Ứng dụng của giao dịch ngoại hối hoán đổi

ngoại tệ và khan hiếm VNĐ trong ngắn hạn. NHNN sử dụng nguồn tiền táicấp vốn để thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ với các NHTM như mộtcông cụ mở rộng lượng tiền cung ứng nhằm điều hành thị trường theo mụctiêu chính sách tiền tệ. Đến năm 1998, giao dịch hoán đổi đã chính thức đivào hoạt động ở Việt Nam theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN 7 ngày10/1/1998, nhưng nghiệp vụ này mới chỉ được tiến hành giữa các NHTM,Ngân hàng Đầu tư và Phát triển với NHNN, và giữa NHTM, Ngân hàng Đầutư và Phát triển với các tổ chức kinh tế. Trong suốt quá trình phát triển của thịtrường hoán đổi ngoại hối, NHNN cũng đưa ra những đổi mới trong tư tưởngquản lý, tạo điều kiện cho thị trường hoán đổi phát triển hơn. Như vào ngày8/12/2004, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN điềuchỉnh giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng [TCTD] được phép hoạtđộng ngoại hối đã chính thức có hiệu lực thi hành và thay thế Quyết định số17/1998/QĐ-NHNN7 với nhiều điểm đổi mới tích cực hơn. Quyết định mớivề giao dịch hối đoái này không quy định quá chi tiết, chặt chẽ và áp đặt cácnội dung về kỹ thuật giao dịch, điều khoản hợp đồng, đặt cọc, phí giao dịch vàxử lý vi phạm như trước kia mà chỉ nêu ra định nghĩa và các nguyên tắcchung. Cả quy định trước đây về điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép giaodịch hoán đổi cũng được bãi bỏ. Ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN ViệtNam đã ký ban hành Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổsung Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN liên quan đến giao dịch ngoại tệ củacác TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ. Theo Quyết định mới này, giớihạn về thời hạn giao dịch ngoại tệ hoán đổi đã được rỡ bỏ đối với các giaodịch giữa các loại ngoại tệ với nhau và cho phép thực hiện theo thông lệ quốctế, đồng thời mở rộng từ mức 7 - 180 ngày như trước đây lên mức 3 - 365ngày đối với các giao dịch giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ nhằm đápứng các nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp và ngân hàng, khuyến khích thịtrường hoán đổi ngoại hối Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, điểm đổi mới đáng50 chú ý nhất của Quyết định này là thay đổi cơ bản về cách thức quản lý mức tỷgiá trong các giao dịch hoán đổi giữa đôla Mỹ và đồng Việt Nam. Theo đó, tỷgiá kỳ hạn giữa VNĐ và USD không còn bị khống chế bằng việc quy địnhmức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn trên cơ sở tỷ lệ % gia tăng so với trầntỷ giá giao ngay theo tính toán chủ quan của NHNN trong từng thời kỳ nhưtrước đây mà cho phép TCTD và doanh nghiệp tự do xác định và thoả thuậntrong phạm vi mức tỷ giá kỳ hạn được tính theo thông lệ quốc tế, trên cơ sởchênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền giao dịch là đồngViệt Nam và đôla Mỹ. Hai mức lãi suất hiện hành được lựa chọn ở đây đượcquy định thống nhất là mức lãi suất cơ bản bình quân năm của đồng Việt Namdo NHNN công bố [VINBOR] và lãi suất mục tiêu bình quân do Cục Dự trữLiên bang Mỹ công bố. Như vậy, sự ra đời của Quyết định mới với bướcchuyển đổi cơ bản trong phương pháp quản lý các giao dịch hoán đổi ngoại tệđã có tác động tích cực hơn trong việc đảm bảo quyền lợi và