc xây dựng gia đình văn hóa, từ đó gia đình mới trở thànhmột tế bào xã hội khỏe khoắn, lành mạnh, thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Ðảngvà Nhà nước, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở các tỉnh, thành phố,số lượng Gia đình văn hóa đạt tỷ lệ khá cao, thường là 50%, mặc dù đâu đó vẫn còn hiệntượng hình thức chủ nghĩa, chưa đúng thực chất. Các cuộc liên hoan, gặp mặt những Giađình văn hóa toàn quốc và các địa phương thường xuyên được tổ chức đã thật sự nêu tấmgương sáng cho các gia đình và cho cộng đồng. Ở đó, gia đình nhiều thế hệ sống đầm ấmhạnh phúc, nuôi dạy con cháu thành đạt, giúp nước, giúp dân, các tấm gương hiếu đễ, tìnhnghĩa thủy chung, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Ở đó xuất hiện những giá trị nhân vănmới như bình đẳng trong gia đình, trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con cái, hôn nhântiến bộ cùng tồn tại bên trong nền nếp gia phong. Ðó là những bông hoa tươi đẹp trong bứctranh toàn cảnh gia đình Việt Nam.Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường cùng với lốisống thực dụng tôn thờ đồng tiền, các sản phẩm văn hóa độc hại bên ngoài tràn vàocùng với các tệ nạn xã hội đang tiến công mạnh mẽ vào các gia đình. Từ đó, tìnhtrạng ly hôn, ly thân, sống thử không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục, nạo pháthai trước hôn nhân gia tăng. Nhiều giá trị đạo đức gia đình đang xuống cấp. Các tệnạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha và đại dịch HIV/AIDS đang len lỏi14thâm nhập vào các gia đình... Ðặc biệt, bạo lực gia đình đang là vấn đề nổi cộm. Tronghội nghị "Chia sẻ kinh nghiệm nhân rộng địa bàn triển khai mô hình phòng, chống bạolực gia đình" vừa diễn ra tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra con sốthống kê: Theo báo cáo chưa đầy đủ, tính đến tháng 9-2011 có 33.904 vụ bạo lực giađình, trong đó số vụ bạo lực với người già: 1.739; số vụ bạo lực với phụ nữ 12.699; sốvụ bạo lực với trẻ em 2.822, dư luận xã hội vô cùng bức xúc trước những vụ bạo lựcgia đình như vậy. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triểnkhai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchtriển khai thí điểm mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên toàn quốc giai đoạn2008-2010. Ở các mô hình này đã thành lập và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ, nơisinh hoạt vui chơi, giải trí của các gia đình trong cộng đồng, đồng thời tuyên truyềnnâng cao nhận thức về giáo dục gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. Thành lập cácnhóm phòng, chống bạo lực gia đình gồm: công an viên, trưởng thôn, ấp, tổ dân phố,chi hội phụ nữ, cựu chiến binh... Nhóm được thành lập và hoạt động theo Quyết địnhcủa Chủ tịch UBND cấp xã. Ðể có biện pháp ngăn chặn kịp thời các vụ bạo lực, bảo vệan toàn sức khỏe và tính mạng cho nạn nhân, nhóm đã chủ động lập danh sách các đốitượng có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình, vừa tuyên truyền giáo dục vừa có biệnpháp ngăn chặn kịp thời. Sau ba năm thực hiện, mô hình này thật sự có hiệu quả, số vụbạo lực gia đình giảm hẳn.Như vậy, việc xây dựng Gia đình văn hóa đang đứng trước những thách thứclớn đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động với phương châm xây điđôi với chống và lấy xây làm chính. Trước hết, mỗi người cần nhận thức sâu sắc vaitrò ý nghĩa của việc xây dựng gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình phải phát huytốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, giữ vững gia phong, làm tốtviệc giáo dục con cái, trong đó người lớn luôn luôn gương mẫu để gia đình pháttriển sức mạnh nội sinh, trở thành thành lũy ngăn chặn tiêu cực từ bên ngoài ùa vào.Tuy nhiên, gia đình luôn luôn bị ảnh hưởng của môi trường chung quanh. Có nhữngđứa trẻ ở nhà chăm chỉ, ngoan ngoãn nhưng bố mẹ có ngờ đâu nó bị bạn bè lôi kéođua xe trái phép, chơi trò chơi điện tử thiếu tiền trả nên đi gây án... Người ta bànnhiều đến việc kết hợp ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Xâydựng gia đình không thể chỉ "đóng cửa bảo nhau" mà rất cần đến sự hỗ trợ của cộng15đồng, nhất là trong tình hình hiện nay có nhiều vấn đề không thể giải quyếttrong nội bộ gia đình mà phải dựa vào cộng đồng, chính quyền và pháp luật.Cho nên việc xây dựng gia đình rất cần sự quan tâm của chính quyền, đoànthể địa phương, coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng khu dân cưvững mạnh. Trong lúc tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng Gia đình vănhóa, cũng phải phòng, chống quyết liệt những hiện tượng tiêu cực xâm hại.Cần có những biện pháp loại trừ những sản phẩm độc hại trong các ấn phẩmvăn hóa, nghệ thuật... Tất cả đều phải được làm thường xuyên và bài bảnmang tính liên ngành và có sự chung tay góp sức của toàn xã hội.Lời Kết16MỤC LỤC17

Video liên quan

Chủ Đề