Trùng roi sinh sản bằng hình thức nào năm 2024

- Nêu các biện pháp để bảo vệ thế giới động vật đa dạng, phong phú?- Nêu hình thức sinh sản của trùng roi, trùng biến hình, trùng giày.- Nêu hình thức dinh dưỡng của trùng roi, trùng giày? Cách nuôi cấy trùng roi, trùng giày?- Trình bày đặc điểm cấu tạo của trùng biến hình; trùng kiết lị?- Nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh?- Cơ quan di chuyển của Động vật nguyên sinh sống kí sinh có đặc điểm...

Đọc tiếp

- Nêu các biện pháp để bảo vệ thế giới động vật đa dạng, phong phú?

- Nêu hình thức sinh sản của trùng roi, trùng biến hình, trùng giày.

- Nêu hình thức dinh dưỡng của trùng roi, trùng giày? Cách nuôi cấy trùng roi, trùng giày?

- Trình bày đặc điểm cấu tạo của trùng biến hình; trùng kiết lị?

- Nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh?

- Cơ quan di chuyển của Động vật nguyên sinh sống kí sinh có đặc điểm gì?

- Trình bày biện pháp phòng chống bệnh sốt rét?

- Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang.

- Trình bày vai trò của ngành ruột khoang? Lấy ví dụ cho mỗi vai trò đó.

- Nêu đặc điểm cấu tạo của thủy tức? Tại sao thủy tức thải bã qua lỗ miệng?

- Nêu cấu tạo của Sứa? Sứa di chuyển bằng cách nào?

- Nêu đặc điểm chung của ngành giun dẹp? Số lượng loài của ngành giun dẹp? Kể tên một số đại diện của ngành giun dẹp.

- Nêu đặc điểm chung của ngành giun tròn? Số lượng loài của ngành giun tròn? Kể tên một số đại diện của ngành giun tròn.

- Nêu đặc điểm chung của ngành giun đốt? Số lượng loài của ngành giun đốt? Kể tên một số đại diện của ngành giun đốt.

- Trình bày vòng đời của Sán lá gan? Vật chủ trung gian của sán lá gan là gì? Nguyên nhân khiến nhiều trâu, bò bị nhiễm sán lá gan?

- Sán lông và sán lá gan khác nhau ở đặc điểm nào?

- Giun đũa; giun kim kí sinh ở đâu?

- Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể qua con đường nào? Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?

