Trương văn mạnh là ai

Cập nhật: 08:48, 07/09/2019 [GMT+7]

Xã Long Phước [TP.Bà Rịa] là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Nơi đây đã sản sinh nhiều người con anh hùng và trong số 4 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Long Phước có Dương Văn Mạnh, người đã hy sinh vì Tổ quốc khi mới 16 tuổi.

Cô Võ Thị Kim Liên, Tổng Phụ trách Đội Trường THCS Dương Văn Mạnh và các em HS trao đổi về AHLS Dương Văn Mạnh tại tượng đài mang tên ông.

Con đường vào xã Long Phước [TP.Bà Rịa] những ngày tháng 9 dịu mát. Sự bình yên và giản dị vẫn vẹn nguyên trong lối sống, sinh hoạt của những người dân nơi đây. Để tưởng nhớ Dương Văn Mạnh, đã hy sinh cho độc lập, tự do của dân tộc, sự bình yên của quê hương Long Phước ngày hôm nay, một số công trình đã được đặt tên anh. Đó là Công viên Dương Văn Mạnh và Trường THCS Dương Văn Mạnh.

Trường THCS Dương Văn Mạnh được xây dựng mới năm 2004, sạch, đẹp, khang trang với hai hàng cây xanh rợp bóng sân trường. Trong tiết chào cờ đầu năm học mới, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Thế Nguyên đã kể vắn tắt câu chuyện về anh hùng Dương Văn Mạnh với các em HS của trường.

Dương Văn Mạnh sinh năm 1930, quê ở ấp Tây, xã Long Phước. Đầu năm 1944, anh theo anh trai lên Sài Gòn học, được giác ngộ và tham gia hoạt động trong phong trào HSSV, làm liên lạc cho một tổ chức bí mật từ Sài Gòn về Bà Rịa.

Khi thực dân Pháp đàn áp phong trào HSSV, Dương Văn Mạnh trở về quê tiếp tục hoạt động, làm liên lạc cho đội du kích xã [Đội du kích Quang Trung, lực lượng nòng cốt kháng chiến của tỉnh, tiền thân của lực lượng vũ trang tỉnh Bà Rịa sau này]. Tháng 5/1946, trên đường đi công tác, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyển công văn trở về, Dương Văn Mạnh lọt vào ổ phục kích của hai trung đội lính lê dương. Chúng bắt Dương Văn Mạnh, dụ dỗ anh khai ra tổ chức bí mật. Mặc dù bị tra tấn, đánh đập dã man suốt 5 ngày trời, nhưng anh kiên quyết không khai. Bọn địch đã trói anh vào gốc cây để bắn nhằm uy hiếp phong trào cách mạng.

Trước khi bị bắn, Dương Văn Mạnh đã hô vang: “Giặc Pháp là quân xâm lược, lũ cướp nước”. Anh hy sinh ở tuổi 16. Ngày 23/7/1997, Dương Văn Mạnh được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

 “Thầy muốn các em hiểu ý nghĩa về tên gọi của ngôi trường, và các em sẽ thêm yêu mái trường của mình hơn. Đối với những HS lớp 6, các em có thể đọc về tiểu sử Dương Văn Mạnh trên tấm bảng sau cột cờ”, thầy Nguyên kết thúc câu chuyện trong tiếng vỗ tay của 490 em HS toàn trường. 

Theo cô Võ Thị Kim Liên, Tổng phụ trách Đội, hàng năm, Trường THCS Dương Văn Mạnh tổ chức các hội thi: Rung chuông vàng, tìm hiểu lịch sử Việt Nam, tìm hiểu danh nhân Việt Nam, danh nhân tỉnh BR-VT… Bên cạnh đó, hàng tháng, trường phân công HS quét, nhặt rác tại Công viên tượng đài Dương Văn Mạnh. Dịp lễ tết, Trường tổ chức cho HS về nguồn: Viếng tượng đài, đền liệt sĩ, thăm địa đạo Long Phước, nói chuyện truyền thống, qua đó giúp các em thêm hiểu, thêm yêu quý lịch sử Việt Nam, đặc biệt là vùng đất, con người BR-VT và Long Phước.

Nguyễn Duy Đông Sang [HS lớp 9A3] cho biết, HS trong trường hầu như đều thuộc lòng câu chuyện về Anh hùng Lực lượng vũ trang Dương Văn Mạnh. “Năm học trước, tại hội thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”, lớp em tham gia 1 tiểu phẩm, trong đó em vào vai Dương Văn Mạnh. Em đã tìm đọc để hiểu hơn và thể hiện được khí phách của người anh hùng trẻ tuổi. Em tự hào vì được học tại ngôi trường mang tên ông: Dương Văn Mạnh”, Sang nói.