lợi ích của cácTCTD và các doanh nghiệp trên thị trường ngoại hối hoán đổi, tăng tính linhhoạt, chủ động của họ trước những rủi ro của thị trường khi có sự thay đổi độtngột về tỷ giá, lãi suất, giúp hạn chế mức lỗ của TCTD và khách hàng. Ngày22/07/2003, NHNN đã ra công văn số 779/NHNN-QLNH quy định các tổchức tín dụng chỉ được phép quyết định tỷ giá mua và bán giao ngay, tỷ giágiao dịch kì hạn, hoán đổi, nhưng không được thực hiện thu phí trong giaodịch ngoại tệ với khách hàng. Có thể nói quy định này đã tạo một thuận lợilớn trong việc phát triển nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ. Bởi lẽ việc miễn phí giaodịch hoán đổi tiền tệ đã khiến sản phẩm này trở nên hấp dẫn hơn, thu hút cácchủ thể là các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư, cho vay trongnước và quốc tế. Bên cạnh đấy, Nhà nước cũng dần ban hành các chính sách,quy định hướng dẫn, nhằm hoàn chỉnh khung pháp lý cho thị trường phái sinhhiện nay, chẳng hạn như Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN về Chế độ kếtoán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ ở các NHTM; Quyết định số 16/2007/QĐ-51 NHNN về Chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD việc công bố thông tinvề công cụ tài chính phái sinh trên báo cáo tài chính đối với các TCTD đã ởmức đầy đủ, chi tiết cần thiết cho những ai quan tâm.Nhưng dù đã xuất hiện trên thị trường ngoại hối Việt Nam hơn mườinăm nay, các nghiệp vụ phái sinh như hoán đổi, kì hạn vẫn chưa thực sự pháttriển, và chỉ chiểm tỷ lệ nhỏ trong các giao dịch ngoại hối. Trong thời gianđầu, hầu như chỉ có các ngân hàng nước ngoài là những ngân hàng tiên phongcung cấp sản phẩm hoán đổi tiền tệ như ngân hàng HSBC, ngân hàngStandard Charter, ngân hàng Citibank, và ngân hàng Việt Nam duy nhất làngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV]… Cho đến thời điểm hiệnnay, đã bắt đầu có sự tham gia của các NHTM Việt Nam như ngân hàng Quânđội, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam, ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất nhậpkhẩu Việt Nam…Số lượng ngân hàng cung cấp sản phẩm hoán đổi tiền tệ,cũng với số lượng khách hàng biết đến sản phẩm này ngày càng nhiều. TUynhiên nhìn chung, hoạt động giao dịch hoán đổi tiền tệ giữa NHTM và kháchhàng và giữa NHTM với nhau có diễn ra nhưng số lượng giao dịch ít, phạm vihẹp, doanh số thấp và chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong kinh doanh ngoại tệ. Theosố liệu của Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, tỷ lệdoanh thu từ các sản phẩm phái sinh trên tổng doanh thu của các ngân hàngthương mại trong năm 2000 là 15,4% và đến năm 2006 cũng chỉ tăng lên đến17,5%. Trong đó, hoán đổi tiền tệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.Trên thực tế, cho đến nay, số lượng doanh nghiệp biết đến và sử dụngsản phẩm này vẫn chưa nhiều. Riêng với hoán đổi chéo tiền tệ, phải đến năm2004, lần đầu tiên sản phẩm này mới được thực hiện giữa ngân hàng HSBCvà một công ty đa quốc gia với khoản tiền giao dịch lên tới 15 triệu USD trênthị trường Việt Nam. Trong giao dịch hoán đổi này, ngân hàng HSBC sẽ nhận52 đôla Mĩ từ khách hàng và đưa cho khách hàng VNĐ. Giao dịch hoán đổi cuốicùng diễn ra vào tháng 12/2007. Với giao dịch này, khách hàng đã đạt đượcmức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn