Trong các phản ứng hóa học để thu được ion âm anion nguyên tử của các nguyên tố halogen cần

  • I. Tổng hợp lý thuyết hóa học 10 đầy đủ nhất học kì 1
    • 1 – Chương 1: Nguyên tử
      • 1a – Cấu tạo của nguyên tử
      • 1b – Lớp và phân lớp electron
      • 1c – Các nguyên tắc phân bổ electron
    • 2 – Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn
      • 2a – Các yếu tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
      • 2b – Nguyên tắc sắp xếp các yếu tố
      • 2c – Định luật tuần hoàn
    • 3 – Chương 3: Liên kết hóa học
      • 3a – Liên kết ion, anion và cation
      • 3b – Liên kết cộng hóa trị
      • 3c – Liên kết kim loại
    • 4 – Chương 4: Phản ứng oxi hóa, khử
      • 4a – Phản ứng oxi hóa, khử
      • 4b – Phân loại các phản ứng oxi hóa, khử
  • II. Tổng hợp lý thuyết hóa 10 học kì 2
    • 1 – Chương 5: Nhóm Halogen
      • 1a – Đơn chất của Halogen
      • 1b – Hợp chất của Halogen
      • 1c – Phương pháp điều chế Halogen
    • 2 – Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh
      • 2a – Vị trí và tính chất
      • 2b – Các hợp chất của oxi và lưu huỳnh
    • 3 – Chương 7: Tốc độ phản ứng – Cân bằng hóa học
      • 3a – Tốc độ phản ứng
      • 3b – Cân bằng hóa học
      • 3c – Sự dịch chuyển cân bằng

Nhằm hỗ trợ các bạn học sinh trong quá trình học tập của mình, đặc biệt là môn hóa. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lý thuyết hóa học 10 đầy đủ nhất cho các bạn để việc thực hiện các bài tập dễ dàng hơn.

I. Tổng hợp lý thuyết hóa học 10 đầy đủ nhất học kì 1

Để tổng hợp lý thuyết hóa học 10 đầy đủ nhất thì chúng ta chia bài viết thành 2 phần cho học kỳ 1 và 2. Trước tiên là phần lý thuyết hóa học 10 học kỳ 1.

1 – Chương 1: Nguyên tử

1a – Cấu tạo của nguyên tử

Nguyên tử được cấu tạo gồm phần vỏ có các electron mang điện tích âm và phần hạt nhân mang các nơtron và proton mang điện tích dương. Một nguyên tử sẽ trung hòa về điện khi số proton bằng số electron.

1b – Lớp và phân lớp electron

  • Lớp electron bao gồm các electron có mức năng lượng gần bằng nhau và được sắp xếp từ thấp đến cao và từ nhân ra vỏ.
  • Phân lớp electron: Mỗi electron sẽ được phân thành các lớp theo thứ tự s,p,d,f. Trong 1 lớp electron thì số phân lớp sẽ bằng số thứ tự của lớp đó nếu chứa electron tối đa thì đó là phân lớp electron bão hòa.

1c – Các nguyên tắc phân bổ electron

  • Nguyên lý Pau-li: Trên 1 obitan sẽ có tối đa 2e và 2e này sẽ tự chuyển động quay khác chiều nhau.
  • Nguyên lý bền vững: Ở trạng thái cơ bản, lần lượt các obitan sẽ có mức năng lượng từ thấp đến cao.
  • Nguyên tắc Hun: Trong 1 phân lớp, các electron sẽ phân bố số electron độc thân là tối đa và có chiều tự quay giống nhau. Thứ tự là: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p.

2 – Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn

2a – Các yếu tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học bao gồm: ô nguyên tố, chu kỳ và các nhóm nguyên tố.

2b – Nguyên tắc sắp xếp các yếu tố

  • Xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của các nguyên tử.
  • Cùng số lớp electron trong nguyên tử thì được xếp thành một hàng gọi là chu kì.
  • Cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột gọi là nhóm.

2c – Định luật tuần hoàn

Định luật này giải thích là tính chất của các nguyên tố sẽ biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. Nếu trong cùng một chu kỳ thì tính kim loại giảm và tính phi kim tăng dần. Và trong cùng một nhóm A thì tính kim loại tăng và tính phi kim giảm dần.

3 – Chương 3: Liên kết hóa học

3a – Liên kết ion, anion và cation

  • Liên kết ion: Khi các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện sẽ tạo thành hợp chất chứa liên kết ion. Sự liên kết phải được hình thành từ các nguyên tố có tính chất khác nhau.
  • Anion: Nếu các nguyên tử nhận thêm e trong quá trình tham gia phản ứng hóa học thì chúng sẽ trở thành các phần tử mang điện tích âm còn gọi là anion.
  • Cation: Nếu các nguyên tử nhường bớt e trong quá trình tham gia phản ứng hóa học thì chúng sẽ trở thành các phần tử mang điện tích dương còn gọi là cation.

