Unique voice là gì

GIỌNG KHÔNG HAY CÓ NÊN LÀM PODCAST KHÔNG? Đây là 1 câu hỏi rất thú vị trên group Cộng đồng chơi Podcast Việt Nam. Và cũng là câu hỏi mà một số bạn đã từng nhắn tin hỏi riêng Liên.

Nếu đưa ra lời khuyên thì mình sẽ khuyên là dù bạn có xuất phát điểm ở đâu thì vẫn nên làm podcast, vì cái chặng đường làm podcast nó cho mình rất nhiều thứ: giúp mình rèn luyện giọng nói, cách nói chuyện, rèn luyện cách đặt vấn đề/ trình bày vấn đề. Ngoài ra nó cũng giúp mình khám phá bản thân, củng cố kiến thức, mở rộng thêm kết nối, hoặc tạo cho mình 1 cái profile xịn sò, v.v

Như có bạn đã bình luận trong group thì cái quan trọng nhất giữ lại người dùng cuối cùng vẫn là nội dung hữu ích/ khẩu vị người nghe. Cá nhân mình khi đặt mình vào người nghe cũng vậy [mình là fan của audio book + podcast + youtube].

Khi nội dung của bạn hay thì nghe 1 hồi riết mình sẽ thấy giọng bạn hay và rất gần gũi luôn. Mình thấy mỗi câu chuyện của mỗi người đều là unique, và mình nhận thấy đều học được ở mỗi người 1 cái gì đó.

Có nhiều bạn khi inbox cho mình để hỏi vấn đề này thì thường nói: Chị là voice talent thì sợ gì, giọng chị hay rồi, sợ gì.
Nhưng sự thật không phải vậy! Mình cũng sợ chứ. Ai cũng có vấn đề của mình hết á. Ai cũng có nỗi ám ảnh, sợ cái mình viết ra không hay, không ai đọc. Sợ giọng nói của mình dở. Sợ nội dung podcast mình làm ra rồi không ai nghe.

Khi bản thân Liên đặt mình vào vị trí là người sản xuất podcast thì tâm lý của mình lúc nào cũng sợ không dám nghe lại cái mình vừa làm ra. Vì nghĩ rằng cách mình nói, ngắt nghỉ giọng nói còn dở, phát âm còn mang tính vùng miền, lên xuống giọng chưa hay, v.v mình bươi ra được nhiều thứ lắm. [Mình thừa nhận là có thời điểm bị stress nặng luôn].
Có những lúc chỉ dám dùng điện thoại của em mình để mở app nghe lại chứ nghe trên điện thoại, máy tính của mình nó sao sao á. Mà thực chất nó là vấn đề tâm lí thôi nha. Vì lúc mình cắt, dựng thì mình đã nghe nó quá nhiều và thấy nổi da gà luôn haha.

Có 1 vấn đề nữa là, cá nhân mình vốn là một voice talent và là 1 MC event, nên khi đang làm quá nhiều thể loại này, rồi nhảy qua thể loại kia sẽ bị lẫn lộn style một chút, khó điều tiết cho cân bằng trong 1 thời gian ngắn.

Là MC event thì nói nhanh, nuốt chữ; là voice talent thì đọc chứ không phải nói. Là podcaster thì phải cân bằng giữa 2 style để như vừa trò chuyện, tâm tình mà gần gũi, phong cách phải hiện đại mà chậm rãi, dễ nghe; không quá cứng nhắc, sách vở như audio book. Cũng không được quá nhanh làm người nghe không đưa được cái gì vào đầu, mà phải có cảm xúc trong đó nữa.

Do đó khi mới bắt đầu với những tập podcast đầu tiên, mình gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn phong cách nói, format. Nên chọn phong cách đúng kiểu podcast [chia sẻ, trò chuyện gần gũi] hay là tận dụng giọng đọc để tạo dấu ấn riêng? Đau đầu lắm các bạn.
Cho nên mình thấy những bạn nào xuất phát điểm chỉ là podcaster thì sẽ ko bị đau đầu giống mình ở phần này.

