Trẻ tăng đông giảm chú ý khám ở đâu

Bệnh tăng động

Top những địa chỉ khám bệnh tăng động giảm chú ý uy tín, đáng tin cậy

Ngày đăng: 22 Tháng Mười Một, 2017
Top những địa chỉ khám bệnh tăng động giảm chú ý uy tín, đáng tin cậy
4.7 [21 votes]

Con bạn có biểu hiện hiếu động quá mức?

Con bạn kém tập trung, không chịu chú ý vào bất cứ việc gì?

Bạn lo lắng không biết con có bị tăng động hay không và nên đi khám ở đâu cho chuẩn xác?

Nếu bạn chưa tìm được lời lý giải, bài viết dưới đây sẽ cung cấp giúp bạn thông tin về bệnh và danh sách những địa chỉ khám bệnh tăng động giảm chú ý uy tín phù hợp với từng khu vực bạn sinh sống.

Mục lục

  • 1 Khám tăng động giảm chú ý cần thực hiện những bước gì?
  • 2 Địa chỉ khám bệnh tăng động giảm chú ý nào uy tín, kết quả chính xác?
  • 3 Chi phí cho một lần thăm khám trẻ tăng động là bao nhiêu?

Khám tăng động giảm chú ý cần thực hiện những bước gì?

Bước 1: Đánh giá qua lời kể của cha mẹ và nhận xét của thầy cô giáo, xem ở nhà và ở trường bé có biểu hiện như thế nào, có giống nhau hay không. Nếu bạn nhận thấy con mình có dấu hiệu chạy nhảy liên tục, nghịch luôn chân luôn tay, không bao giờ có thể ngồi yên một chỗ, hay lơ đãng khi học, bạn nên để mắt tới con nhiều hơn, quan sát chi tiết các biểu hiện. Bạn càng mô tả cụ thể, bác sĩ càng dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán giúp con bạn. Có thể bác sĩ sẽ hỏi trực tiếp hoặc cho bạn làm một bài test sẵn có.

Bước 2: Kiểm tra tâm lý qua những bài test để xác định xem bé có hay cáu gắt, hung tính không.

Bước 3: Kiểm tra thị giác, thính giác để loại trừ nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập có phải do không nhìn thấy hoặc không nghe thấy rõ những gì thầy cô nói hay không.

Bước 4: Khai thác tiền sử gia đình: Bé có bị áp lực tâm lý do mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hay không, trong nhà có người từng mắc bệnh tâm thần hay tăng động giảm chú ý không Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi thêm về cách giáo dục của cha mẹ, đánh giá mức độ phù hợp với sự phát triển của trẻ hay không.

Bước 5: Đối chiếu các triệu chứng mà con bạn gặp phải với bản tiêu chuẩn chẩn đoán. Từ kết quả đối chiếu, bác sĩ sẽ kết luận bé có gặp phải hội chứng này không và đang bị ở mức độ nào, từ đó đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

Nên đưa con đi khám sớm nếu thấy có dấu hiệu tăng động giảm chú ý

Xem thêm:Hướng dẫn phụ huynh cách nhận biết và điều trị chứng tăng động ở trẻ nhỏ

Địa chỉ khám bệnh tăng động giảm chú ý nào uy tín, kết quả chính xác?

Khu vực

Bệnh viện/phòng khám

Địa chỉ

Miền Bắc

Trung tâm phục hồi chức năng hoặc khoa Thần kinh Tâm bệnh, bệnh viện Nhi Trung ương

Số 18/879 đường La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội

Trung tâm phục hồi chức năng hoặc khoa Thần kinh Tâm bệnh, bệnh viện Bạch Mai

Số 78, đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Khoa Thần kinh, bệnh viện Quân y 103

Số 261, đường Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội

Phòng khám tâm thần tâm lý trẻ em

Số 2, ngõ 199, đường Trường Chinh, Hà Nội

Trung tâm Sao Mai hỗ trợ giáo dục trẻ tăng động

Số 6, ngõ 9, đường Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Trung tâm Phúc Huệ

Số 67, đường Đức Chính, Hà Nội

Trung tâm An Phúc Thành

Số 31, ngõ 61, Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội

Miền Trung

Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng

Số 193, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu, phục hồi chức năng