Động vật biến nhiệt, động vật hằng nhiệt Khái niệm động vật hằng nhiệt: Khái niệm động vật biến nhiệt: Đặc điểm của Động vật hằng nhiệt: Đặc điểm của Động vật biến nhiệt: Thế nào là động vật hằng nhiệt, biến nhiệt? Cho ví dụ. Đây là kiến thức các em được học trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. phần Sinh học. Để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi này, mời các em tham khảo tài liệu dưới đây của VnDoc nhé. Tài liệu sẽ giúp các em hiểu được thế nào là động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt, cũng như các đặc điểm của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt. Sau đây mời các em theo dõi chi tiết. Khái niệm động vật hằng nhiệt: Là động vật có nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ví dụ: Nhóm này gồm các động vật có tổ chức cao như chim, thú và con người [chim, voi, gấu, con người….] Khái niệm động vật biến nhiệt: Là động vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ví dụ: Các động vật biến nhiệt bao gồm các loại động vật có xương sống như cá, động vật lưỡng cư, động vật bò sát, cũng như số động các động vật không xương sống: ếch, cóc, cá chép…… Đặc điểm của Động vật hằng nhiệt: Chúng có khả năng điều chỉnh nhiệt để duy trì một thân nhiệt nội tại ổn định, không phụ thuộc vào ảnh hưởng từ bên ngoài. Nhiệt độ này thường [nhưng không phải luôn luôn] cao hơn so với nhiệt độ của môi trường xung quanh. - Là các loài động vật có thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường. - Sự thích nghi về nhiệt độ của động vật hằng nhiệt tuân theo quy tắc về kích thước cơ thể [quy tắc Becman] và quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể [quy tắc Anlen]. Theo các quy tắc trên thì Sinh vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới có tỉ lệ S/V lớn và ngược lại sinh vật sống ở vùng ôn đới tỉ lệ S/V nhỏ. - Động vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường vì: + Động vật hằng nhiệt có khả nãng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài. + Cơ thế Động vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não. + Động vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tàng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt.. Vì thế ĐV hằng nhiệt có Ưu điểm là: có khả năng duy trì thân nhiệt bằng cách bỏ ra 1 lượng năng lượng khá lớn để vận hành các hệ thống có chức năng như 1 máy điều hòa, đổi lại thân nhiệt luôn được duy trì ở giá trị tối ưu để các quá trình trong cơ thể diễn ra thuận lợi. VD: trời nóng thì toát mồ hôi, trời lạnh thì run [run để cơ hoạt động ->sinh nhiệt], ... - Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp [trời rét], do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxi hoá [tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường] động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ để chống rét. Đặc điểm của Động vật biến nhiệt: - Là các loài động vật có thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường. - Để hoàn thành một giai đoạn sống động vật biến nhiệt cần tích đủ một lượng nhiệt gọi là tổng nhiệt hữu hiệu [S] được tính theo công thức: S = [T-C].D [Trong đó: T : nhiệt độ môi trường; C: nhiệt độ ngưỡng phát triển; C là hằng số đặc trưng cho loài; D là số ngày hoàn thành giai đoạn sống]. - Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp [trời rét] làm thân nhiệt của động vật giảm theo. Khi đó, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... giảm. Vì thế, quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại. - Các đặc điểm thích nghi của động vật biến nhiệt Một số thích nghi là tập tính. Thằn lằn và rắn nằm phơi nắng vào sáng sớm hay chiều tối, nhưng tìm nơi trú ẩn vào khoảng thời gian gần giữa trưa. Các tổ mối thường có hướng bắc-nam sao cho chúng hấp thụ càng nhiều nhiệt càng tốt vào lúc bình minh và hoàng hôn và lượng nhiệt tối thiểu vào khoảng thời gian gần giữa trưa. Các loài cá ngừ có khả năng giữ ấm toàn bộ cơ thể chúng thông qua cơ chế trao đổi nhiệt gọi là lưới vi mạch [rete mirabile], giúp giữ nhiệt bên trong cơ thể và giảm thiểu mất nhiệt qua mang. Chúng cũng có các cơ bơi gần về phía trung tâm cơ thể thay vì gần bề mặt cơ thể, và điều này cũng giảm thiểu mất nhiệt. Động vật cự nhiệt nghĩa là áp dụng chiến thuật có tỷ lệ diện tích bề mặt so với thể tích nhỏ hơn để giảm thiểu mất nhiệt, và điều này được ghi nhận ở một số nhóm động vật như cá mập trắng lớn hay các loài rùa biển. - Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt thì nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường hơn. Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt. Nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống Sinh vật biến nhiệt Cá Nước, ao, hồ Ếch Ao hồ, ruộng lúa, núi Rắn Ao hồ, ruộng lúa, núi Sinh vật hằng nhiệt Chim Cây Voi Rừng Gấu Bắc Cực Hang Chó Nhà ........................ Ngoài tài liệu tài liệu Thế nào là động vật hằng nhiệt, biến nhiệt?, mời các em tham khảo thêm Tài liệu học tập lớp 7 và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7 ... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com. KHTN 7 - Chân trời KHTN 7 - Kết nối KHTN 7 - Cánh diều

