Tuổi kết hôn trung bình lần đầu 2007 năm 2024

Trung tuần tháng 4 tới đây, dự kiến dân số Việt Nam sẽ đạt mốc 100 triệu. Công dân thứ 90 triệu của Việt Nam chào đời ngày 1/11/2013. Như vậy, trung bình mỗi năm, dân số nước ta tăng thêm 1 triệu người.

Dù đã khống chế tốc độ gia tăng dân số, đạt mức sinh thay thế hơn 13 năm qua [trung bình mỗi phụ nữ sinh 2,1 con] nhưng đến nay, bức tranh mức sinh ở Việt Nam còn nhiều "mảng màu" chênh lệch khác biệt.

Phụ nữ ở Đông Nam Bộ sinh rất ít con

Theo điều tra biến động dân số năm 2021 do Tổng cục Thống kê công bố [đây là số liệu chính thức mới nhất], trong 6 vùng kinh tế, có 4 vùng có mức sinh cao hơn mức thay thế, bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc là 2,43 con; Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung là 2,32 con; Tây Nguyên 2,36 con; Đồng bằng sông Hồng 2,37 con.

Hai vùng còn lại thì dưới mức sinh thay thế gồm Đồng bằng sông Cửu Long [1,82 con] và Đông Nam bộ là [1,61 con]. Chênh lệch giữa mức sinh vùng cao nhất [Trung du miền núi phía Bắc] và vùng thấp nhất [Đông Nam bộ] là 0,82 con.

Tính theo đơn vị địa phương, TP.HCM là thành phố đông dân nhất cả nước [gần 10 triệu người], gấp 30 lần dân số Bắc Kạn [ít nhất], nhưng phụ nữ ở TP.HCM lại "lười" sinh nhất.

Chi cục Dân số TP.HCM cuối năm 2022 thông tin ước tính tổng tỷ suất sinh của thành phố này là 1,39 con. Kết quả Điều tra biến động dân số năm 2021 cho thấy mức sinh ở TP.HCM là 1,48 con/phụ nữ.

Bạc Liêu, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ đều có mức sinh dưới 1,7 con. Trong khi đó, ở Hà Tĩnh, mỗi phụ nữ sinh tới gần 3 con, cao nhất cả nước.

Năm 2021, mỗi phụ nữ ở khu vực thành thị sinh 1,64 con, thấp hơn con số 2,4 ở khu vực nông thôn. Theo cơ quan chuyên môn, sự khác biệt mức sinh là do các cặp vợ chồng ở thành thị được tiếp cận với các nguồn thông tin dễ dàng hơn, nhận thức tốt hơn về lợi ích của gia đình ít con mang lại so với các cặp vợ chồng ở nông thôn.

Việc dễ dàng tiếp cận các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cũng giúp họ tránh mang thai và sinh con ngoài ý muốn.

Ngoài ra, nhờ điều kiện sống ở khu vực thành thị tốt hơn khu vực nông thôn, do đó trẻ em ở thành thị được chăm sóc tốt hơn trẻ em nông thôn, dẫn đến tỷ lệ chết sơ sinh và chết trẻ em ở thành thị thấp hơn ở nông thôn, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu sinh thay thế ở khu vực này.

Người Hà Nội kết hôn sớm hơn TP.HCM

Tuổi kết hôn lần đầu trung bình trên cả nước năm 2021 là 26,2 tuổi [cao hơn 0,5 tuổi so với năm 2020]. Trung bình nam giới Việt Nam lần đầu kết hôn ở tuổi 28,3 còn nữ là 24,1.

Ở vùng Đông Nam bộ [Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP.HCM...], đàn ông kết hôn khi gần 30 tuổi, nữ là hơn 26. Trong khi ở đồng bằng sông Hồng [như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình...], nam giới kết hôn lần đầu trung bình ở tuổi 28, nữ gần 24.

Đàn ông TP.HCM kết hôn lần đầu ở tuổi 30,5, trong khi nữ kém 3 tuổi. Ảnh minh họa: Newyorkpost

Nếu xét theo địa phương, TP.HCM là thành phố có độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình cao nhất, lên tới 29 tuổi. Trong đó, đàn ông TP.HCM kết hôn lần đầu ở tuổi 30,5; nữ là 27,5. Người Hà Nội kết hôn sớm hơn, trung bình ở tuổi hơn 26, trong đó nam giới kết hôn lần đầu khi 28,3 tuổi, nữ là 24,5.

Địa phương có độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình thấp nhất cả nước là Lai Châu, 21,6 tuổi.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Theo số liệu mới nhất, Bạc Liêu xếp thứ 6/10 địa phương có tuổi kết hôn trung bình lần đầu cao nhất [28,2 tuổi] và tỷ lệ độc thân cao nhất [28,9%] cả nước. Tương lai không xa, con số này rất có thể sẽ tăng thêm khi mà đa số người trẻ có xu hướng kết hôn muộn, thậm chí không muốn kết hôn.