Lý do để mình không hài lòng với bản thân là vì:

1 là mình quá để ý tiểu tiết,
2 là mình theo chủ nghĩa hoàn hảo.

Tuy nhiên mình cũng nhận thấy là nếu không bắt đầu thì sẽ chẳng bao giờ bắt đầu. Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ 1 bước chân. Mọi thứ cần tiến triển từ từ, và trong quá trình đó mình sẽ hoàn thiện dần.

Trước khi làm podcast thì mình có nghe 1 loạt các số đầu tiên + cuối cùng của các podcaster nổi tiếng đi trước để tham khảo, và nhận ra có 1 sự cách biệt rất xa giữa số đầu tiên và số cuối cùng.

Số cuối cùng mọi người luôn chia sẻ như 1 chuyên gia, chỉ cần bật máy lên là nói 1 lèo, ý nọ đẻ ra ý kia. Trong khi số đầu tiên thì nói chưa dứt khoát, ậm ừ, dùng nhiều từ nối bị thừa, v.v Vậy nên bạn nào có ý tưởng muốn làm podcast thì cứ mạnh dạn làm đi nha, chứ không làm, nhỡ đâu lại để phí 1 tài năng trong cộng đồng Podcaster Việt Nam thì sao, đúng không nè?


Tham khảo các bài viết tương tự:

Vì sao có tên gọi Sài Gòn?
Nhật ký của 1 em gái có nghề tay trái đọc Voice Over
Sài Gòn chưa xa đã nhớ, đường vui đôi chân sớm trưa
Sách nói: Bước qua thành phố lạ Nguyễn Huy Tâm
Cùng Liên thuyết minh phim hoạt hình Ninja Loạn Thị

VOCAL LÀ GÌ VÀ LÀM CÁCH NÀO ĐỂ ĐIỀU CHỈNH GIỌNG NÓI HOÀN HẢO TRONG GIAO TIẾP?

Thứ Năm, 13/06/2019

Vocal là gì mà lại là một phần kỹ năng quan trọng riêng biệt khi chúng ta học kỹ năng mềm giao tiếp? Khác với suy nghĩ của một số người, giọng nói chúng ta không phải là chỉ có thể dựa vào trời cho tự nhiên mà hoàn toàn có thể điều chỉnh được để thu hút người nghe hơn.

1. Vocal là gì và tại sao lại cần điều chỉnh giọng nói khi giao tiếp?

Vocal là gì tất nhiên không phải câu hỏi khó trả lời. Vocal nghĩa là giọng nói, nhưng giọng nói ở đây không chỉ là chất giọng đặc trưng của bạn. Trong nghệ thuật giao tiếp giữa người với người hay nghệ thuật nói trước đám đông, giọng nói còn bao gồm rất nhiều yếu tố khác nữa: sự diễn cảm, tốc độ nói, cách nhấn nhá, luyến láy,

Vocal là gì mà lại tác động đến sự tiếp nhận của người nghe như vậy?

Chắc chắn sẽ không ai dễ chịu khi phải nói chuyện với người có giọng gắt gỏng, quá điệu đà, nói quá to hay nói lắp bắp, lí nhí. Ngày nay, giọng nói hay không chỉ còn là yêu cầu đối với người dẫn chương trình, nhà hùng biện nữa mà bất kỳ ai cũng nên có. Vai trò của giọng nói trong giao tiếp hằng ngày cũng rất quan trọng để bạn chinh phục được sự chú ý của người nghe, dù đó là cấp trên, khách hàng hay bất kỳ ai chúng ta muốn làm quen kết bạn, nâng cao quan hệ. Vậy nên việc luyện nói hay, nói đúng, luyện giọng nói truyền cảm là một kỹ năng ai cũng nên trau dồi để ghi điểm trong mắt người khác bên cạnh học giao tiếp bằng ánh mắt và bằng ngôn ngữ cơ thể.