Ngày hỏi: 17:05 26/02

  • Chúng tôi xin giới thiệu bài Bộ tộc nào là người bản địa của Trung và Nam Mĩ? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết. Bộ tộc nào là người bản địa của Trung và Nam Mĩ? 1. Sơ lược lịch sử [thuộc chương trình giảm tải] 2. Dân cư 3. Đô thị hóa 4. Một số câu hỏi liên quan Câu hỏi: Bộ tộc nào là người bản địa của Trung và Nam Mĩ? Người In-ca. Người Mai-a. Người A-xơ-tếch. Người Anh-điêng. Lời giải: Giải thích: Người Anh-điêng là bộ tộc người bản địa của Trung và Nam Mĩ. Chọn: D. 1. Sơ lược lịch sử [thuộc chương trình giảm tải] - Trước khi Cri-xtốp Cô-lôm-bô khám phá ra Tân thế giới [năm 1492], trên lãnh thổ Trung và Nam Mĩ chỉ có thổ dân Anh-điêng sinh sống. - Từ thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... kéo tới. - Các nước Trung và Nam Mĩ trải qua quá trình đấu tranh lâu dài và đã giành được độc lập. - Tuy vậy, trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong khu vực đều phụ thuộc chặt chẽ vào Hoa Kì. - Hiện nay, các nước Trung và Nam Mĩ đang từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước ngoài và liên kết với nhau trong tổ chức kinh tế khu vực. 2. Dân cư - Đặc điểm dân cư: + Phần lớn là người lai có nền văn hóa Latinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa: Anh- điêng, Phi và Âu. + Dân cư có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao [1,7%]. - Đặc điểm phân bố dân cư: + Dân cư phân bố không đều. + Tập trung chủ yếu ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên. + Thưa thớt ở các vùng trong nội địa. - Nguyên nhân: Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình của môi trường sinh sống. 3. Đô thị hóa - Đặc điểm đô thị hóa: + Tốc độ đô thị hóa dẫn đầu thế giới. + Tỉ lệ thị dân ở đô thị chiếm 75%. + Tốc độ đô thị hóa không gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. - Các đô thị lớn: Xao –Paolô, Riô-đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt-Ai-ret. 4. Một số câu hỏi liên quan Câu 1. Quan sát hình 43.1, hãy: – Cho biết sự phân bố các đô thị từ 3 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với Bắc Mĩ. – Nêu tên các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người. Trả lời: – Điểm khác về sự phân bố các đô thị từ 3 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mĩ với Bắc Mĩ: + ở Trung và Nam Mĩ: các đô thị từ 3 triệu dân trở lên phân bố nhiều cả trên mạch núi An-đét lẫn ven biển phía đông nam. + Ở Bắc Mĩ: các đô thị từ 3 triệu dân trở lên phân bố chủ yếu ở phía đông. – Các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người: Mê-hi-cô Xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Xan-ti-a-gô, Ri-Ô đê Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret. Câu 2. Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ. Trả lời: Đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ đã gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp: – Nạn thất nghiệp, thiếu việc làm. – Khu nhà ổ chuột,… – Các tệ nạn xã hội. – An ninh, trật tự xã hội. Giải bài tập 1 trang 133 SGK địa lý 7: Quan sát hình 43.1, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ. Trả lời: – Vùng I: quần đảo cực Bắc Ca-na-đa. Do khí hậu ở đây là hàn đới, khắc nghiệt, chỉ có người E-xki-mô và người Anh-điêng sinh sống. – Vùng II: hệ thống núi Cooc-đi-e. ở đây chủ yếu là núi và cao nguyên, khí hậu hoang mạc khắc nghiệt, ít người sinh sống. – Vùng III: đồng bằng A-ma-dôn. Ở đây chủ yếu là rừng rậm xích đạo và nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai tương đối màu mỡ, chưa được khai thác hợp lí, ít người sinh sống. – Vùng IV: hoang mạc trên núi cao phía nam hệ thống An-đét. Ở đây có khí hậu khắc nghiệt và khô hạn, ít người sinh sống. Giải bài tập 2 trang 133 SGK địa lý 7: Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào? Trả lời: – Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa. – Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển. ---- Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Bộ tộc nào là người bản địa của Trung và Nam Mĩ? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Địa hơn.

