Ure trong máu cao nên ăn gì

Chỉ số ure trong máu là một trong những những chỉ số quan trọng giúp phản ánh tình hình chức năng thận, đặc biệt là khi nghi ngờ rằng thận đang bị tổn thương. Vậy chỉ số này tăng cao là dấu hiệu cảnh báo thận đang gặp phải vấn đề gì? Mời bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.

2. Chỉ số ure trong máu cao có phải thận đang gặp vấn đề?

Chỉ số ure máu đánh giá khả năng lọc của thận. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý.

2.1. Chỉ số ure trong càng cao cảnh báo chức năng thận kém

Ở người bình thường chỉ số này càng cao thì chức năng thận càng kém. Bác sĩ thường cho người bệnh làm xét nghiệm ure máu để kiểm tra và đo lượng nitơ ure trong máu.

Một người trưởng thành bài tiết mỗi ngày khoảng 30g ure. Chỉ số ure trong máu của người bình thường thuộc khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l. Chỉ số vượt quá ngưỡng trên có nghĩa là thận của bạn hoạt động kém hơn bình thường. Điều này dễ dẫn đến các thương tổn, lâu ngày sẽ dễ gây ra tình trạng suy thận.

Xét nghiệm ure máu còn được gọi là xét ngiệm BUN [Blood Urea Nitrogen]. Nếu xét nghiệm máu cho thấy rằng mức độ nitơ ure cao hơn bình thường, nó có thể chỉ ra thận của bạn đang hoạt động kém.

Nồng độ ure cao cho thấy chức năng thận suy giảm. Điều này có thể do bệnh thận cấp tính hoặc mãn tính. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề ngoài bệnh thận có thể ảnh hưởng đến nồng độ ure. Chẳng hạn như giảm lưu lượng máu đến thận như trong suy tim sung huyết, sốc, căng thẳng, đau tim, bị bỏng nặng. Hoặc có thể do chảy máu đường tiêu hóa, điều kiện gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, hoặc mất nước.

Đặc biệt khi nồng độ ure trong máu cao, bác sĩ thường nghi ngờ người bệnh đang gặp các vấn đề thương tổn về thận. Do đó trong xét nghiệm sinh hóa máu hay các xét nghiệm kiểm tra nếu thấy nồng độ ure trong máu cao hơn mức bình thường, bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm chuyên sâu hơn để đánh giá chức năng thận của bạn.

2.2. Chỉ số ure trong máu cao có thể do chế độ ăn uống

Một điều đáng lưu ý là chỉ số này dễ thay đổi theo chế độ dinh dưỡng. Người ăn nhiều đạm thì ure trong máu cũng tăng theo. Do đó khi chỉ số ure tăng cao kết luận rằng có các thương tổn về thận là chưa chính xác. Trong trường hợp này, bác sĩ thường cho kiểm tra thêm chỉ số creatinin trong máu.

Creatinin là một sản phẩm thoái hóa của creatine phosphate. Nó được sinh ra trong quá trình co giãn cơ bắp của cơ thể. Cũng giống như nitơ ure máu, creatinin được thải hoàn toàn bởi thận. Chỉ số creatinin máu không phụ thuộc vào ăn uống và bình thường không đổi nếu chức năng bài tiết của thận hoạt động bình thường [creatinin máu ở người bình thường là 16g/lít].

Như vậy nếu ure trong máu cao và nghi ngờ do chế độ ăn uống bác sĩ sẽ xét nghiệm thêm chỉ số creatinin. Sau khi căn cứ vào chỉ số creatinin trong máu, bác sĩ sẽ kết luận chính xác về tình trạng hoạt động của thận.

Chỉ số ure trong máu cao, thận hoạt động kém và dễ gặp phải các thương tổn

3. Làm gì khi chỉ số ure trong máu cao?

Khi chỉ số ure máu cao, bác sĩ sẽ chú ý đến tình trạng đầu tiên là thận của bạn có đang hoạt động kém hay không? Hay có thể bạn đang gặp phải các vấn đề khác. Ví dụ như viêm thận cấp, mạn tính, thận đa nang, ứ nước bể thận do sỏi thận, hội chứng gan thận do leptospira, lao thận,…

Để hạn chế tình trạng ure trong máu tăng cao, bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp hạn chế protein. Tuy nhiên cũng không được hạn chế đến mức quá thấp [nghèo protein] sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của nhiều cơ quan khác.

Chỉ số ure trong máu cao bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để làm thêm các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác tình hình chức năng thận

Khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành làm xét nghiệm chẩn đoán. Đơn vị có trang thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giỏi sẽ đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý có thể mắc phải. Người bệnh sẽ được chỉ định phác đồ thích hợp và hiệu quả.