Số 05, đường Bà Huyện Thanh Quan, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Miền Nam

Khoa Tâm lý, bệnh viện Nhi đồng 1

[Thăm khám cả thứ 7, chủ nhật]

Số 341 đường Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Tâm lý, bệnh viện Nhi đồng 2

Số 14 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Tâm lý tâm thần, bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh

[Thăm khám cả thứ 7, chủ nhật]

Số 165B đường Phan Đăng Lưu, phường 1, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

Phòng khám tâm lý, bệnh viện quận Tân Phú [lầu 3, phòng 414]

[Thăm khám cả thứ 7]

Số 609 611 đường Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh

Phòng khám Tâm Gia An

[Thăm khám cả thứ 7]

Số 122B đường Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Phòng khám Nhi đồng Thành Phố

Số 31 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về các địa chỉ thăm khám cho trẻ tăng động, các bậc phụ huynh có thể lắng nghe qua chia sẻ của chuyên gia trong video sau:

Chuyên gia tư vấn địa chỉ thăm khám tăng động uy tín

Chi phí cho một lần thăm khám trẻ tăng động là bao nhiêu?

Chi phí cho một lần thăm khám tăng động giảm chú ý sẽ tùy thuộc vào bệnh viện, phòng khám chuyên khoa hay trung tâm mà cha mẹ đưa trẻ đến khám. Thông thường, tổng chi phí có thể khoảng 500.000 1 triệu đồng/một lần khám, bao gồm các dịch vụ như: thăm khám ban đầu, trị liệu ngôn ngữ, trắc nghiệm sự phát triển, chỉ số thông minh, xét nghiệm máu hoặc kiểm tra thính giác, thị giác

Xem thêm:

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa khỏi được không?

Chuyên gia hướng dẫn cách dạy trẻ tăng động mới nhất hiện nay

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động hiệu quả

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn địa điểm thăm khám bệnh tăng động giảm chú ý uy tín, đáng tin cậy và điều trị sớm đạt hiệu quả tốt.

Ds. Quỳnh Trâm

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận Hủy

  1. Nguyễn thị thanh ngân 06:44:49 : 28/11/2020

    Con nha em Nam. Nay 6 tuổi bắt đầu Đi hoc lớp 1 be co nhung biểu hiện ngang bướng, nghịch rất nhiều, hay đanh hoặc xo đay bạn, noi hoặc đanh thi chi được lúc đó thoi con lai đâu vào đấy thích chay nhay tu do ko nghe loi cua người lớn, tuy nhiên việc hoc va ghi nhớ cua con thi rất tốt

    Trả lời
    1. trungmyjsc.com.vn 09:00:40 : 28/11/2020

      Chào bạn,
      Nếu phát hiện bé có những dấu hiệu bất thường như nghịch ngợm, hiếu động quá mức, không tập trung thì rất có thể đó là biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý. Bạn nên sớm đưa bé đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi như bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Nhi Đồng 1 hoặc một số trung tâm hỗ trợ chuyên biệt để thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ thực hiện các bài test đánh giá từ đó giúp chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng khắc phục phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một bài test đánh giá tăng động giảm chú ý cho bé theo hướng dẫn tại đường link sau: //bit.ly/2mMqZnM
      Đối với chứng bệnh tăng động giảm chú ý thì việc giáo dục hành vi cho trẻ là liệu pháp hiệu quả được ưu tiên hàng đầu hiện nay. Bởi vậy, bên cạnh điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để có kết quả tốt, gia đình nên kết hợp với giáo dục hành vi cho bé cả ở nhà và ở trường để giúp bé từ từ cải thiện các hành vi tốt dần lên. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo cho con sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày chia 2 lần, uống cách thuốc tây theo đơn từ 1 2 tiếng để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần và hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cho con. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về cốm Egaruta trong bài viết dưới đây:
      //trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại/zalo số: 0972.032.029 để được hỗ trợ trực tiếp.
      Chúc bé luôn khỏe mạnh!