    Ngày hỏi: 20/04/22
  • Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết. Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là Tổng quan Bệnh giun đũa Nguyên nhân gây bệnh giun đũa Triệu chứng bệnh Bệnh giun đũa Cách nào để phòng chống nhiễm giun đũa? Câu hỏi: Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là Giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh. Giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn. Giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản. Giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ. Lời giải: Đáp án đúng là B. Việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực có ý nghĩa sinh học là giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn vì chúng sinh sản rất nhiều. Tổng quan Bệnh giun đũa Nhiễm giun đũa do A. lumbricoides xảy ra trên toàn thế giới. Ước tính rằng hơn một tỷ người bị nhiễm bệnh, phần lớn những người mắc bệnh giun đũa sống ở Châu Á [73%], Châu Phi [12%] và Nam Mỹ [8%], một số quần thể có tỷ lệ nhiễm bệnh cao tới 95% . Bệnh giun đũa phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 10 tuổi, và tỷ lệ nhiễm bệnh giảm dần ở những người > 15 tuổi. Nhiễm trùng có xu hướng tụ tập trong các gia đình. Tỷ lệ mắc bệnh và khả năng lây nhiễm cao nhất ở các nước nhiệt đới, nơi có khí hậu ấm áp, ẩm ướt thuận lợi cho việc lây truyền bệnh quanh năm. Ở những vùng khô hạn, sự lây truyền chủ yếu xảy ra trong những tháng mùa mưa. Bệnh giun đũa xảy ra phổ biến nhất ở những nơi có các biện pháp vệ sinh chưa tối ưu có liên quan đến việc ô nhiễm phân vào đất, nước và thực phẩm. Nhiễm giun đũa do A. suum đã được ghi nhận ngày càng nhiều ở những vùng mà con người tiếp xúc với lợn có thể ăn phải trứng giun. Chăn nuôi lợn và sử dụng phân lợn để làm phân bón đã liên quan đến việc lây nhiễm bệnh cho người ngay cả ở các vùng ôn đới của các nước phát triển. Nhiễm A. suum đã được báo cáo ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Myanmar, Mỹ, châu Âu,… Hầu hết bệnh nhân nhiễm A. lumbricoides hoặc A. suum không có triệu chứng. Khi các triệu chứng xảy ra, chúng thường xảy ra nhất trong giai đoạn tại ruột của giun trưởng thành [như các biểu hiện ở ruột, gan mật hoặc tuyến tụy] nhưng cũng có thể xảy ra trong giai đoạn di chuyển của ấu trùng [như các biểu hiện ở phổi]. Tại Việt Nam, bệnh giun đũa xảy ra chỉ do A. lumbricoides, bệnh xảy ra quanh năm, ở khắp cả nước từ Bắc vào Nam, tuy nhiên tập trung tại vùng nông thôn, miền núi, nơi những điều kiện vệ sinh ăn uống còn chưa được đảm bảo. Nguyên nhân gây bệnh giun đũa Giun đũa có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Khác với các loài ký sinh trùng khác, đây là loại giun có kích thước khá lớn, như một con giun cái trưởng thành có chiều dài từ 20 đến 25 cm, giun đực là từ 15 đến 17cm. Giun có màu sắc trắng hay hồng, phần thân tròn còn phần đầu và phần đuôi thì thon nhọn. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của người. Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ... là nguyên nhân gây bệnh giun đũa. Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ... nên đây là điều kiện dễ lây truyền. Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn. Triệu chứng bệnh Bệnh giun đũa Hầu hết bệnh nhân nhiễm A. lumbricoides hoặc A. suum không có triệu chứng. Nhìn chung, các triệu chứng lâm sàng xảy ra ở những cá nhân có lượng giun tương đối cao. Khi có các triệu chứng, chúng thường xảy ra nhất ở cuối giai đoạn của giun trưởng thành [như các biểu hiện ở ruột, gan mật hoặc tuyến tụy] nhưng cũng có thể xảy ra trong giai đoạn di cư của ấu trùng ở giai đoạn đầu [như các biểu hiện ở phổi]. Giai đoạn đầu - Biểu hiện ở phổi Bệnh giun đũa phổi thường xảy ra ở những người không bị nhiễm giun đũa trước đó và ăn phải trứng trong vòng vài tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng. Trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng [4 đến 16 ngày sau khi ăn phải trứng], sự di chuyển của ấu trùng giun đũa qua phổi có thể kết hợp với các triệu chứng hô hấp thoáng qua và viêm phổi tăng bạch cầu ái toan. Nhìn chung, các biểu hiện hô hấp xảy ra chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng. Biểu hiện ở phổi khi nhiễm giun đũa được gọi là hội chứng Loeffler [Loffler syndrome], triệu chứng thể hiện của một tình trạng viêm phổi tăng bạch cầu ái toan như: Sốt, ho khan, khó thở, thở khò khè, và đờm có thể có máu. Nổi mề đay có thể xảy ra trong 5 ngày đầu tiên của bệnh, gan có thể to. Các triệu chứng thường giảm dần trong vòng 5 đến 10 ngày, hội chứng này thường tự giới hạn và rất hiếm khi gây tử vong. - Các xét nghiệm: Có thể tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi liên quan đến các biểu hiện ở phổi, soi đờm có tinh thể Charcot - Leyden. Xét nghiệm huyết thanh về globulin miễn dịch IgG và tổng IgE thường tăng cao trong giai đoạn đầu nhiễm trùng. - Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang ngực có thể cho thấy thâm nhiễm hình tròn hoặc bầu dục có kích thước từ vài mm đến vài cm ở cả hai trường phổi. Chụp cắt lớp vi tính thường cho thấy nhiều nốt [đường kính thường lên đến 3 cm], cũng có thể nhìn thấy hình ảnh kính mờ. Cách nào để phòng chống nhiễm giun đũa? Để phòng chống nhiễm giun đũa, cũng như các loại ký sinh trùng khác nói chung, không có biện pháp nào hiệu quả hơn là thực hành vệ sinh sạch sẽ. Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng. Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội. Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng. Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây. Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường. Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác. Tuy điều kiện sống ngày nay đã phát triển, nhưng nguy cơ lây nhiễm giun vẫn chưa loại trừ hoàn toàn. Giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi là việc đơn giản nhất để phòng tránh nhiễm giun, bảo vệ sức khỏe của bạn. ----- Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

