Thai nhi nằm ở vị trí nào trong bụng mẹ năm 2024

Thai nhi được nuôi dưỡng và phát triển trong buồng tử cung của người mẹ, thai nhi sẽ nằm trong túi ối trong suốt thời gian mẹ mang thai. Như vậy, thai nhi trong bụng mẹ luôn hoạt động và phát triển hệ tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu trong suốt thai kỳ. Vậy thai nhi bài tiết như thế nào trong buồng tử cung?

Theo các chuyên gia nghiên cứu, phôi thai bắt đầu tiểu tiện ngay từ khi được 2 tháng tuổi, thời điểm em bé bắt đầu biết nuốt nước ối sau đó thải ra chính nguồn nước ối đã nuốt của mình. Một cách dễ hiểu hơn, thai nhi sẽ uống nước tiểu của mình trong suốt 7 tháng trong bụng mẹ.

Khi trẻ phát triển hệ thống tuần hoàn, tiết niệu, thận bắt đầu xử lý lưu lượng máu của thai nhi và tạo ra nước tiểu, sau đó nước tiểu được đưa vào dịch ối xung quanh. Nước tiểu của thai nhi là một nguồn nước ối lớn trong vài tháng đầu của thai kỳ.

Dù vậy, nước tiểu của thai nhi không giống như phân, nước tiểu của bé trong môi trường nước ối là vô trùng, không chứa vi khuẩn nên không làm thai nhi mắc bệnh. Chính vì giữ vai trò quan trọng đối với trẻ, nước ối luôn được tái tạo và đổi mới mỗi 3 giờ để đảm bảo môi trường luôn chuyển hóa và vệ sinh cho thai nhi phát triển tốt nhất.

2. Lượng nước tiểu của thai nhi

Vào tuần thứ 31 – 34 của thai kỳ, mỗi ngày trẻ sẽ bài tiết nước tiểu khoảng 500ml vào trong nước ối. Nước ối là một môi trường có nhiều dinh dưỡng với khả năng tái tạo và trao đổi, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển và sự sống của bé trong tử cung. Như vậy bé trong bụng mẹ luôn hoạt động và phát triển hệ tiêu hóa, tuần hoàn, tiết niệu.

3. Thai nhi bài tiết như thế nào trong bụng mẹ?

Thai nhi bài tiết trong bụng mẹ

Phân của các bé chỉ bắt đầu tích lũy dần từ thời điểm bước qua tuần 24 của thai kỳ. Đó là kết quả của quá trình nuốt nước ối thành thục, sự thoái hóa của các tế bào và hoạt động của hệ tiêu hóa. Phân su sẽ được tích tụ dần trong ruột của thai nhưng chỉ sau khi ra đời, trong lần đi vệ sinh lần đầu tiên của trẻ, lượng phân su này mới bắt đầu được thải ra ngoài qua đường hậu môn và có màu đen đậm hoặc xanh đen. Như vậy, theo lý thuyết thai nhi chỉ đi tiểu tiện nhưng hoàn toàn không đi đại tiện trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, có một số nhỏ khoảng 12% thai nhi không thể giữ phân su trong ruột cho đến ngày chào đời mà sẽ thải phân su ra nước ối. Hoặc khi bé đã quá ngày dự sinh, hệ tiêu hóa trưởng thành thì cũng có thể đào thải phân su ngay trong bụng mẹ. Lúc này, nước ối sẽ có màu xanh hoặc hơi vàng. Dù vậy điều này phần lớn không hề gây hại cho bé khi còn nằm trong bụng mẹ, không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên nếu chưa đến ngày dự sinh mà bé đã thải phân su trong bụng mẹ thì có thể liên quan đến các vấn đề như: mẹ chuyển dạ khó, dây rốn bị chèn ép, thiếu oxy, nhiễm trùng...

4. Hội chứng hít ối phân su là gì?

Có một trường hợp cần lưu ý đó là hội chứng hít ối phân su. Trong suốt 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, phổi của bé luôn đầy nước ối. Nếu phổi bé có phân su, nó sẽ đi qua khí quản. Khi chuyển dạ, nếu bé bị thiếu oxy trong thời gian dài, bé sẽ khó thở và hít phải phân su.