Nếu một lần đến Long Phước, sau khi thăm địa đạo, du khách có thể dừng chân, tản bộ hoặc ngồi trên ghế đá trong công viên mang tên người anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi Dương Văn Mạnh, mỗi người như càng cảm nhận những hy sinh thầm lặng của biết bao lớp người đi trước, để từ đó, càng thêm trân trọng giá trị của cuộc sống hòa bình hôm nay.

Bài, ảnh: DIỄM QUỲNH

Nguyễn Văn Mạnh [1921-1994] nguyên là một tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên tại trường Võ bị Quốc gia do Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Trung Việt Nam, tốt nghiệp ông được phục vụ trong đơn vị Bộ binh. Ông đã từng chỉ huy đơn vị Bộ binh cấp Sư đoàn và cũng đảm trách Tư lệnh Quân đoàn và Quân khu. Tuy nhiên, trong thời gian phục vụ Quân đội, phần nhiều thời gian ông được giao phó những chức vụ về lãnh vực Tham mưu. Trọng trách sau cùng của ông là Tổng Tham mưu Phó Bộ Tổng Tham mưu.

Nguyễn Văn Mạnh

Chức vụ


Tổng Tham mưu phó Bộ Tổng Tham mưu
Đặc trách An ninh Phát triển
Tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân

Nhiệm kỳ3/1974 – 4/1975Cấp bậc-Trung tướngTiền nhiệm-Trung tướng Nguyễn Văn LàKế nhiệmSau cùngVị tríBiệt khu Thủ đô

Chủ tịch Ủy ban
Điều hành Quốc tế Quân viện

Nhiệm kỳ7/1972 – 3/1974Cấp bậc-Trung tướngTiền nhiệm-Trung tướng Trần Ngọc TámVị tríBiệt khu Thủ đô


Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu

Nhiệm kỳ7/1969 – 3/1974Cấp bậc-Thiếu tướng
-Trung tướng [7/1970]Tiền nhiệm-Thiếu tướng Trần Thanh PhongKế nhiệm-Trung tướng Đồng Văn KhuyênVị tríBiệt khu Thủ đô


Tổng Thanh tra Quân lực VNCH
[trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu]

Nhiệm kỳ2/1968 – 7/1969Cấp bậc-Thiếu tướngTiền nhiệm-Trung tướng Nguyễn Văn LàKế nhiệm-Trung tướng Lữ LanVị tríBiệt khu Thủ đô


Tư lệnh Quân đoàn IV
[23/11/1966 đến 4/2/1967 Quyền Tư lệnh]

Nhiệm kỳ11/1966 – 2/1968Cấp bậc-Chuẩn tướng
-Thiếu tướng [2/1967]Tiền nhiệm-Trung tướng Đặng Văn QuangKế nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Đức ThắngVị tríVùng 4 chiến thuật


Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh

Nhiệm kỳ8/1965 – 11/1966Cấp bậc-Đại tá
Chuẩn tướng [11/1965]Tiền nhiệm-Chuẩn tướng Lữ LanKế nhiệm-Đại tá Trương Quang ÂnVị tríVùng 2 chiến thuật


Tư lệnh Sư đoàn 10 Bộ binh
[tiền thân của Sư đoàn 18 Bộ binh]

Nhiệm kỳ5/1965 – 8/1965Cấp bậc-Đại táTiền nhiệm-Đầu tiênKế nhiệm-Chuẩn tướng Lữ LanVị tríVùng 3 chiến thuật


Tham mưu trưởng Quân đoàn III

Nhiệm kỳ2/1964 – 10/1964Cấp bậc-Đại tá [10/1961]Kế nhiệm-Trung tá Đồng Văn KhuyênVị tríVùng 3 chiến thuật


Phó phòng Quân huấn
tại Bộ Tổng tham mưu

Nhiệm kỳ5/1959 – 8/1960Cấp bậc-Trung táVị tríQuân khu Thủ đô


Tham mưu trưởng Quân đoàn II

Nhiệm kỳ10/1958 – 5/1959Cấp bậcTrung tá [10/1958]Tiền nhiệm-Trung tá Trang Văn ChínhKế nhiệm-Đại tá Nguyễn Hữu CóVị tríVùng 2 chiến thuật

Thông tin chung

Quốc tịch
 
Hoa Kỳ
 
Việt Nam Cộng hòaSinhtháng 3 năm 1921
Thừa Thiên, Liên bang Đông DươngMất26 tháng 8 năm 1994
[73 tuổi]
San José, California, Hoa KỳNguyên nhân mấtTuổi giàNơi ởCalifornia, Hoa KỳNghề nghiệpQuân nhânDân tộcKinhHọc vấnTú tài bán phầnHọc trường-Trường Trung học Phổ thông tại Huế
-Trường Cán sự Canh Nông
-Trường Võ bị Quốc gia ở Huế
-Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa KỳQuê quánTrung Kỳ

