Trường thpt hà thành có tốt không

[HNMO] - Chiều 15-11, Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Hà Thành [quận Bắc Từ Liêm] tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam [20/11/1982-20/11/2022], kỷ niệm năm thứ 10 trường về địa chỉ số 36A Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm. 

 Đại diện Ban Giám hiệu Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Hà Thành nhận thưởng. 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Viết Cẩn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Hà Thành được thành lập năm 2008, đến năm 2009 thì đổi tên như hiện nay. Địa chỉ ban đầu của trường đặt tại số 266 Đội Cấn, quận Ba Đình. Từ năm 2013, trường chuyển về địa chỉ số 36A Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm. 10 năm ở địa điểm mới, nhà trường đã không ngừng phát triển với cơ ngơi khang trang, rộng rãi, đầu tư đồng bộ trang thiết bị dạy học và đạt được nhiều kết quả về quy mô và chất lượng. Nếu như năm 2013, nhà trường tuyển mới có 55 học sinh, thì đến nay, nhà trường đã có gần 1.200 học sinh, luôn duy trì sĩ số từ 30-34 học sinh/lớp. Đa số học sinh của trường đều có ý thức cao trong học tập.

Về tình hình đội ngũ, năm 2013, trường có 20 cán bộ, giáo viên, trong đó phần lớn giáo viên thỉnh giảng, đến nay, toàn trường có hơn 80 cán bộ, giáo viên, phần lớn là cán bộ, giáo viên cơ hữu gắn bó toàn tâm thời gian với trường. 7 năm gần đây, tỷ lệ tốt nghiệp của trường đều đạt 100%; trong đó có trên 70% số học sinh đạt điểm xét tuyển vào đại học với mức trên 20 điểm. Ngoài thành tích giáo dục đại trà, nhà trường còn có 14 học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế và thành phố. 

Tiết mục văn nghệ của học sinh chào mừng buổi lễ. 

Điểm đặc biệt ở Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Hà Thành là chương trình giáo dục kỹ năng sống được đưa vào tiết học chính khóa cho học sinh ngay từ ngày đầu vào trường. Học sinh được trải nghiệm thực hành kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng làm một số việc giúp đỡ gia đình, kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội; kỹ năng thuyết trình trước tập thể... 

Ghi nhận thành tích đã đạt được, tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Thị Bích Hợp đã trao Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho nhà trường. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến tặng Giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho trường. 

Ngày 31/3, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có Công văn số 2945/VP-KGVX gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm kiểm tra làm rõ vụ việc một nữ sinh bị đánh hội đồng ngay ngoài cổng Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Hà Thành [phường Cổ Nhuế 1].

Trong công văn, Phó Chủ tịch Thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu các cơ quan liên quan xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm, báo cáo thành phố trước ngày 6/4.

Ảnh chụp từ clip

Trước đó, trên mạng xã hội đã xuất hiện một video dài gần 1 phút ghi lại cảnh rất nhiều em học sinh đánh hội đồng một nữ sinh lớp 8, xung quanh là nhiều em sử dụng điện thoại để quay phim, chụp hình, không có động thái can ngăn.

Dư luận đã bày tỏ bức xúc trước những hành động coi thường pháp luật, tính mạng thân thể của các em học sinh đang mang trên mình chiếc áo đồng phục.

Theo tìm hiểu, sự việc xảy ra ngay bên ngoài cổng trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Hà Thành [phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm] vào chiều ngày 23/3/2022.

Một nhóm nữ học sinh vừa dùng tay đánh liên tiếp vào đầu, giật tóc, kéo lê nạn nhân vừa dùng những lời lẽ thô tục, chửi bới.

Cuộc đánh hội đồng chỉ dừng lại khi có một số phụ huynh đến can ngăn.

Trong nhóm người tham gia đánh nữ sinh có một số học sinh đang học Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Hà Thành, một số học sinh cũ của trường này và một số đối tượng khác [đang được cơ quan công an xác minh]. Nguyên nhân được xác định là do mâu thuẫn trên mạng xã hội. Nhà trường và các cơ quan chức năng đang khẩn trương giải quyết sự việc.

Nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, nhiều trường học trên địa bàn TP Hà Nội đã bổ sung những tiết học dạy kĩ năng sống lồng ghép vào kế hoạch giảng dạy các môn văn hoá như tuyên truyền về giáo dục học đường, kĩ năng giao tiếp, bảo vệ môi trường...Dù “lên lớp tại nhà" nhưng sự tâm huyết, sáng tạo khi giảng dạy bộ môn kĩ năng sống của cô Nguyễn Thị Tuyết Lan, trường THCS - THPT Hà Thành đã trở thành “nam châm" hút các em học sinh.

Chân dung cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Lan, người tạo nên sức hút với tiết học “Tình yêu tuổi học trò”.

THCS- THPT Hà Thành là ngôi trường được thành lập với phương châm "Vì sự tiến bộ của từng học sinh, vì tương lai và hạnh phúc của con trẻ”. Trong những năm qua, nhận thức được triển vọng phát huy mọi tài năng của tuổi trẻ, nhà trường là đơn vị tiên phong bổ sung bộ môn kĩ năng sống vào chương trình giảng dạy chính khoá. 

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, gần 3 tuần kể từ khi năm học mới bắt đầu theo cách thức ứng dụng dạy học trực tuyến, mỗi tiết học văn hoá đã gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, dù lên lớp tại nhà học sinh trường THCS – THPT Hà Thành vẫn được triển khai dạy môn kĩ năng sống đều đặn.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Lan, bộ môn sẽ được thực hiện bài dạy một tuần 2 tiết / 1 lớp, đồng bộ giảng dạy cho học sinh toàn trường từ lớp 6 đến lớp 12. Mỗi tiết học cô đều cố gắng chỉn chu từ tác phong đến phương pháp truyền đạt, giáo án bám sát tâm lý học sinh khi thiết kế hoạt động giảng dạy.  

Dù kĩ năng sống trực tuyến tuy nhiên các em học sinh lớp 10A2, trường THCS –THPT Hà Thành vẫn rất hào hứng.

“Để tiết học được hiệu quả, ban đầu cô thường truyền đạt lý thuyết trên lớp cho các em, dẫn dắt và hướng các em chủ động tiếp thu kiến thức. Với các tiết lên lớp, bắt đầu cô sẽ đưa ra chủ đề bài học thông qua các trò chơi, video, bài hát... có ý nghĩa tạo không khí thoải mái, hào hứng cho học sinh. Tiếp theo, trong quá trình học, các em chủ động giải quyết các vấn đề của cô đưa ra bằng cách thực hành thuyết trình thể hiện quan điểm bản thân và phản biện ý kiến của các thành viên trong lớp”, cô Tuyết Lan cho biết.

Đặc biệt, tiết học kĩ năng sống của học sinh lớp 10A2 và 11A5, trường THCS - THPT Hà Thành trở nên sôi nổi và sinh động hơn khi cả cô và trò cùng nhau thảo luận về chủ đề “Tình yêu tuổi học trò”. 

Chia sẻ về quan điểm khi đưa chủ đề “Tình yêu tuổi học trò" vào giáo án lên lớp, cô Lan cho biết thêm: “Tuổi học trò là khoảng thời gian đẹp nhất, và không tránh khỏi những rung động đầu đời. Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo khi yêu chắc chắn tình yêu tuổi học trò sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Ngược lại nếu được bày tỏ, được nói lên suy nghĩ của bản thân để hiểu, đồng hành và định hướng cho các em thì đó là một quá trình ý nghĩa”. 

Thông qua nội dung tiết học, các em được hiểu thêm về tâm lý bạn khác giới, phân biệt đúng tình bạn khác giới và tình yêu trong sáng; từ đó biết cách bảo vệ bản thân, xây dựng các mối quan hệ tích cực; đồng thời giúp học sinh nhận ra tầm quan trọng của việc học tập thật tốt”. 