      Trả lời
  2. Nguyen thi thanh 20:22:51 : 10/04/2020

    Bé nhà e hơn 20 tháng cháu có biểu hiện chạy nhảy quá mức thích chạy không thích ngồi một chỗ. Mặc dù nói và biết rất nhiều nhưng thích thì trả lời không thích thì hỏi rất lâu bé cũng không trả lời . Như thế có phải bé đangvbij tăng động giảm chú ý không ạ

    Trả lời
    1. trungmyjsc.com.vn 11:22:10 : 11/04/2020

      Chào bạn Thanh,
      Những biểu hiện của bé như nghịch ngợm, chạy nhảy, leo trèo, hoạt động liên tục, không biết kiểm mệt của bé có khả năng là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, với trẻ hơn 20 tháng tuổi thì rất khó để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất bởi ở độ tuổi này các biểu hiện bệnh có thể dễ bị nhầm lẫn với hành vi hiếu động đơn thuần. Do đó, tạm thời gia đình nên theo dõi thêm một thời gian, đợi đến khi con 3 tuổi mà tình trạng này vẫn tái diễn thường xuyên, khi đó nên đưa con đến chuyên khoa tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi khám để được đánh giá đúng bệnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về địa chỉ khám và điều trị tăng động giảm chú ý trong bài viết sau:
      //trungmyjsc.com.vn/vi/top-nhung-dia-chi-kham-benh-tang-dong-giam-chu-y-uy-tin-dang-tin-cay.html
      Sau khi thăm khám, nếu đúng là bé đã mắc phải chứng tăng động giảm chú ý, bên cạnh điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp cùng giáo dục hành vi, bạn nên tham khảo cho con sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần và hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cho con. Bên cạnh đó, bạn nên nhắc nhở nhẹ nhàng, dành cho bé những lời khen ngợi, động viên tích cực khi bé có những việc làm đúng. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về phương pháp giáo dục bé để giúp cải thiện bệnh nhanh hơn trong bài viết dưới đây:
      //trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-huong-dan-cach-day-tre-tang-dong-moi-nhat-hien-nay.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại/zalo số: 0972032029 để được hỗ trợ trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

      Trả lời
  3. Nguyen Thi Diem Thuy 13:46:07 : 02/07/2019

    E can duoc tu van be nhe em 6tuoi chuan bi vao lop 1, nhung ko tap trung hoc chu

    Trả lời
    1. trungmyjsc.com.vn 11:21:00 : 03/07/2019

      Chào bạn Nguyen Thi Diem Thuy,
      Không biết ngoài mất tập trung khi học, trong các hoạt động thường ngày bé có dễ bị phân tâm, không thể kiên trì hoặc chú tâm lâu khi thực hiện bất cứ công việc gì không?. Thực tế, ở trẻ nhỏ khả năng tập trung dễ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, tuy nhiên nếu bạn nhận thấy tình trạng mất tập trung của con xảy ra thường xuyên trong bất kỳ hoạt động nào và kéo dài trên 6 tháng khi đó đây có thể là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Lúc này, gia đình bạn nên đưa con đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng khắc phục phù hợp.
      Bên cạnh đó, để giúp bé cải thiện khả năng tập trung và học tập tốt hơn, gia đình bạn nên:
      Tạo cho con không gian học tập yên tĩnh, thoáng đãng và để đầy đủ các dụng cụ học tập để trẻ không phải đứng dậy tìm kiếm làm phân tâm.
      Tránh để bé tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, ipad,
      Cho bé chơi các trò chơi đòi hỏi sự tư duy như giải câu đó, ghép hình, rubik, lego,
      Khi dạy bé cần kiên trì nhắc đi nhắc lại nhiều lần để bé từ từ ghi nhớ các kiến thức mới.
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc [024] 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