Khi hít phải phân su có thể chặn đường thở, gây tắc nghẽn đường thở, đồng thời giảm lượng oxy. Đối với những trẻ hít phân su, trẻ dễ bị rối loạn trao đổi khí ở phổi và suy hô hấp. Các kích ứng hóa học của phân su còn có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng và bất hoạt surfactant [chất hiện diện trên bề mặt trong lòng các phế nang, giúp các phế nang giãn nở và thông khí tốt].

5. Cách phòng ngừa hội chứng hít ối phân su

Thai phụ khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lạ hoặc thấy nước ối có màu xanh sẫm cần đến bệnh viện ngay hoặc đi khám thai thường xuyên để biết được tình trạng của mình và có cách xử trí khi sinh. Ngoài ra, thai nhi già tháng cũng làm tăng nguy cơ thai nhi ị ra phân su trước và trong khi sinh, vì vậy hãy theo dõi chặt chẽ thai kỳ kể từ tuần 37 trở đi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nhịp tim bình thường của thai nhi

XEM THÊM:

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh hít phải phân su
  • Trẻ sơ sinh hít phân su: Xử trí và phòng ngừa
  • Nước ối bẩn do thai nhi đi phân su có nguy hiểm không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Khi có bầu, người mẹ nào cũng rất muốn biết vị trí nằm của thai nhi ở trong bụng của mình và đầu thai quay xuống phía dưới hay lên trên... Đến lúc sắp chào đời, thai có nằm đúng vị trí chờ sinh hay không?...

Ở tuần thai thứ 4 [tính từ khi bạn chính thức thụ thai thì đây là tuần thứ 2 của thai nhi], em bé của bạn đang là một phôi thai và di chuyển từ vòi trứng vào tử cung. Tại đây, phôi sẽ tìm một vị trí phù hợp để bám vào thành tử cung. Khi đã ổn định, phôi bắt đầu tách thành 2 nhóm tế bào: một nhóm phát triển thành nhau thai và nhóm kia phát triển thành thai nhi.

Ở trong tử cung, thai nhi không ngừng phát triển theo từng tháng và vị trí nằm của thai nhi cũng vì thế mà có nhiều thay đổi. Có lúc thai nằm ở tư thế đầu ở phía trên và lúc khác lại quay đầu xuống dưới.

Tuy nhiên, từ giữa tuần thứ 32 đến 34 của thai kỳ, thông thường bạn có thể cảm nhận được đầu thai nằm ở bụng dưới, bên dưới rốn, vì chân của thai nhi đạp liên tục ở phía bụng trên... Cũng có một số phụ nữ lại có thể cảm nhận được một số bộ phận khác của thai sớm hơn khoảng thời gian này. Bây giờ, đầu thai nhi có thể chưa đủ độ cứng để có thể xác định được chính xác đó là đầu thai.

Nếu trước khi sinh, đầu của thai nhi nằm gọn trong khung xương chậu thì đây là vị trí thuận lợi để người mẹ sinh bé.

Đầu thai nhi ngày càng cứng cáp hơn khi canxi tập trung vào hộp sọ. Bạn sẽ có những cảm nhận rõ ràng về đầu thai nhi.

Bắt đầu từ tuần 32 - 34, bác sĩ có thể sẽ khám thăm dò phần bụng để xác định vị trí nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này có thể thay đổi rất nhiều lần trong thời gian mang thai.

Ở tuần thứ 34 - 36 của thời gian mang thai, thai nhi thường có xu hướng tiến về một vị trí cố định, vị trí mà nó sẽ nằm trước khi chào đời. Nếu bạn bị thai ngược tuần thứ 37 thì vẫn có khả năng đầu thai nằm quay xuống thuận chiều [tuy nhiên, càng gần cuối thai kỳ, khả năng này càng ít xảy ra].

Chủ Đề