bằngVNĐ có kỳ hạn 3 năm mà không phải chịu bất cứ rủi ro nào về tỷ giáUSD/VNĐ. Tại thời điểm đó, động thái này đã gây không ít chú ý trong giớitài chính nội địa, vì đã tạo ra một nền tảng cho các giao dịch phát sinh trongtương lai ở Việt Nam - một trong những thị trường đang phát triển năng độngnhất tại châu Á. Ngân hàng HSBC cũng là một trong những ngân hàng triểnkhai sản phẩm hoán đổi tiền tệ sớm nhất ở Việt Nam. Thế nhưng doanh thu từhoán đổi tiền tệ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu của ngân hàngHSBC. Việc triển khai sản phẩm này của ngân hàng không thực sự thuận lợidù ngân hàng cũng thường tổ chức các buổi hội thảo, giới thiệu sản phẩm tớikhách hàng. Có trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi chéo tiền tệ, ngânhàng HSBC phải mất tới 6 tháng để giải thích và thỏa thuận với khách hàng.Ngay chính trên thị trường liên ngân hàng, giao dịch hoán đổi tiền tệcũng chưa thực sự được chú trọng đến như một công cụ kinh doanh và phòngngừa rủi ro hiệu quả. Hoạt động hoán đổi mới chủ yếu diễn ra giữa một sốNHTM lớn, uy tín trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ xuất khẩu nhưNgân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương ViệtNam…hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, là những tổ chức có uy tín,tiềm lực dồi dào cũng như đội ngũ nhân viên tinh thông nghiệp vụ. Còn hoạtđộng hoán đổi giữa những ngân hàng hay các chi nhánh nhỏ thì hầu nhưkhông có. Ngay cả hoạt động hoán đổi giữa NHNN và NHTM dù diễn ra vớisố lượng lớn, qui mô lớn nhưng cũng chỉ được sử dụng như biện pháp hỗ trợcuối cùng trong tình trạng NHTM quá “khát VNĐ”. Và hoán đổi ngoại hốicũng chỉ diễn ra theo một chiều, nghĩa là các NHTM sử dụng giao dịch hoánđổi ngoại hối bán giao ngay ngoại tệ cho NHNN để lấy VNĐ và mua lại53 lượng ngoại tệ theo kì hạn để khắc phục tạm thời tình trạng thiếu VNĐ màkhông có giao dịch theo chiều ngược lại. Tuy nhiên với quỹ dự trữ ngoại hốiquá mỏng như hiện nay, việc vận dụng nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ như mộtcông cụ của chính sách tiền tệ của NHNN vẫn còn nhiều khó khăn. Đứng từphía NHNN, đây chưa thể được coi là một công cụ linh hoạt mà vẫn chỉ làmột giải pháp mang tính tình thế khi các công cụ khác không phát huy đượctác dụng.Thực tế cho thấy, nguy cơ các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanhliên quan đến ngoại hối phải chịu thua lỗ do những biến động trên thị trườngngoại hối ở Việt Nam ngày càng cao. Đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhậpTổ chức thương mại Thế Giới [WTO] vào năm 2007, phạm vi giao thươngngày càng mở rộng, sự chuyển dịch của các dòng vốn đầu tư tự do hơn... thìvấn đề rủi ro tỷ giá đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanhnghiệp. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa bằng ngoại tệ,nếu vay bằng ngoại tệ [thường là theo lãi suất thả nổi] trong khi thu lại làVNĐ thì rủi ro do biến động giá sẽ tác động rất lớn tới doanh thu của doanhnghiệp. Hay trong đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang đưa vàoViệt Nam một lượng vốn ngoại tệ khổng lồ. Không ít doanh nghiệp nướcngoài đầu tư trực tiếp, chỉ bán hàng trong nước, thu VNĐ. Vì vậy họ phải bánngoại tệ để thanh toán các chi phí, mua sắm thiết bị… nhưng sau đó lại phảimua ngoại tệ để chuyển lợi nhuận