    Ngày hỏi: 18/04/22
  • Chúng tôi xin giới thiệu bài Ý nghĩa tế bào gai trong đời sống của thủy tức được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức 1. Thủy tức di chuyển bằng cách nào 2. Thủy tức sinh sản bằng hình thức nào 3. Môi trường sống của thủy tức 4. Dinh dưỡng của thủy tức Câu hỏi: Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức Trả lời: Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức gồm: - Tế bào gai có vai trò tự vệ, tấn công và bắt mồi. - Khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi. => Tế bào gai giúp thủy tức bắt mồi, tấn công con mồi và bảo vệ thủy tức. Thủy tức là đại diện của ngành Ruột khoang ở môi trường nước ngọt. Chúng thường bám vào cây thủy sinh [rong, rau muống…] trong các giếng, ao, hồ… 1. Thủy tức di chuyển bằng cách nào - Thủy tức hay thủy tức nước ngọt là tên của một chi động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang sống ở các vùng nước ngọt như ao tù, hồ, đầm, đìa...có hình ống dài, có nhiều tua đối xứng để bám vào các giá thể và di chuyển theo kiểu sâu đo và lộn đầu - Thủy tức di chuyển theo 1 trong 2 cách sau: + Thủy tức di chuyển bằng kiểu sâu đo: Đầu tiên thủy tức cắm đầu xuống làm trụ sau đó co, duỗi, trườn cơ thể để di chuyển + Thủy tức di chuyển bằng kiểu lộn đầu: Thủy tức lấy đế làm trụ cong thân -> đầu cắm xuống -> lấy đầu làm trụ cong thân -> đế cắm xuống -> di chuyển -> lại tiếp tục như vậy để di chuyển. 2. Thủy tức sinh sản bằng hình thức nào - Thủy tức có 3 hình thức sinh sản: + Sinh sản Mọc chồi: Khi đủ thức ăn, thủy tức sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chồi con khi đã tự kiếm ăn, tách ra khỏi cơ thể mẹ và sống độc lập. + Sinh sản hữu tính: Là sự kết hợp giữa hai tế bào sinh dục [1 đực 1 cái] tạo thành. + Tái sinh: Thủy tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ 1 phần cơ thể cắt ra. 3. Môi trường sống của thủy tức - Thủy tức sống trong môi trường nước ngọt, thường gặp ở các giếng, ao, hồ… 4. Dinh dưỡng của thủy tức - Quá trình dinh dưỡng của thủy tức: + Tua miệng của thủy tức chứa các tế bào gai có chức năng bắt mồi, khi đói, thủy tức vươn các tua miệng ra, gặp con mồi các tế bào gai phóng chất độc làm tê liệt con mồi. + Quá trình tiêu hóa được thực hiện ở khoang tiêu hóa. + Thủy tức chưa có cơ quan hô hấp. Sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể. ----- Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Ý nghĩa tế bào gai trong đời sống của thủy tức. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