Sau mỗi tiết học, các em đã tự thảo luận tìm hiểu và đưa ra được những sản phẩm và phản hồi tích cực về chủ đề bài học bằng những video thuyết trình, những bài viết truyền cảm hứng từ chính bản thân học sinh”. 

Dù kĩ năng sống trực tuyến tuy nhiên các em học sinh lớp 10A2, trường THCS –THPT Hà Thành vẫn rất hào hứng.

Em Đỗ Bá Anh Ngữ, THCS - THPT Hà Thành hào hứng: “ Đó là một bài học tuyệt vời. Một bài học bổ ích về định hướng tư tưởng, một bài học mang lại cái nhìn khách quan và toàn cảnh về một vấn đề tâm lý để các bạn luôn có cái nhìn đúng đắn và những lựa chọn hợp lý”. 

Ngoài chủ đề “Tình yêu tuổi học trò", cô giáo Tuyết Lan luôn đưa đến cho tập thể lớp những chủ đề phù hợp với lứa tuổi để học sinh cùng nhau thảo luận như: Đạo lý công cha nghĩa mẹ, kỹ năng quản lý thời gian, kiểm soát cảm xúc, ứng xử khi tham gia mạng xã hội, phòng tránh sử dụng chất kích thích. Giúp các em nâng cao khả năng phân tích, nhìn nhận về từng vấn đề cụ thể; trau rồi thêm kiến thức về những vấn đề cụ thể gắn với quá trình phát triển nhân cách; tích lũy thêm kỹ năng sống... Đồng thời, bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, sự chia sẻ cảm thông với bạn bè, sẵn sàng tham gia công việc chung của trường, của lớp. 

Em Trần Thu Ngân, lớp 10A2 THCS - THPT Hà Thành chia sẻ: “Em cảm ơn cô giáo vì tiết kĩ năng sống cần thiết với độ tuổi của chúng em. Vì tiết học truyền cảm hứng của cô với tập thể lớp đã cho em biết được và mất của tình yêu tuổi học trò. Em cũng cảm ơn lời động viên, lời khuyên đầy bổ ích của cô đối với chúng Em. Mong cô đưa vào tiết học nhiều chủ đề bổ ích như vậy nữa". 

Việc đưa vào giáo án bộ môn kĩ năng sống những chủ đề gần gũi như trên đã tạo cho học sinh sự thoải mái, không còn sự khô khan, dập khuôn căng thẳng như trước đây khi tiết kĩ năng sống chủ yếu là để tuyên truyền, đánh giá qua loa. Bên cạnh đó đã giúp học sinh được tìm hiểu nhiều kiến thức phục vụ học tập, nâng cao hiểu biết xã hội.

Ngoài ra, việc thúc đẩy các em trình bày quan điểm, phát biểu trước đám đông vừa khiến các em trưởng thành hơn, tự tin hơn, có đủ hành trang kiến thức để phát triển toàn diện. Đồng thời, khi lắng nghe được suy nghĩ của các em giúp phụ huynh học sinh hiểu được tâm lý tuổi học trò, trở thành “bác sĩ tâm lý", “người bạn lớn" đồng hành, gỡ rối suy nghĩ và định hướng cho các em học sinh có những quyết định đúng đắn trong tương lai. 

Có thể nói, tiết học kĩ năng sống của cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Lan đang là một trong những điển hình của việc đổi mới, đa dạng, phong phú các hoạt động trong chương trình giáo dục cho học sinh ở trường THCS - THPT Hà Thành nói riêng và các trường học trên cả nước nói chung. Vừa giúp các em “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, giảm áp lực, các bài học trở nên sinh động, hấp dẫn, vừa tạo sân chơi, môi trường học tập bổ ích, lành mạnh, công bằng. Từ đó, tạo sự gắn bó, đoàn kết giữa học sinh với học sinh; giữa học sinh với giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường học. 

Chủ Đề