Trung bình cuộc đời ăn bao nhiêu kg gạo năm 2024

Người Nhật đang ăn ít cơm hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử quốc gia. Thực tế này khiến những người theo chủ nghĩa washoku [nấu ăn kiểu Nhật] lo ngại.

Ngày nay, vị trí của gạo trong thị trường lương thực của Nhật Bản đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng sụt giảm dân số, thay đổi lối sống và sự thống trị của các lựa chọn thay thế hấp dẫn khác.

Người Nhật ngày nay có nhiều lựa chọn tiện lợi khác thay vì ăn cơm.

Theo Bộ Nông nghiệp nước này, mức tiêu thụ gạo ở Nhật Bản đạt đỉnh điểm vào năm 1962, khi mỗi người dân ăn trung bình 118kg gạo/năm - tức là khoảng 5 bát cơm cỡ trung bình mỗi ngày.

Nhưng đến năm 2020, mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người đã giảm xuống hơn một nửa - chưa đến 51 kg/năm. Năm 2011, lần đầu tiên các hộ gia đình Nhật bản chi tiêu cho bánh mỳ nhiều hơn so với gạo.

Khởi nguồn của thực trạng này là từ những năm kinh tế Nhật tăng trưởng “chóng mặt”, người Nhật bắt đầu ăn nhiều sản phẩm làm từ lúa mì hơn, ví dụ như bánh mỳ, mỳ tôm, mỳ ống.

Nhiều nguyên nhân kết hợp khiến ngày nay gạo trở thành một lựa chọn kém hấp dẫn hơn so với những năm sau chiến tranh.

Sự gia tăng các hộ gia đình 1 thành viên cộng với áp lực công việc, cuộc sống gia đình khiến nhiều người đặt sự thuận tiện lên trên thói quen ăn uống kiểu "gohan" [cơm nấu chín].

Ngày nay, bữa sáng điển hình của người Nhật thường có bánh mỳ nướng và trứng luộc thay vì các món ăn truyền thống gồm cơm, cá nướng, súp miso và dưa chua.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của nhà phân phối gạo Makino, 84,8% người được hỏi cho biết họ ăn cơm hằng ngày, nhưng 68,1% nói rằng họ chỉ ăn cơm 1 bữa trong ngày. Chỉ có 16,7% ăn cơm cả 3 bữa.

“Ăn bánh mỳ thuận tiện hơn, nhất là vào buổi sáng” - Nanami Mochida, một giáo viên gần Tokyo, mẹ của một cô con gái tuổi ‘teen’ cho hay.

“Chuẩn bị bữa sáng kiểu Nhật mất nhiều thời gian hơn. Bạn cần vo gạo, sau đó mất 30 phút đến 1 giờ để nấu cơm, kể cả là với nồi cơm điện”.

Khu phố Fukushima của Osaka từng là nơi có khoảng 50 cửa hàng gạo nhưng giờ chỉ còn lại 5 cửa hàng. Ông Shigeru, chủ sở hữu thế hệ thứ ba của cửa hàng có tuổi đời 100 năm, chia sẻ với tờ The Guardian: “Ngày nay có quá nhiều sự lựa chọn đến nỗi mọi người không còn mặc định nghĩ đến cơm khi lên kế hoạch cho một bữa ăn nữa.

Sakamoto, tác giả của Food Sake Tokyo, cho biết: “Những người trẻ tuổi thích ăn nhiều món ăn hơn, không chỉ là cơm truyền thống của Nhật Bản, súp miso và các món ăn phụ - những món ăn mất nhiều thời gian nấu hơn so với bánh mì nướng và trứng hoặc một bát mì.

Chất lượng bánh mì và số lượng cửa hàng bánh mì ngày càng tăng khiến việc mua bánh mì trở nên dễ dàng hơn nấu cơm. Gạo lại còn không hề rẻ nên nhiều người chọn mỳ và bánh mỳ để tiết kiệm”.

Vì mức tiêu thụ gạo trong nước sụt giảm nên các nhà sản xuất tăng cường tìm kiếm đầu ra ở thị trường nước ngoài. Xuất khẩu gạo Nhật Bản tăng gấp 5 lần - từ 4.515 tấn vào năm 2014 lên 22.833 tấn vào năm 2021, trong đó 1/3 là xuất khẩu sang Hồng Kông [Trung Quốc].

Tuy nhiên, xuất khẩu cũng chỉ chiếm chưa đầy 0,5% sản lượng gạo nội địa Nhật Bản. Vì thế, các hợp tác xã nông nghiệp vẫn khuyến khích các nhà hàng phục vụ nhiều món liên quan đến cơm hơn.

Tuy vậy, những nỗ lực này không mang lại hiệu quả mong muốn. Đầu bếp Okumura - người trung thành với các bữa cơm - cũng phải thừa nhận rằng nấu cơm mất nhiều thời gian hơn.

Trên áo phông của anh in một dòng chữ khiến các thực khách không thể nghi ngờ về lòng trung thành của anh với gạo: “Không có gạo. Không có sự sống”.

Horie - một người ăn gạo lứt ít nhất 2 bữa/ngày - lạc quan cho rằng loại ngũ cốc này vẫn sẽ là một mặt hàng chủ lực. “Chế độ ăn của tôi chủ yếu là cơm nhưng tôi mong đến lúc chúng ta không còn nghĩ về "gohan" chỉ là một bát cơm trắng nữa”.