Ngày càng nhiều bạn trẻ ngại kết hôn sớm. Ảnh minh họa: Đ.K.C

1.001 lý do

Tết năm rồi, bạn trẻ L.H.K [thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải] lấy lý do phải hoàn thành bảng kế hoạch chi tiết cho chiến dịch truyền thông của công ty [tại TP. Hồ Chí Minh] để “hợp thức hóa” việc không về quê đón Tết với gia đình lớn. Song, thật ra là L.H.K đang trốn tránh việc truy vấn của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bà nội về chuyện chưa chịu kết hôn của mình, dù rằng bạn trẻ này đang có một tình yêu đẹp hơn 4 năm. L.H.K chia sẻ: Tôi cảm thấy rất áp lực trước những cuộc gọi của gia đình, hoặc những lần về quê tụ họp. Y như rằng sau dăm ba câu hỏi thăm, thế nào mọi người cũng xúm vào bàn, chất vấn việc chưa chịu cưới vợ. Rầu nhất là bà nội, cứ gặp tôi là ca cẩm “nội gần đất xa trời rồi, biết có chờ nổi tới ngày mày lấy vợ, sinh con không?”.

Còn bạn trẻ T.N.A [Phường 8, TP. Bạc Liêu], hiện là sinh viên năm thứ hai ngành Báo chí, dù đang có một mối tình lãng mạn nhưng vẫn “pha đèn” cảnh báo trước với phụ huynh [có lẽ sợ bắt kết hôn sớm sau khi ra trường - PV]: Đừng có hối con cưới sớm!

Trong khi các gia đình, phụ huynh như “ngồi trên đống lửa” thì nhiều bạn trẻ vẫn “bình chân như vại” trước việc ngại kết hôn sớm của mình. Họ cho rằng bản thân chưa tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm, thậm chí là chưa đến lúc hợp lý để nghĩ về chuyện kết hôn. Nào là công việc chưa ổn định, thu nhập bấp bênh lo cho bản thân đã khó nay “gánh” thêm một người sợ không kham nổi; rồi chưa tậu được nhà, được xe… Có bạn thì bảo mỗi ngày đã dành từ 8 - 10 tiếng để làm việc, thời gian còn lại họ muốn đầu tư cho bản thân như: làm đẹp, đọc sách, chơi thể thao, đi du lịch, trải nghiệm những điều mình thích… Nếu kết hôn, họ không có nhiều thời gian để sống cho mình!

Thay vì kết hôn ngay khi đã có một công việc ổn định thì nhiều bạn trẻ lại có xu hướng chuộng sự tự do, ngại trách nhiệm, ngại lo toan khi có gia đình nhỏ, thậm chí nhiều bạn còn bảo rằng bản thân chưa cảm thấy tự tin với vai trò chồng - vợ! Đó chỉ là “phần nổi” của tảng băng trong 1.001 lý do mà người trẻ biện minh cho việc ngại kết hôn sớm của mình.

Kết hôn muộn, có chắc đã tốt?

Sinh con muộn, già hóa dân số, lực lượng lao động thiếu hụt, chi phí chăm sóc người cao tuổi tăng lên, sự ổn định của hệ thống kinh tế - xã hội bị đe dọa… Đó chỉ là vài trong số những hệ lụy dễ thấy và được các chuyên gia dân số nhắc tới nhiều lần liên quan đến việc kết hôn muộn, thậm chí ngại kết hôn, ngại sinh con của người trẻ hiện nay.

Theo Tổng cục Thống kê, độ tuổi kết hôn trung bình của người Việt đã tăng liên tục trong những thập kỷ qua. Từ mốc 24,4 tuổi năm 1989 lên xấp xỉ 27 tuổi năm 2022. Bạc Liêu cũng không nằm ngoài xu thế ấy khi độ tuổi kết hôn lần đầu bình quân là 28,2 tuổi. Bạc Liêu cũng đứng thứ 6 cả nước về tỷ lệ độc thân với 28,9% người trưởng thành chưa lập gia đình, trong khi con số bình quân cả nước là 23,8%. Trong tương lai, chuyện kết hôn với nam giới tại Việt Nam sẽ càng khó khăn hơn do tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, bởi vẫn tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Và con số dự kiến sẽ có 1,5 triệu nam giới bị dư thừa do không có đôi vào năm 2034; con số này sẽ lên hơn 4 triệu vào năm 2050.

Vẫn biết việc các bạn trẻ đầu tư để hoàn thiện bản thân, “canh” gặp đúng người, đúng thời điểm để xây dựng một gia đình hạnh phúc là lối suy nghĩ rất đúng đắn. Nhưng có bao giờ các bạn nhìn về một khía cạnh khác là “chiếc đồng hồ thời gian” trong bạn đang quay, kéo theo đó là những thay đổi trong cơ thể ở từng độ tuổi. Liệu rằng bạn có chắc níu giữ mãi được những năm tháng của thanh xuân, của tuổi trẻ? Có lẽ vì vậy mà trong “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã nêu rõ: “khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi”.

Sự khuyến khích này có lý do riêng, bởi theo các chuyên gia của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia, ở nam giới độ tuổi sinh sản có thể kéo dài đến 50, 60 tuổi. Nhưng với nữ giới sẽ gặp nhiều vấn đề bệnh lý như đái tháo đường, huyết áp cao, tiền sản giật… xảy ra do nội tiết tố thay đổi, nếu như sinh con ngoài độ tuổi từ 20 - 30.

Bạn không hề sai khi chọn kết hôn muộn và đầu tư thời gian cho sự nghiệp, cho những trải nghiệm của bản thân. Nhưng nếu đích đến của bạn là kết hôn và sinh con, xây dựng một gia đình hạnh phúc thì nên lựa chọn khoảng thời gian đẹp nhất của thanh xuân để bắt đầu cho kế hoạch ấy!

Chủ Đề