Nồng độ ure trong máu phản ánh tình trạng hoạt động của gan và thận và các cơ quan khác của người bệnh. Nếu như nồng độ ure giảm cho biết người đó có bệnh lí về gan nặng hoặc suy dinh dưỡng thì ure cao cho thấy chức năng thận của bệnh nhân bị suy giảm. Có nhiều nguyên nhân gây tăng nồng độ ure máu. Vì vậy trong bài viết này, Tasscare sẽ hướng dẫn bạn cách giảm lượng ure máu để phòng bệnh gan tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

  • Xét nghiệm chức năng thận và những điều cần biết
  • Ý nghĩa của chỉ số Creatinin trong chẩn đoán suy thận
  • Xét nghiệm máu trước khi phẫu thuật thẩm mỹ
  • Xét nghiệm máu tổng quát và những điều cần biết

Ure trong máu do các nguồn protit sinh ra [ăn, uống, tiêm thuốc…] và do sự hủy hoại các tổ chức trong cơ thể tổng hợp thành ure thông qua gan và bài tiết ra bên ngoài thông qua thận. Ure được thận thải ra, giữ ở máu một tỷ lệ nhất định là 0,3g/l và không vượt quá 0,5g/l ở người bình thường.

Hình ảnh Ure trong máu

Nồng độ ure cao do các nguyên nhân sau:

  • Bị suy thận, thiểu niệu, vô niệu, tắc nghẽn đường niệu
  • Do chế độ ăn nhiều protein
  • Do xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng nặng
  • Do tăng dị hóa protein bởi sốt, bỏng, suy dinh dưỡng, bệnh lý u tân sinh
  • Giảm lượng máu đến thận trong suy tim sung huyết, sốc, căng thẳng, đau tim, bỏng nặng, chảy máu đường tiêu hóa, tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu…

Trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ure máu cao cần đặc biệt chú ý đến nguyên nhân tại thận như: viêm thận cấp và mạn tính; lao thận; ứ nước bể thận do sỏi thận; hội chứng gan thận do leptospira; thận nhiều nang.

2. Triệu chứng khi ure máu tăng cao

Ure máu cao rất nguy hiểm vì có thể gây ra nguy cơ khôn lường đối với người bệnh nên cần phải được chẩn đoán kịp thời. Vậy nên bạn cần chú ý đến các triệu chứng sau:

+Hội chứng thần kinh: Ở mức độ nhẹ, người bệnh thấy mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, mất ngủ. Ở mức độ nặng, người bệnh lơ mơ, nói mê sảng, vật vã. Ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ có biểu hiện bị hôn mê, co giật do phù não, đồng tử co lại, phản ứng với ánh sáng kém.

+ Hội chứng tiêu hóa: Mức độ nhẹ gây ăn mất ngon, đầy bụng, chướng hơi; nặng hơn sẽ buồn nôn, ỉa chảy, lưỡi đen, niêm mạc miệng và họng bị loét, và có những màng giả màu xám.

+ Hội chứng hô hấp: Hơi thở có mùi amoniac, rối loạn nhịp thở, hôn mê thở chậm và yếu…

+ Hội chứng tim mạch: Mạch đập nhanh nhỏ, huyết áp cao, có thể gây trụy tim mạch.

+ Hội chứng chảy máu: Viêm võng mạc, chảy máu võng mạc, chảy máu dưới da và niêm mạc thành những mảng máu, chảy máu tiêu hóa [nôn ra máu…], chảy máu màng não, chảy máu màng phổi, màng tim…

+ Triệu chứng sinh hóa.

+ Dự trữ kiềm giảm: Đây là do hiện tượng axit máu, rối loạn chất điện giải.

Triệu chứng khi ure trong máu tăng cao

Muốn biết ure máu tăng hay không chúng ta cần tiến hành xét nghiệm ure máu để nắm các rối loạn mà qua đó có thể chẩn đoán được tình trạng suy thận. Tuy nhiên, không phải lúc nào các triệu chứng lâm sàng cũng nói lên ure máu tăng vì có trường hợp ure máu trên 1g/l mà xét nghiệm vẫn không có triệu chứng lâm sàng.

3. Cách giảm ure máu

Để giảm ure máu là rất khó khăn khi bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính. Giảm ure máu trong trường hợp này phải áp dụng một liệu pháp tiêm truyền tĩnh mạch dưới sự kiểm soát của thuốc lợi tiểu.

Để hạn chế việc tăng ure máu, bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp, không quá nhiều protein cũng không được quá nghèo protein, không sử dụng các loại thuốc tăng ure trong máu. Khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, nên đến các bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm cần thiết.

Hình ảnh bác sỹ Tasscare tiến hành xét nghiệm ure máu để phát hiện ure trong máu tăng cao

Ure là sản phẩm quan trọng nhất của chuyển hóa Ni-tơ, có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình chuyển hóa protein, được tổng hợp tại gan và được đào thải qua thận và đường tiêu hóa. Ure máu cao sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, bạn nên đi xét nghiệm ure máu để phát hiện sớm những trường hợp ure máu tăng, giúp ngăn ngừa biến chứng của thận và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Chủ Đề