      Trả lời
  4. Đinh Thị Minh Thương 10:17:37 : 14/04/2019

    Con 6 tuổi có dấu hiệu tăng động. Cho e hỏi có thuốc điều trị nào k ạ em cảm ơn

    Trả lời
    1. trungmyjsc.com.vn 13:33:09 : 15/04/2019

      Chào bạn Đinh Thị Minh Thương,
      Không biết bé thường xuyên có những biểu hiện cụ thể như thế nào, bạn vui lòng chia sẻ chi tiết hơn để chúng tôi có thể tư vấn giúp bạn.
      Với tình trạng của bé, nếu nhận thấy con có các dấu hiệu bất thường có chứng tăng động giảm chú ý như khả năng tập trung chú ý kém, nghịch ngợm, hiếu động quá mức, không chịu ngồi yên một chỗ, chạy nhảy, leo trèo liên tục, khó kiểm soát hành vi, hay bốc đồng, dễ nổi cáu, giận dữ, rối loan giấc ngủ,., trước hết bạn nên sớm đưa con đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi thăm khám, để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng khắc phục hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm về địa chỉ khám tăng động giảm chú ý uy tín trong bài viết trên. Ngoài ra, bạn có thể làm thêm một bài test chẩn đoán bệnh cho bé theo hướng dẫn trong các bài viết sau:
      //trungmyjsc.com.vn/vi/test-chan-doan-tre-tang-dong-giam-chu-y-don-gian-chinh-xac.html
      Hiện nay, điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi chủ yếu áp dụng liệu pháp giáo dục hành vi là chính, ngoài ra trong trường hợp bệnh ảnh hưởng đến kết quả học tập, giao tiếp xã hội của trẻ lúc này bác sĩ có thể cân nhắc dùng thêm một số loại thuốc như Methylphenidate, Dexamfetamine, Lisdexamfetamine, Atomoxetine, Guanfacine, để giúp bé kiểm soát hành vi tốt hơn. Phần lớn các thuốc điều trị tăng động giảm chú ý đều gây ra các tác dụng phụ nhất định, do vậy việc sử dụng thuốc cần đặt dưới sự chỉ định của bác sĩ và tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất, gia đình không nên tự ý mua thuốc về dùng cho bé. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về các loại thuốc điều trị tăng động giảm chú ý trong bài viết sau:
      //trungmyjsc.com.vn/vi/nhung-loai-thuoc-dieu-tri-tang-dong-giam-chu-y.html
      Ngoài ra, hiện nay một số sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ các thảo dược Câu đằng, An tức hương cũng cho thấy những hiệu quả tích cực, giúp an thần, trấn tĩnh thần kinh từ đó giúp trẻ tăng động giảm chú ý giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động quá mức, kiểm soát hành vi, cảm xúc và cải thiện khả năng tập trung, chú ý tốt hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau:
      //trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Ngoài ra, sau khi thăm khám nếu cần bất cứ sự hỗ trợ gì bạn hãy liên hệ tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc [024] 3775 9051, chúng tôi sẽ hỗ trợ giúp bạn.
      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

      Trả lời
  5. ha 04:16:09 : 24/03/2018

    con e 10tuoi, hien be dag co cac van de giong tre bi hoi chung tang dong giam chu y. e dag dinh dua be di kham. cho e hoi neu be dng thuoc cua benh vien co dung kem thuoc Thuc fam chuc nang egaruta nay dc k a.

    Trả lời
    1. trungmyjsc.com.vn 11:48:58 : 24/03/2018

      Chào bạn,
      Để việc điều trị chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể kết hợp cho bé sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày chia làm hai lần trong vòng từ 3 6 tháng để giúp cải thiện các triệu chứng hiện tại của bé. Sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất an toàn và không mang lại bất kỳ tác dụng phụ nào cho bé. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết:
      //trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0243 7759 051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe!

      Trả lời

Tin liên quan

  • Trẻ mất tập trung khi học bài trong mùa covid-19: Cha mẹ phải làm sao?
  • Trẻ vào lớp 1 không tập trung: Lỗi có thuộc về con?
  • Trẻ em khó ngủ thiếu chất gì? 7 dưỡng chất cần bổ sung ngay!
  • Trẻ khó ngủ: Cha mẹ nên làm gì để giúp con?
  • Điều trị tăng động giảm chú ý bằng châm cứu: Nên hay không?
  • Trẻ tăng động bị bắt nạt, xa lánh: Cha mẹ nên làm gì?
  • Trẻ hay nghịch có thông minh không? Lắng nghe giải đáp từ chuyên gia

Video liên quan

Chủ Đề