Uống bao nhiêu nước 1 ngày là đủ năm 2024

Nghe chừng là một câu hỏi đơn giản nhưng lại không có câu trả lời chính xác. Các nhà nghiên cứu và chuyên gia đưa ra rất nhiều khuyến nghị khác nhau nhưng nhu cầu nước của mỗi cá nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố dựa trên độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, nơi bạn sinh sống,...

Chúng ta không có công thức uống nước duy nhất phù hợp với tất cả mọi người. Nhưng biết thêm về nhu cầu chất lỏng của cơ thể sẽ giúp bạn ước tính lượng nước cần uống mỗi ngày.

Lợi ích của việc uống nước là gì?

Nước rất cần thiết cho sức khỏe, con người chỉ có thể tồn tại trong vài ngày nếu không có nó. Nước chiếm 75% trọng lượng cơ thể ở trẻ sơ sinh và 55% trọng lượng cơ thể ở người lớn tuổi. Mọi tế bào và bộ phận trong cơ thể bạn đều cần nước để hoạt động. Lợi ích của việc uống nước bao gồm:

  • Giúp da mịn màng, đàn hồi
  • Tăng năng lượng hoạt động chi não bộ và cơ bắp
  • Điều hòa thân nhiệt và huyết áp
  • Bôi trơn khớp
  • Bảo vệ cột sống và các mô cơ thể
  • Loại bỏ chất thải cơ thể thông qua mồ hôi, nước tiểu
  • Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, táo bón,...

Cần uống nước mỗi ngày để đảm bảo sức khoẻ.

Mỗi ngày uống bao nhiêu nước là đủ?

Chắc hẳn bạn đã nghe qua lời khuyên nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho việc đó. Đối với một số người, họ duy trì việc uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ nạp cho cơ thể nhưng những người khác có thể cần nhiều hơn.

Ví dụ bạn có thể sẽ cần uống thêm nước nếu bạn là phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú để đảm bảo sức khoẻ. Hay khi bạn sống ở vùng khí hậu nóng và hoạt động thể chất đổ mồ hôi nhiều, hoặc bị sốt, tiêu chảy, cơ thể cũng sẽ cần được nạp nhiều chất lỏng hơn,...

Lượng nước bạn cần nạp mỗi ngày sẽ thay đổi trong suốt cuộc đời của bạn. Nói chung, nhu cầu uống nước của chúng ta cao nhất ở độ tuổi từ 20 đến 50 và sau đó giảm xuống do quá trình trao đổi chất của chúng ta chậm lại. Vậy bạn nên uống bao nhiêu nước? Câu trả lời rất đơn giản: uống khi bạn khát và lắng nghe cơ thể.

Những dấu hiệu sau sẽ cho thấy cơ thể bạn đang gặp tình trạng thiếu nước:

  • Đói và thèm đồ ngọt: Khi cơ thể thiếu nước sẽ gây ra cảm giác đói, thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt.
  • Đi tiểu ít, giảm lượng nước tiểu: Nếu số lần đi tiểu trong ngày chỉ khoảng 2 - 3 lần hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ chính là biểu hiện của cơ thể đang bị thiếu nước.
  • Nước tiểu có màu sẫm và đặc: Nước tiểu sẫm màu hơn, đậm đặc hơn có thể cho thấy bạn đang trong tình trạng mất nước.
  • Khô da: Khô da là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi cơ thể thiếu nước.
  • Miệng khô và có mùi hôi: Cơ thể bị thiếu nước sẽ giảm tiết nước bọt, khiến cho miệng bị khô và có mùi hôi.
  • Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai: Cơ thể thiếu nước ảnh hưởng đến hoạt động của não và hệ tuần hoàn gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và ù tai.

Còn dấu hiệu cho thấy bạn đã uống đủ nước được cho là khi bạn hiếm khi cảm thấy khát, da bạn có sự đàn hồi, màu nước tiểu của bạn rất nhạt và có ít hoặc không có mùi.

Để đảm bảo cơ thể có đủ nước, nên uống một cốc nước với mỗi bữa ăn và giữa các bữa ăn. Uống nước trước, trong và sau khi tập luyện và khi cảm thấy khát.

Nước lọc được khuyến nghị sử dụng để giải khát và cung cấp nước cho cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể hấp thụ nước thông qua các đồ uống khác hoặc thực phẩm có hàm lượng nước cao, như trái cây và rau quả.

Một số thực phẩm giàu nước là trái cây, rau, đậu, sữa chua, gạo lứt và súp. Hãy ưu tiên uống nước và cố gắng tránh các loại đồ uống có đường, có thể gây ra các vấn đề về trao đổi chất.

SKĐS - Nhiều người mặc định rằng nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, điều này có chính xác? Không có công thức duy nhất với mọi người nhưng biết thêm về nhu cầu chất lỏng của cơ thể sẽ giúp bạn ước tính lượng nước cần uống mỗi ngày.

Nội dung

Nước là thành phần chính của cơ thể và chiếm khoảng 50-70% trọng lượng cơ thể. Cơ thể của bạn phụ thuộc vào nước để tồn tại. Nước quan trọng đối với hầu hết các quá trình mà cơ thể bạn trải qua trong một ngày. Nếu không có đủ nước, cơ thể bạn và các cơ quan không thể hoạt động bình thường.