3b – Liên kết cộng hóa trị

Là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron được dùng chung. Bên cạnh đó, các nguyên tử phải giống nhau hoặc gần giống nhau và liên kết bằng cách góp chung các e hóa trị thì mới có liên kết này. Liên kết này được chia làm 2 loại là có cực và không cực.

3c – Liên kết kim loại

Là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong một mạng tinh thể nhờ có sự tham gia của các electron tự do. Liên kết này tồn tại dưới 3 dạng phổ biến: Lập phương tâm khối, lập phương tâm diện và lục phương.

Liên kết hóa học trong tổng hợp lý thuyết hóa học 10 đầy đủ nhất.

4 – Chương 4: Phản ứng oxi hóa, khử

4a – Phản ứng oxi hóa, khử

  • Sự oxi hóa: Tăng số oxi hóa của 1 nguyên tố.
  • Sự khử: Giảm số oxi hóa của 1 nguyên tố.
  • Chất oxi hóa: Có chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm.
  • Chất khử: Có chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng.
  • Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có tổng e cho = tổng e nhận.

4b – Phân loại các phản ứng oxi hóa, khử

  • Phản ứng hóa hợp và phân hủy có thể hoặc không thể là oxi hóa – khử.
  • Phản ứng thế là oxi hóa khử.
  • Phản ứng trao đổi không phải là oxi hóa khử.

II. Tổng hợp lý thuyết hóa 10 học kì 2

Tiếp nối phần lý thuyết học kỳ 1 thì tiếp theo chúng ta sẽ tổng hợp lý thuyết hóa 10 học kì 2.

1 – Chương 5: Nhóm Halogen

1a – Đơn chất của Halogen

  • Đơn chất Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5.
  • Flo có độ âm điện lớn nhất và giảm dần đến I nên là phi kim mạnh nhất. Do đó, có thể Oxi hóa được tất cả các kim loại kể cả Au, Pt.

1b – Hợp chất của Halogen

Gồm 2 loại là các Hidro halogenua [ HCl, HBr, HI là các axit mạnh], axit halogenhidric [HF là axit yếu có thể ăn mòn thủy tinh]. Và các hợp chất có oxi của halogen [Trừ Flo] như HClO, CaOCl2, KClO,…

1c – Phương pháp điều chế Halogen

Ta có thể sử dụng F2 để điện phân hỗn hợp KF và HF, sử dụng Cl2 trong PTN, Br2 để oxi hóa Br và I2 để tách NaI từ rong biển.

Điều chế Halogen.

2 – Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh

2a – Vị trí và tính chất

  • Cả Oxi và lưu huỳnh đều có 6 electron lớp ngoài cùng dạng ns2np4.
  • Lưu huỳnh có phân lớp 3d chưa có electron nên có thể có số oxi hóa +4 hoặc +6.
  • Tính chất đặc trưng là tính oxi hóa mạnh còn lưu huỳnh ngoài tính oxi hóa còn thể hiện tính khử.

2b – Các hợp chất của oxi và lưu huỳnh

  • Hợp chất phổ biến của Oxi là H2O2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
  • Hợp chất phổ biến của Lưu huỳnh là  H2S là chất khử mạnh, H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh và SO2,SO3 là các oxit axit.

3 – Chương 7: Tốc độ phản ứng – Cân bằng hóa học

3a – Tốc độ phản ứng

Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một chất trong các phản ứng trong một đơn vị thời gian. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng gồm: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt và chất xúc tác.

3b – Cân bằng hóa học

Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch xảy ra khi tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch bằng nhau.

3c – Sự dịch chuyển cân bằng

Một phản ứng thuận nghịch khi đang ở trạng thái cân bằng mà chịu 1 tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất hay nhiệt độ thì trang thái cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều ngược lại. Cần lưu ý các chất xúc tác không có khả năng gây nên sự dịch chuyển mà chỉ làm phản ứng nhanh hơn.

Các phản ứng hóa học thường gặp.

Kết luận

Bằng việc tổng hợp lý thuyết hóa học 10 đầy đủ nhất cả học kỳ 1 và 2 đã giúp việc hệ thống kiến thức trở nên hiệu quả hơn. Từ đó, giúp học sinh hiểu và nắm bắt được định nghĩa, tính chất và các phương trình hóa học tốt hơn.

Trên đây là các thông tin tổng hợp lý thuyết hóa học 10 đầy đủ nhất cho các bạn. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các bạn có cái nhìn tổng quan và toàn diện nhất về các lý thuyết hóa học lớp 10. Để quá trình học tập và việc thực hiện bài tập trở nên dễ dàng hơn.

Chủ Đề