về nước. Đây cũng là những đối tượng dễgặp phải thua lỗ khi rủi ro ngoại hối xảy ra. Tuy nhiên, nhìn chung các doanhnghiệp Việt Nam hiện còn rất thờ ơ với việc sử dụng các sản phẩm phái sinhnói chung cũng như hoán đổi tiền tệ nói riêng để phòng ngừa rủi ro trên thịtrường ngoại hối, chứ chưa nói đến sử dụng sản phẩm này để đầu cơ kiếm lời.Chỉ đến khi thị trường ngoại hối biến động mạnh như giai đoạn khủng hoảng54 tài chính toàn cầu 2007 – 2009, các doanh nghiệp bị thua lỗ nặng thì mới nghĩđến việc sử dụng các sản phẩm phái sinh như hoán đổi tiền tệ.Trong một khoảng thời gian dài trước quí III năm 2007, thị trườngngoại hối Việt Nam nói chung tương đối ổn định với xu hướng giảm giá củaVNĐ xoay quanh mức 1%/năm. Tuy nhiên khi cuộc khủng hoàng tài chínhtoàn cầu 2007-2009 diễn ra, đã tác động không nhỏ đến thị trường ngoại hốiViệt Nam, khiến tỷ giá USD/VNĐ có những biến động bất thường và không ítdoanh nghiệp Việt Nam đã chịu thua lỗ lớn.Có thể điểm qua một số biến động lớn trên thị trường ngoại hối Việt Namtrong giai đoạn 2007-2009 như sau:- Ngày 1/7/2007, NHNN quyết định thay đổi biên độ dao động tỷ giáUSD/VNĐ được mở rộng từ +0,25% lên +0.5%, khiến VNĐ đảo chiều vàtăng giá khoảng 3%, đi ngược với dự kiến của nhiều người. Tuy nhiên đếnđầu tháng 5/2007, xu hướng tăng giá của VNĐ đã được chặn lại và VNĐgiảm giá trở lại do sự mua vào mạnh mẽ của NHNN và nhu cầu của cácdoanh nghiệp tăng mạnh.-Sau khi đạt đến đỉnh điểm vào ngày 15/8/2007, tỷ giá USD/VNĐđã bắt đầu quay đầu giảm giá và tình trạng các NHTM thừa USD cũng nhưkhông thể đáp ứng hết nhu cầu chuyển đổi USD sang VNĐ cho khách hàngcàng trở nên gay gắt. So với tỷ giá do NHNN công bố thì tỷ giá tại cácNHTM thấp hơn khoảng 0.5%, cũng là mức tối đa trong biên độ cho phép.Mặc dù năm nay nhập siêu khá lớn, nhưng một khối lượng khá lớn USD kiềuhối và vốn đầu tư chứng khoán đã chuyển vào Việt Nam đã dẫn đến tình trạngthừa USD. Bên cạnh đó, do từ đầu năm NHNN đã mua dự trữ khoảng hơn 7tỉ USD, hiện trong hoàn cảnh lạm phát tăng cao nên không thể tiếp tục muanhiều. Tình trạng USD mất giá đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất55 nhập khẩu. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp sau khi thu được USD muốnchuyển sang VNĐ để tiếp tục sản xuất kinh doanh cũng gặp khó khăn. Hầuhết các NHTM đều mua bán USD dưới mức sàn của tỷ giá niêm yết chínhthức. Điều đó đã khiến NHNN đã liên tục nới lỏng biên độ tỷ giá bình quânliên ngân hàng lên +0.75% [Biểu đồ 15].[Nguồn: HSBC, Reuters]Biểu đồ 15. Biến động tỷ giá USD/VNĐ từ tháng 10/2006 – 10/2007- Tuy nhiên, tỷ giá lại có dấu hiệu đảo chiều kể từ đầu quý II/2008. Mớiđầu năm 2008 còn tình trạng đồng đôla Mĩ ế ẩm không NHTM nào mua thìgiờ đây [vào giữa tháng 5/2008] giá trị đồng tiền này đã tăng vọt lên hơn 13%không đầy 3 tháng. Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2008, tỷ giá USD/VNĐ tăngvới tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫnthị trường tự do. Trong giai đoạn này, tỷ giá USD/VNĐ tăng dần đều và độtngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 vào ngày 18/06,cách hơn 2.600 đồng so với mức trần, nhưng sau đó đã giảm dần.- Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2008, tỷ giá USD/VNĐ lại giảm mạnhvà dần đi vào bình ổn nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN. Cơn sốt USD56 đã được chặn đứng, tỷ giá USD/VNĐ giảm mạnh từ 19.400 xuống 16.400 vàgiao dịch bình ổn quanh mức 16.600 đồng. Nhưng từ tháng 10, tỷ giáUSD/VNĐ tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998,sau đó giảm nhẹ. Giao dịch vẫn nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cungngoại tệ hạn chế, trong khi cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độtỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tỷ giá đã tăng tới mức 17.440[Biểu đồ 16].[Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam]Biểu đồ 16. Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2008- Năm 2008, thị trường ngoại hối Việt Nam chứng kiến tần suất điềuchỉnh của chính sách tỷ giá và mức tăng của tỷ giá USD/VNĐ chưa từng cótrên trong lịch sử. Chỉ riêng năm 2008, NHNN đã 3 lần điều chỉnh biên độ tỷgiá từ + 0,75% lên + 1%, + 2% và + 3%.- Sang năm 2009, tỷ giá USD/VNĐ đã ổn định hơn với mức lên giá đềucủa USD. Nhưng cung cầu ngoại tệ vẫn có sự chênh lệch thể hiện tỷ giá giaodịch tại các NHTM luôn ở mức kịch trần cho phép và giá USD trên thị trường57 tự do luôn cao hơn mức kịch trần tại các NHTM khoảng từ 450 - 500 đồng, cóthời điểm như cuối tháng 10/2009, độ chênh lệch này vào khoảng từ 600 - 700đồng. Do vậy, ngày 24 tháng 3/2009, NHNN Việt Nam tiếp tục điều chỉnhbiên độ tỷ giá từ + 3% lên + 5%, tạo điều kiện cho các NHTM có thể giaodịch ngoại tệ với giới hạn rộng hơn.Suốt những năm trước đó, tỷ giá USD/VNĐ liên tục được duy trì ổnđịnh, thường chỉ tăng quanh 1%/năm. Thay đổi này ảnh hưởng không nhiềuđối với chi phi tài chính của doanh nghiệp. Nhưng trước những biến động khólường của thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian qua, không ít doanhnghiệp Việt Nam không thể thích nghi kịp thời đã phải chịu thua lỗ nặng. Vídụ như công ty Cổ phần Văn hóa Tân Bình, lợi nhuận quý 4/2008 giảm 15,7%do nguyên nhân chính là tỷ giá USD/VNĐ “có quá nhiều biến động”. Công tyđã phải hạch toán vào chi phí chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện cuối năm vớisố tiền lên tới 909.931.314 đồng. Với Công ty Cổ phần Gas Petrolimex, lợinhuận giảm 17,7 tỷ đồng trong quý 4/2008 cũng chủ yếu do chênh lệch tỷ giávà trích dự phòng tài chính. Hay đối với những công ty có khoản vay dài hạnbằng ngoại tệ nhưng doanh thu lại là VNĐ cũng gặp rủi ro tỷ giá trong giaiđoạn này. Điển hình là vụ việc công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Lợinhuận trước thuế quí I năm 2008 của công ty lãi 286.738.462.580 đồng,nhưng đến quí IV năm 2007 chỉ còn 32.409.548.870 đồng. Nguyên nhân là dothời điểm quí IV năm 2007, công ty đã tính toán lại và hạch toán toàn bộ chiphí chênh lệch tỷ giá của khoản vay JPY [khoản chênh lệch này có giá trị trên230 tỷ đồng], do đó làm cho lợi nhuận của quí IV năm 2007 bị ảnh hưởng rấtlớn.58 2.2. Nguyên nhân khiến thị trường hoán đổi tiền tệ chưa phát triển ở Việt Nam:2.2.1. Yếu tố khách quan: Điều kiện thị trường chưa thực sự thuận lợi cho việc phát triển nghiệp vụhoán đổi tiền tệ: Trước hết, do đồng USD chiếm chủ yếu trong các giao dịch ngoạihối ở Việt Nam. Nhưng dù có biến động mạnh trên thị trường thế giới, thì tỷgiá USD/VNĐ vẫn không bị biến động quá lớn nhờ chính sách ổn định tỷ giáđồng Việt Nam của NHNN trong nhiều năm. Từ tháng 2/1999, tỷ giá đã đượcxác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng;nhưng