    Ngày hỏi: 18/04/22
  • Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm? I. Định nghĩa về loài tôm II. Cấu tạo ngoài và di chuyển III. Dinh dưỡng IV. Sinh sản V. Lợi ích của tôm VI. Vòng đời của tôm sông VII. Các loại tôm sông Câu hỏi: Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm? Trả lời: Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm: - Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bên trong. - Nhờ sắc tố trên vỏ, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù. I. Định nghĩa về loài tôm Tôm là từ chỉ phần lớn các loài động vật giáp xác trong bộ giáp xác mười chân, ngoại trừ phân thứ bộ Cua bao gồm các loài cua, cáy và có thể là một phần của cận bộ Anomura bao gồm các loài tôm ở nhờ [ốc mượn hồn]. Tôm sông sống phổ biến ở các sông, ngòi, ao, hồ... nước ta. Hoạt hình mô tả cách bơi ngược mà nhiều loài tôm có thể sử dụng trong một số trường hợp thoát hiểm. Chúng đa phần là động vật ăn tạp sống ở dưới nước, bao gồm các loài sống ở nước biển, như tôm hùm càng, và các loài sống ở vùng nước ngọt, như tôm đồng, và nước lợ, như tôm càng xanh. Di chuyển trong nước, chúng có thể bò bằng chân, bơi bằng khua chân, hoặc trong một số trường hợp bơi ngược bằng cách gập người để thoát hiểm - một kiểu bơi rất đặc trưng của nhiều loài tôm. Hầu hết các loài tôm đều có thể là nguồn thức ăn giàu protein cho con người, trong đó có nhiều loại là thủy hải sản có giá trị thương mại rất cao. II. Cấu tạo ngoài và di chuyển Cơ thể của tôm, nhìn từ bề ngoài, có thể được phân chia thành hai phần: phần thứ nhất là đầu và ngực hợp nhất thành phần đầu ngực [tên khoa học là cephalothorax], và phần thứ hai là phần bụng dài hẹp. Vỏ cơ thế Giáp đầu - ngực cũng như vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương [còn gọi là bộ xương ngoài]. Thành phần vỏ cơ thể chứa các sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường. Các phần phụ tôm và chức năng Chi tiết các phần phụ ở tôm. Di chuyển Tôm có thể bò: các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi. Tôm cũng có thể bơi giật lùi. Khi đó tôm xòe tấm lái, gặp mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau. III. Dinh dưỡng Tôm kiếm ăn vào lúc chập tối. Thức ăn của tôm là thực vật, động vật [kể cả mồi sống lẫn mồi chết]. Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa. Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hoá ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột, ôxi được tiếp nhận qua các lá mang. Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2. IV. Sinh sản Tôm phân tính: Đực, cái phân biệt rõ. Khi đẻ, tôm cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng. Trứng tôm nở thành ấu trùng, lột xác nhiều lần mới cho tôm trưởng thành. V. Lợi ích của tôm Dinh dưỡng Tôm có calci chủ yếu từ thịt, chân và càng rất có lợi cho xương, đặc biệt là trẻ em.Tôm chứa nhiều axit béo omega như axit eicosapentaenoic [EPA] và axit docosahexaenoic [DHA]. Theo Maggie Michalczyk, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, những axit béo này mang lại nhiều lợi ích cho não và tăng cường phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh.Tôm chứa nhiều axit béo omega như axit eicosapentaenoic [EPA] và axit docosahexaenoic [DHA]. Do vậy, đưa tôm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là việc làm quan trọng đối với phụ nữ có thai, đang cho con bú và người đang trong độ tuổi sinh sản. Vỏ tôm tuy chứa ít nhưng cũng đủ để phát triển dinh dưỡng cho trẻ thiếu sắt và calci. Chế biến * Tôm sau khi luộc sẽ có màu đỏ. Đó là do trong vỏ của tôm có nhiều loại sắc tố, trong đó có một loại carotenoid gọi là astaxanthin, tạo nên sắc đỏ cam cho tôm [astaxanthin cũng chính là sắc tố tạo nên màu sắc đặc trưng của cá hồi]. Bình thường khi tôm còn sống, sắc tố này không thấy được do bị bao bọc bởi các chuỗi protein khác nên tôm có màu xanh đen. Sau khi luộc chín, các protein khác bị phá hủy và phân giải ở nhiệt độ cao, sẽ làm hiện ra màu đỏ cam do astaxanthin chưa bị phân hủy. Vì thế tôm cua bị hấp hay luộc sẽ có màu đỏ tươi mà không có thêm màu nào khác, thậm chí những con tôm hay cua màu xanh hoặc vàng cũng đều biến thành màu đỏ cam như vậy. * Không nên chế biến tôm cùng bí đỏ vì bí đỏ có tính hàn, vị ngọt, có công dụng điều trị hen suyễn, giải nhiệt và tiêu đờm hiệu quả. Tôm có tính ấm, vị ngọt, mặn, có các công dụng như bổ thận tráng dương, bổ khí kiệm vị, tiêu đờm, chống ung thư và các công dụng khác; nếu kết hợp hai loại thực phẩm có đặc tính và hương vị này với nhau, sẽ dẫn tới bị bệnh kiết lỵ [là một chứng bệnh nguy hiểm hơn cả bệnh tiêu chảy], có mức độ tổn hại nhất định tới sức khỏe con người. VI. Vòng đời của tôm sông Tôm sông có vòng đời như sau: Trứng -> Ấu trùng -> lột xác nhiều lần -> tôm trưởng thành. Tổng cộng vòng đời của tôm sẽ trải qua 11 giai đoạn. Nhiều người thắc mắc không biết tại sao tôm sông phải lột xác nhiều lần? Lý do là bởi vì tôm có lớp vỏ kitin rắn chắc, không đàn hồi và không thể phát triển cùng cơ thể, vậy nên trong quá trình lớn lên tôm cần lột xác thay lớp vỏ kitin với hình dạng mới để không ngăn cản sự lớn lên của cơ thể. VII. Các loại tôm sông Hiện nay có nhiều loại tôm sống khác nhau như tôm tích sông, tôm thẻ – tôm bạc sông, tôm càng, tôm sú, tôm đất sông. ----- Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