2. Giọng nói quyến rũ là như thế nào?

Biết vocal là gì thì dễ nhưng vocal như thế nào mới hấp dẫn, quyến rũ thì không nhiều người biết. Sự thật là mỗi người chúng ta lại có gu sở thích riêng với giọng nói như với mọi vấn đề khác. Tất nhiên, bạn cũng không thể thay đổi được giọng nói đặc trưng trời sinh của mình mà chỉ có thể điều chỉnh giọng điệu trong giao tiếp. Theo các nhà chuyên gia thì những người có giọng nói như sau sẽ thường dành được nhiều thiện cảm từ người nghe hơn:

  • Giọng nói trầm

Nếu bạn để ý thì sẽ nhận ra là các chính trị gia, doanh nhân thành đạt rất nhiều người có tông giọng trầm. Thậm chí có không ít chính trị gia phải luyện giọng nói truyền cảm bằng cách tập giọng bụng. Khi nói bằng hơi lấy trong bụng, giọng phát ra sẽ trầm và sâu hơn khá nhiều. Đầu tiên, bạn cần được hít thở sâu để lấp đầy không khí ở phổi và bụng, sau đó cố gắng mở miệng rộng ra rồi đẩy hơi thở đi lên theo đường khoang miệng. Trong tiếng Anh, việc luyện tông giọng trầm ấm, chắc khỏe sẽ giúp bạn nói được những câu dài mà không bị hụt hơi, giọng sẽ trở nên âm vang. Vì thế, cách luyện giọng nói này không chỉ giúp bạn giao tiếp tiếng Anh hay mà còn giúp bạn có cơ hội thành ca sĩ nữa đấy. Không những vậy, khi nghe được âm thanh như thế, chúng ta cảm thấy cuốn hút hơn, nhất là nếu người nói là đàn ông. Những người có giọng trầm tạo cảm giác về sự mạnh mẽ, trưởng thành, đáng tin cậy, trầm ổn hơn.

Barack Obama là một người đàn ông có giọng trầm đặc trưng
  • Phát âm rõ ràng

Đây là một gạch đầu dòng tưởng chừng khá thừa thãi nhưng vẫn rất quan trọng, nhiều người bỏ qua. Nếu bạn không may có tật nói chậm, nói lắp hay nói ngọng, bị líu lưỡi thì càng phải tập luyện nhiều. Mỗi ngày bạn đọc to bất kỳ thứ gì như bài báo, sách, đều được. Chúng ta cũng có thể kết hợp việc luyện tập này với việc học ngoại ngữ. Với giọng điệu trong giao tiếp thường ngày với bạn bè, người quen thì bạn hãy để ý hơn bằng việc học cách thay đổi giọng nói: cố nói to, rõ chữ. Phát âm kỹ lưỡng từng chữ cho đến khi bản thân nhập tâm đến nỗi nói chuyện bình thường vẫn chuẩn từng chữ như vậy. Nếu bạn giao tiếp tiếng Anh với mọi người vẫn còn nhanh, chưa tròn chữ hay vội vã thì phải thường xuyên luyện tập nhiều hơn nữa.

  • Nói với âm lượng hợp lý vừa đủ

Tất nhiên, điều này còn tùy vào từng hoàn cảnh. Trừ những lúc gọi người khác hay đang cần thể hiện sự kích động, tốt nhất là chúng ta nên nói với âm lượng vừa phải. Nếu nhỏ quá thì người nghe không nghe thấy, không nghe rõ, không thấy bị thuyết phục, nghĩ rằng bạn nhút nhát, thiếu tự tin hoặc có điều gì khuất tất. Còn nói to quá lại có thể là biểu hiện của sự bất lịch sự, làm người nghe cảm thấy bị tấn công, bị đàn áp khó chịu.