Binh nghiệp

Phục vụ
Việt Nam Cộng hòaThuộc
Quân lực Việt Nam Cộng hòaNăm tại ngũ1948 - 1975Cấp bậc
Trung tướngĐơn vị
Bộ Tổng Tham mưu[1]
Quân đoàn II và QK 2
Quân đoàn III và QK 3
Sư đoàn 10 Bộ binh
Sư đoàn 23 Bộ binh
Quân đoàn IV và QK 4Chỉ huy
Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòaTham chiếnChiến tranh Việt Nam

Ông sinh vào tháng 3 năm 1921 trong một gia đình Nho giáo tại Thừa Thiên, miền Trung Việt Nam. Thời niên thiếu ông học Tiểu và Trung học ở Huế. Năm 1941 ông tốt nghiệp Trung học phổ thông chương trình Pháp tại Huế với văn bằng Tú tài bán phần [Part I]. Sau đó ông thi vào học ở trường Cán sự Canh Nông [Huế]. Sau khi tốt nghiệp ông được bổ dụng làm Công chức tùng sự tại Ty Canh Nông Huế cho đến ngày gia nhập Quân đội.

Quân đội Liên hiệp Pháp

Trung tuần tháng 9 năm 1948, thi hành lệnh động viên của Quốc trưởng Bảo Đại, ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 41/200.248. Theo học khóa 1 Bảo Đại [sau đổi tên thành khóa Phan Bội Châu] tại trường Võ Bị Quốc gia Huế, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948. Ngày 1 tháng 6 năm 1949 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường, ông được chọn về đơn vị Bộ binh giữ chức vụ Trung đội trưởng. Năm 1951 ông được làm Đại đội trưởng. Thời gian này, ông chỉ huy đơn vị tham gia nhiều cuộc hành quân trên khắp các mặt trận ở Miền Bắc.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

Giữa năm 1952, Quân đội Quốc gia Việt Nam thành lập Bộ Tổng Tham mưu, ông chính thức chuyển biên chế sang phục vụ Quân đội Quốc gia. Đầu năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy và được cử theo học khóa 1 Biệt kích tại Trung tâm Huấn luyện Biệt Động đội tại Vạt Cháy [Bãi Cháy], Hòn Gai, Quảng Yên.[2] Sau khi mãn khóa học, ông được cử làm Chánh Văn phòng cho Đại tá Trương Văn Xương[3] Tư lệnh Đệ nhị Quân khu Trung Việt. Giữa năm 1954, ông được thăng cấp Đại úy chuyển nhiệm vụ Trưởng phòng 3 Đệ Nhị Quân khu Trung Việt vẫn do Đại tá Xương làm Tư lệnh.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Tháng 3 năm 1955, ông được thăng cấp Thiếu tá chuyển về Bộ Tổng Tham mưu giữ chức vụ Trưởng phòng 3. cuối tháng tháng 10 cùng năm, Thủ tướng Diệm đổi tên Quân đội Quốc gia thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được sáp nhập sang phục vụ cơ cấu quân đội mới và vẫn giữ nguyên chức vụ cũ. Tháng 10 năm 1958, ông được thăng cấp Trung tá chuyển ra Cao nguyên Trung phần giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn II[4] thay thế Trung tá Trang Văn Chính.[5] Tháng 5 năm 1959, ông nhận lệnh bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn II lại cho Đại tá Nguyễn Hữu Có. Sau đó ông được chuyển về Bộ Tổng tham mưu làm Phó phòng Quân huấn.

Tháng 8 năm 1960, ông được cử đi du học lớp Tham mưu cao cấp [khóa 1960 - 1961] thụ huấn 42 tuần tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ[6]. Ngày Quốc khánh Đệ Nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1961, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Tháng 1 năm 1962, ông được cử làm Chánh chủ khảo kỳ thi mãn khóa 2 Nhân vị Sĩ quan Hiện dịch Đặc biệt tại Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế, Nha Trang[7].

Tháng 2 năm 1964, sau Cuộc Chỉnh lý ngày 30 tháng 1 năm 1964 của tướng Nguyễn Khánh, ông được điều đi giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn III & Vùng 3 Chiến Thuật. Đầu Tháng 10 cùng năm, bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng lại cho Trung tá Đồng Văn Khuyên[8]

Tháng 5 năm 1965, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh đầu tiên Sư đoàn 10 Bộ binh[9] tân lập tại Xuân Lộc, Long Khánh. Ba tháng sau, ngày 20 tháng 8, ông chuyển ra Cao nguyên Trung phần giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, [hoán chuyển nhiệm vụ với Chuẩn tướng Lữ Lan về làm Tư lệnh Sư đoàn 10]. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.