Tiêu thụ gạo trong các gia đình người Việt đang có xu hướng giảm dần theo các năm, ngược lại với mức tiêu thụ thịt lại theo chiều hướng tăng nhẹ sau mỗi năm.

Lượng tiêu thụ thịt các loại có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, từ 1,8 kg/người/tháng năm 2010 lên 2,3 kg/người/tháng năm 2020

Lượng gạo tiêu thụ trong nước tính trên đầu người ngày càng giảm, nhưng lượng thịt tiêu thụ lại tăng nhẹ sau từng năm. Đây là kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020 do Tổng cục Thống kê vừa ban hành.

Cụ thể, theo báo cáo kết quả sơ bộ khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê, nhu nhập bình quân một người một tháng chung cả nước năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm khoảng 2% so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2016-2020, thu nhập bình quân đầu người/tháng chung cả nước tăng khoảng 8,1%. Thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2020 ở khu vực thành thị đạt trên 5,5 triệu đồng đồng, cao gấp gần 1,6 lần khu vực nông thôn, ở mức gần 3,5 triệu đồng.

Dù thu nhập có tăng nhưng trong giai đoạn từ 2010-2020, lượng gạo tiêu thụ trên mỗi đầu người bình quân cả nước đã giảm mạnh.

Kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê cho biết, tiêu dùng lương thực, thực phẩm qua số liệu cho thấy một xu hướng rõ ràng là các hộ gia đình có xu hướng giảm dần việc tiêu thụ tinh bột, như việc lượng gạo tiêu thụ bình quân một người một tháng giảm dần qua các năm, từ 9,7 kg/người/tháng năm 2010 xuống còn 8,1 kg/người/tháng năm 2018 và chỉ còn 7,6 kg/người/tháng năm 2020.

Thói quen ăn uống cho thấy các hộ gia đình sống ở vùng nông thôn thường tiêu thụ nhiều gạo hơn so với các hộ gia đình thành thị [8,5 so với 6,1 kg/người/tháng]. Những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo nhất có lượng gạo tiêu thụ cao hơn so với những hộ gia đình thuộc nhóm khá giả nhất [9,0 so với 6,6 kg/người/tháng].

Ngược lại với tiêu thụ gạo giảm thì tiêu thụ thịt lại gia tăng. Lượng tiêu thụ thịt các loại có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, từ 1,8 kg/người/tháng năm 2010 lên 2,3 kg/người/tháng năm 2020. Tiêu thụ Trứng tăng trong năm 2020, chủ yếu do năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và các đợt giãn cách xã hội, trứng là mặt hàng các hộ gia đình ưa chuộng sử dụng để bổ sung dinh dưỡng thay vì các loại khác.

Lượng tiêu thụ rượu bia có dấu hiệu tăng nhẹ trong năm 2020, từ 0,9 lít/người/tháng năm 2018 lên 1,3 lít/người/tháng năm 2020. Lượng tiêu thụ mặt hàng này của nhóm hộ gia đình khá giả nhất cũng cao hơn so với nhóm hộ gia đình nghèo nhất [2,4 so với 1,3 lít/người/tháng].

Cũng theo thống kê này, năm 2020 chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước là 2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với 2018.

"Năm 2020 là một năm người dân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, có thể thấy rằng chi tiêu năm này tăng chậm hơn so với thời kỳ trước [chi tiêu bình quân năm 2018 tăng 18% so với 2016]", Tổng cục Thống kê phân tích.

Theo đó, các hộ gia đình thành thị có mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng xấp xỉ 3,8 triệu đồng trong khi các hộ nông thôn chỉ ở mức 2,4 triệu đồng, chênh lệch giữa hai khu vực là 1,6 lần.

Vùng Đông Nam Bộ luôn đứng đầu cả nước với mức chi tiêu hộ gia đình cao nhất [xấp xỉ 3,9 triệu đồng/người/tháng]. Vùng Trung du miền núi phía Bắc có mức chi thấp nhất [tương đương 2,1 triệu đồng/người/tháng].

Ngoài ra mức tăng chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2020 chỉ tăng 5% so với 2018 trong khi vùng Đông Nam Bộ tăng tới 17,3% so với năm 2018.

1 người 1 năm ăn bao nhiêu kg gạo?

Bộ NN&PTNT ước tính một người Việt tiêu thụ 96,6 kg gạo/năm, cần 9,27 triệu tấn phục vụ nhu cầu 96 triệu dân. Việt Nam cũng dự kiến xuất khẩu 6,5-6,7 triệu tấn gạo trong năm nay.

Trung bình mỗi năm nhà em ăn hết 1 8 tạ gạo Hỏi trung bình mỗi tháng em ăn hết bao nhiêu kilôgam gạo?

Trung bình mỗi tháng nhà em ăn hết là : 180 : 12 = 15 [kg]. Đáp án: 15 kg.

Một người nói một ngày bao nhiêu từ?

Một số nghiên cứu cho thấy mọi người nói ít nhất là 6.000 từ mỗi ngày. Không có một câu trả lời cụ thể duy nhất cho câu hỏi này, mặc dù đã có hàng chục nghiên cứu về chủ đề này! Ở phần dưới của thang đo, người ta đã đo lường được rằng họ nói 6.000-7.000 từ hàng ngày.

Đời người ăn bao nhiêu thức ăn?

7. Một người trung bình ăn hơn 27 tấn thực phẩm trong suốt cuộc đời. 8. Trung bình một người bỏ ra 24 năm trong đời để ngủ.

Chủ Đề