  • Điều chỉnh tốc độ nói lên xuống hợp lý

Không phải lúc nào cũng giữ tốc độ nói đều đều cũng là tốt. Nếu bạn đang thuyết trình hay thuyết phục, đàm phán, tranh luận với ai đó mà giữ kiểu giọng này sẽ bị trừ điểm mạnh vì chúng tạo cảm giác nhàm chán. Hãy nói lúc nhanh lúc chậm tùy vào nội dung, tiết tấu câu chuyện. Đôi lúc bạn cũng nên dừng lại ở thời điểm hợp lý để người nghe có thời gian tiêu hóa những thông tin bạn vừa truyền đạt.

Vocal là gì và vocal quan trọng như thế nào trong đời sống ngày nay?

Vai trò của giọng nói trong giao tiếp đã không còn điều cần bàn cãi, là kỹ năng chúng ta nên trau dồi dù làm công việc gì. Nếu muốn nghiên cứu, hiểu sâu hơn nữa vocal là gì, bạn có thể tìm hiểu thêm ở các website dạy nói, giao tiếp hay thiết thực hơn nữa là tham gia khóa học Public Speaking của sắp tới. Đây là một khóa học kỹ năng mềm đặc biệt được xây dựng rất thực tế, sát với đời sống hiện nay để bạn từ đó chinh phục được nhiều thành công, thuận lợi trong cuộc sống lẫn công việc. Môi trường trao đổi hoàn toàn bằng Anh Ngữ, các lớp học ngoại khóa thú vị, hấp dẫn cũng là một phần quan trọng trong việc cân nhắc lựa chọn trung tâm này để học tập, tạo tiền đề tốt lập thân, lập nghiệp. Ngoài ra, trung tâm có thời gian học linh hoạt, tùy vào sự sắp xếp của học viên để cân bằng cuộc sống hàng ngày, đi làm đi học đan xen nhau. Kết hợp với đó là không gian cafe riêng tư, yên tĩnh giải tỏa tâm trạng sau ngày dài mệt mỏi lại còn được tắm trong môi trường tiếng Anh chuẩn phát âm bản ngữ của đội ngũ giáo viên. Từ đó, học viện thúc đẩy được động lực học tiếng Anh, nhanh chóng nâng trình ngoại ngữ, phục vụ cho công việc, giao tiếp cũng như thỏa mãn niềm đam mê du lịch bốn phương không cần phiên dịch.

Tìm hiểu thông tin ngay trên trang website hoặc Fanpage chính thức của để được cập nhật thông tin thường xuyên về đa dạng các chủ đề luyện các kỹ năng tiếng Anh siêu xịn sò nhé bạn.

share

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU MIỄN PHÍ MỚI NHẤT

Bài viết liên quan

  • NGHỆ THUẬT NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG - KỸ NĂNG CỰC KHÓ NHƯNG CÓ THỂ CẢI THIỆN VỚI 5 MẸO SAU

  • MUỐN CÓ KỸ NĂNG NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG, BẠN PHẢI CHỮA BỆNH "RUN" ĐẦU TIÊN!

  • NÓI TIẾNG VIỆT ĐÃ KHÓ RỒI, VẬY CÁCH THUYẾT TRÌNH BẰNG TIẾNG ANH TỰ TIN LÀ NHƯ THẾ NÀO?

  • 2019 RỒI, ĐỪNG ĐỂ NHỮNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN CHỈ NẰM TRÊN GIẤY NỮA

  • 2019 RỒI, VẪN CÒN TIN VÀO CÂU "TỐT GỖ HƠN TỐT NƯỚC SƠN"MÀ SƠ XÀI NGOẠI HÌNH THÌ CHỈ MÃI THẤT BẠI!

Khóa học liên quan

  • Tiếng Anh định cư

  • Kỹ năng mềm

Video liên quan

Chủ Đề