trong thực tế, NHNN vẫn chưa thực hiện triệt để nguyên tắc này. Cơchế điều hành tỷ giá còn quy định biên độ mua, bán làm cho việc yết giá củacác NHTM bị cứng nhắc. Ngoài ra, cơ cấu và mức tỷ giá để đưa vào tính bìnhquân còn mang tính duy ý chí. Mặc dù thời gian qua NHNN đã xoá bỏ sự ápđặt chủ quan trong việc thiết lập tỷ giá, nới lỏng dần biên độ tỷ giáUSD/VNĐ, giúp khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường “chợđen” dần dần được thu hẹp nhưng thực chất, cơ chế tỷ giá chính thức vẫn nằmtrong tầm kiểm soát của NHNN, chưa thực sự linh hoạt với những biến độngcủa thị trường. Chính sự ổn định của tỷ giá đã làm mờ nhạt đi những rủi ro vềtỷ giá và vai trò của sản phẩm phái sinh, khiến doanh nghiệp chủ quan trongviệc phòng ngừa rủi ro khi tham gia thị trường ngoại hối.Công cụ phái sinh ngoại hối nói chung và hoán đổi tiền tệ nói riêng rađời là để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Vì vậy điều kiện tiên quyết để phát triển thịtrường hoán đổi tiền tệ là tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để cácdoanh nghiệp phải quan tâm, chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Dù chocác NHTM rất muốn triển khai các sản phẩm dịch vụ mới thì cũng không thể“cố ép” khách hàng sử dụng khi họ thực sự không có nhu cầu. Tuy nhiên, nhờchính sách “đồng tiền yếu” của Chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam thường59 chỉ sử dụng đồng USD trong giao dịch thương mại quốc tế mà không phải lolắng về các rủi ro từ biến động tỷ giá. Và các doanh nghiệp Việt Nam đã “ngủquên” trong một nền kinh tế yên ổn và bình lặng, vì vậy họ cũng không quantâm đến việc sử dụng các công cụ phái sinh như hoán đổi tiền tệ để phòngngừa rủi ro.Theo Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN, tỷ giá kỳ hạn giữaVNĐ và USD được xác định dựa trên chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiệnhành mức lãi suất cơ bản bình quân năm của đồng Việt Nam do NHNN côngbố [VINBOR] và lãi suất mục tiêu bình quân do Cục Dự trữ Liên bang Mỹcông bố. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam, lãi suất thả nổi với VNĐ [VINBOR] chưa thực sự phảnánh chính xác lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng, vì vậy cũngchưa được các thành viên tham gia thị trường ngoại hối phái sinh công nhậnlà lãi suất chuẩn phù hợp để sử dụng cho thị trường hoán đổi. Thiếu một lãisuất tham chiếu chuẩn cũng là một lý do khiến các doanh nghiệp ngần ngạitrong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Các luật lệ, chính sách quản lý của nhà nước còn thiếu và nhiều bất cập,chưa thực sự tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối phái sinh nói chungvà hoán đổi tiền tệ nói riêng phát triển. Các quyết định của NHNN liên quan đến hoán đổi tiền tệ mới chỉđề cập đến các giao dịch giữa các tổ chức kinh tế với các NHTM trong nước,chứ chưa có quy định hay hướng dẫn nào cụ thể về việc giao dịch hoán đổivới TCTD ở nước ngoài. Hạn chế này khiến các giao dịch hoán đổi mới chỉđược tiến hành trong nước. Thêm vào đó, chính sách thuế cũng chưa đượcquy định rõ ràng, và vẫn còn nhiều bất cập. Ví dụ như chuyện đánh thuế nhàthầu với nghiệp vụ hoán đổi giữa hai đồng tiền hiện chưa rõ. Cách tính loạithuế này đang là một khó khăn bởi ngân hàng và doanh nghiệp sẽ không biết60

Video liên quan

Chủ Đề