Tháng 11 năm 1966, ông được chỉ định chức vụ Quyền Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến thuật thay thế Trung tướng Đặng Văn Quang.[10] Ngày 4 tháng 2 năm 1967, ông được thăng cấp Thiếu tướng và chính thức được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật.

Tháng 2 năm 1968, ông được lệnh bàn giao Quân đoàn IV lại cho Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng. Sau đó, ông được cử giữ chức vụ Tổng thanh tra Quân lực tại Bộ Tổng tham mưu. Tháng 7 năm 1969, ông chuyển nhiệm vụ giữ chức Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu thay thế Thiếu tướng Trần Thanh Phong.[11]

Tháng 7 năm 1970, ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm. Ngày 10 tháng 7 năm 1972, ông được kiêm chức vụ Chủ tịch Uỷ ban Điều hành Quốc tế Quân viện thay thế Trung tướng Trần Ngọc Tám.[12] Đầu tháng 3 năm 1974, ông nhận lệnh bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng lại cho Trung tướng Đồng Văn Khuyên kiêm nhiệm. Sau đó, ông được chỉ định giữ chức vụTổng Tham mưu phó Bộ Tổng Tham mưu đặc trách An Ninh Phát triển và kiêm Tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Là được xét cho giải ngũ.

Ngày 30 tháng 4 ông cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam. Sau đó được sang Hoa Kỳ định cư tại tiểu bang Louisiana rồi chuyển qua thành phố San José, California, Hoa Kỳ.

Ngày 26 tháng 8 năm 1994, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 73 tuổi.

  1. ^ Bốn lần phục vụ tại Bộ Tổng Tham mưu. Lần thứ nhất: Thiếu tá Trưởng phòng 3 [1953-1958], lần thứ hai: Đại tá Trưởng khối Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu [1962-1964], lần thứ ba: Thiếu tướng Tổng Thanh tra Quân lực [1968-1969], lần thứ tư: Thiếu tướng Tham mưu trưởng và Trung tướng Tổng Tham mưu phó [1969-1975].
  2. ^ Nay là khu vực Phường Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long, Trung tâm tỉnh Quảng Ninh
  3. ^ Đại tá Trương Văn Xương, nguyên là sĩ quan Quân đội Cao Đài, gia nhập Quân đội Quốc gia, được đồng hóa cấp bậc Thiếu tá.
  4. ^ Quân đoàn II được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1958 tại Ban Mê Thuột, ban đầu đặt bản doanh tại đây, về sau di chuyển lên Pleiku.
  5. ^ Trung tá Trang Văn Chính sinh năm 1925 tại Trà Vinh, tốt nghiệp trường Sĩ quan Nước Ngọt Vũng Tàu, sau cùng là Đại tá Cục trưởng Cục An Ninh Quân đội.
  6. ^ Thụ huấn lớp Chỉ huy Tham mưu tại Hoa Kỳ niên khóa 1960-1961 có 4 sĩ quan Việt Nam Cộng hòa được tham dự: Trung tá Nguyễn Văn Mạnh và
    -Đại tá Nguyễn Thế Như [Tốt nghiệp Võ bị Viễn Đông, Đại tá Chỉ huy trưởng Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế [1956-1957], năm 1964 giải ngũ].
    -Trung tá Bùi Quang Định [Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Nước Ngọt Vũng Tàu, sau cùng là Đại tá biệt phái tùng sự tại Bộ Thông tin Chiêu hồi].
    -Thiếu tá Lê Tập [Giải ngũ ở cấp Trung tá].
  7. ^ Khóa 2 Nhân vị Sĩ quan Đặc biệt hiện dịch Nha Trang, khai giảng ngày 27 tháng 2 năm 1961, mãn khóa ngày 31 tháng 1 năm 1962. Tốt nghiệp khóa này, về sau có nhiều sĩ quan cấp tá chỉ huy xuất sắc, tiêu biểu là Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, chức vụ sau cùng là Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Chương Thiện.
  8. ^ Trung tá Đồng Văn Khuyên [SN 1927, tốt nghiệp Võ khoa Thủ Đức K1, sau cùng là Tổng tham mưu phó kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận.
  9. ^ Sư đoàn 10 Bộ binh được thành lập ngày 16 tháng 5 năm 1965 tại Long Khánh, đầu năm 1967 đổi tên thành Sư đoàn 18 Bộ binh.
  10. ^ Trung tướng Đặng Văn Quang được chuyển về Trung ương và được đề cử vào Nội các Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Tổng uỷ viên Kế hoạch.
  11. ^ Thiếu tướng Trần Thanh Phong được đề cử vào Nội các Chính phủ Thủ tướng Trần Thiện Khiêm làm Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn.
  12. ^ Trung tướng Trần Ngọc Tám được cử đi làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thái Lan.

  • Trần ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy [2011]. Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Văn_Mạnh&oldid=67519052”

Video liên quan

Chủ Đề