    Ngày hỏi: 18/04/22
  • Chúng tôi xin giới thiệu bài Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết. Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất 1. Thành phần cơ giới của đất là gì 2. Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất? 3. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất 4. Độ phì nhiêu của đất là gì? 5. Bài tập trắc nghiệm Câu hỏi: Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất Thành phần hữu cơ và vô cơ Khả năng giữ nước và dinh dưỡng Thành phần vô cơ Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất Lời giải: Đáp án D Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất quyết định thành phần cơ giới đất 1. Thành phần cơ giới của đất là gì Thành phần cơ giới của đất được tạo nên bởi: tỉ lệ % các thành phần vô cơ và hữu cơ. Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, người ta chia đất làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét. Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, … 2. Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất? Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Trị số pH dao động từ 0 đến 14. Căn cứ vào trị số pH người ta chia đất thành: Đất có độ pH 7,5 là đất trung tính Đất có độ pH lớn hơn 7,5 là đất kiềm - Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9. - Người ta xác định đất chua, kiềm và trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo. 3. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé, đất càng chứa nhiều nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt. Đất Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng Tốt Trung bình Kém Đất cát x Đất thịt x Đất sét x 4. Độ phì nhiêu của đất là gì? Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất cũng là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng. Muốn cho cây trồng có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi. Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất - Đất có độ xốp cao: >50% thể tích là kẽ hở, để chứa đủ nước và không khí cho nhu cầu của rễ cây và sinh vật đất phát triển. - Giàu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng, bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng. - Giàu chất hữu cơ [>5%] để: Cung cấp thức ăn cho cây và cho sinh vật đất. Tạo độ xốp cho đất. Tăng tính đệm của đất [tính đệm là khả năng giảm chua, giảm kiềm, giảm độ độc của đất]. Tăng tính hấp thu của đất, để giảm rửa trôi, bay hơi mất dinh dưỡng. - Khả năng trao đổi ion [CEC] cao để giữ gìn dinh dưỡng và tiết dần cho cây hấp thu. - Giàu vi sinh vật [VSV] có ích, gồm VSV tạo dinh dưỡng và VSV đối kháng [với VSV gây bệnh cây]. 5. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Đất nào giữ nước tốt? Đất cát Đất sét Đất thịt nặng Đất thịt Câu 2: Đất nào là đất trung tính: pH < 6.5 pH > 6.5 pH > 7.5 pH = 6.6 - 7.5 Câu 3: Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất? Đất cát Đất thịt nặng Đất thịt nhẹ Đất cát pha Câu 4: Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là vì sao? Nhờ đất chứa nhiều mùn, sét Nhờ đất chứa nhiều cát, limon, sét Nhờ các hạt cát, sét, limon và chất mùn Tất cả ý trên Câu 5: Có mấy loại đất chính? 2 3 4 5 Câu 6: Để cây trồng có năng suất cao thì cần có đặc điểm gì? Đất trồng có độ phì nhiêu Giống tốt Chăm sóc tốt và điều kiện thời tiết thuận lợi Cả A, B, C đều đúng Câu 7 : Độ chua và độ kiềm của đất được đo bằng gì? Độ pH NaCl MgSO4 CaCl2 Câu 8: Độ phì nhiêu của đất là gì? Là khả năng cung cấp nước, dinh dưỡng, oxy cho cây Là khả năng cung cấp muối khoáng Là khả năng cung cấp nước Là khả năng làm cây trồng cho năng suất cao Câu 9: Đất kiềm là đất có pH là bao nhiêu? pH < 6,5 pH = 6,6 - 7,5 pH > 7,5 pH = 7,5 ----- Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

    Ngày hỏi: 18/04/22

Trùng roi xanh có hình dạng như thế nào?

Trùng roi xanh là một cơ thể động vật đơn bào cỡ nhỏ [≈ 0,05mm]. Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài xoáy vào nước giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay. Cấu tạo gồm nhân và chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục như thực vật, các hạt dự trữ, điểm mắt và không bào co bóp.

Trùng roi có nhiều ở đâu?

Ở nữ giới, bộ phận trên cơ thể bị nhiễm trùng roi Trichomonas nhiều nhất chính là vùng sinh dục dưới [âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, hoặc niệu đạo]. Đối với nam giới, trùng roi cư trú ở bên trong dương vậy, nơi lỗ niệu đạo.

Môi trường sống của trùng roi là gì?

Môi trường sống của trùng roi là ruột mối. Như vậy, ruột của mối là môi trường sinh vật.

Trùng roi kí sinh ở đâu?

Ngoài vị trí ký sinh ở âm đạo, trùng roi còn ký sinh ở nhiều nơi khác trong cơ thể như: buồng trứng, vòi trứng, tử cung; có trường hợp chúng ký sinh ở đường tiết niệu như niệu đạo, niệu quản, bàng quang, bể thận.

Chủ Đề