1. Lợi ích của nước đối với cơ thể

Mọi tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể bạn đều cần nước để hoạt động tốt. Khi bạn uống nước có nghĩa là bạn cũng bổ sung năng lượng dự trữ của mình.

  • Nước giúp cơ thể loại bỏ chất thải thông qua mồ hôi, tiểu tiện và đi tiêu.
  • Nước giữ cho nhiệt độ của bạn luôn ở mức bình thường.
  • Nước giúp bôi trơn các đệm khớp.
  • Nước bảo vệ các mô nhạy cảm.

Thiếu nước có thể dẫn đến mất nước - một tình trạng xảy ra khi bạn không có đủ nước trong cơ thể để thực hiện các chức năng bình thường. Ngay cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể làm tiêu hao năng lượng của bạn và khiến bạn mệt mỏi.

2. Khuyến nghị về lượng nước với từng đối tượng

Hàng ngày bạn bị mất nước qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu và qua phân. Để cơ thể hoạt động bình thường, bạn phải bổ sung lượng nước bằng cách tiêu thụ đồ uống và thực phẩm có chứa nước.

Vậy một người trưởng thành khỏe mạnh trung bình sống ở khí hậu ôn hòa cần bao nhiêu chất lỏng mỗi ngày, nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? Lượng tiêu thụ khuyến nghị của bạn dựa trên các yếu tố bao gồm giới tính, tuổi tác, mức độ hoạt động của bạn và những yếu tố khác, chẳng hạn như mang thai hoặc đang cho con bú.

Nhu cầu nước đối với nam và nữ là không giống nhau.

Tham khảo thông tin Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ xác định lượng chất lỏng hàng ngày cần được cung cấp đầy đủ đối với từng đối tượng cụ thể như sau:

Độ tuổiLượng nước khuyến nghị hàng ngày Trẻ em 4-8 tuổi5 cốc Trẻ em 9-13 tuổi7-8 cốcTrẻ em 14-18 tuổi8-11 cốcNam từ 19 tuổi trở lên13 cốcNữ từ 19 tuổi trở lên9 cốcPhụ nữ mang thai10 cốcPhụ nữ cho con bú13 cốc

3. Những lưu ý khi bổ sung nước hàng ngày

Bạn cũng có thể cần uống nhiều nước hơn nếu bạn sống ở nơi có khí hậu nóng, tập thể dục thường xuyên hoặc bị sốt, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

  • Bổ sung thêm 1,5 đến 2,5 cốc nước mỗi ngày nếu bạn tập thể dục. Bạn có thể cần thêm nhiều hơn nữa nếu bạn tập luyện cường độ mạnh trên 1 giờ.
  • Bạn có thể cần nhiều nước hơn nếu bạn sống ở nơi có khí hậu nóng.
  • Nếu bạn sống ở độ cao hơn 2.400m so với mực nước biển, bạn cũng có thể cần uống nhiều hơn.
  • Khi bị sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy, cơ thể mất nhiều chất lỏng hơn bình thường, vì vậy hãy uống nhiều nước hơn. Bác sĩ thậm chí có thể đề nghị bổ sung đồ uống có chất điện giải để giữ cân bằng điện giải ổn định hơn.

Những người có hoạt động thể chất mạnh cần bổ sung nước nhiều hơn.

Cần lưu ý, giữ đủ nước không chỉ là lượng nước bạn uống vào mà còn thông qua các loại thức ăn khác. Cùng với việc uống 9-13 cốc nước hằng ngày, hãy cố gắng ăn nhiều trái cây và rau quả.

Một số thực phẩm có hàm lượng nước cao bao gồm:

  • Dưa hấu
  • Rau chân vịt
  • Dưa leo
  • Ớt xanh
  • Quả mọng
  • Súp lơ trắng
  • Củ cải
  • Rau cần tây

Những loại đồ uống khác có tốt không?

Mặc dù nước thường là thức uống được nhiều chuyên gia dinh dưỡng lựa chọn mặc định, các loại đồ uống khác cũng có thể được tính như một phần của lượng chất lỏng cung cấp hàng ngày của bạn. Tất cả các loại nước khác, chẳng hạn như sữa giàu chất dinh dưỡng, các loại nước hoa quả, thậm chí cả cà phê và trà, ngoại trừ rượu đều được tính là chất lỏng cần thiết cho cơ thể.

Trà và cà phê đều là những thức uống mang lại lợi ích cho cơ thể.

Trước đây, người ta vẫn cho rằng cà phê và trà là các chất kích thích khiến cơ thể mất thêm chất lỏng và gây mất nước cho cơ thể. Nhưng một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng cà phê và trà cung cấp chất lỏng cần thiết giúp thúc đẩy quá trình hydrat hóa. Chúng cũng chứa một số chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Tốt nhất bạn nên tránh đồ uống có đường vì những đồ uống này thường chứa lượng calo lớn và không có các chất dinh dưỡng có lợi.

Chủ Đề