Ủy viên không thường trực là gì

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York ngày 27/9. Ảnh: Reuters.

Phái đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đang ở New York, Mỹ để tham dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và vận động để được bầu vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc [LHQ] nhiệm kỳ 2020 - 2021.

Hội đồng Bảo an LHQ là một trong 6 cơ quan chính của LHQ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, chấp nhận các thành viên mới vào LHQ và phê chuẩn thay đổi với Hiến chương LHQ. Quyền hạn của cơ quan này bao gồm thiết lập các hoạt động gìn giữ hòa bình, các biện pháp trừng phạt quốc tế và chấp nhận hành động quân sự thông qua các nghị quyết.

Trong khi các cơ quan khác của LHQ chỉ có thể đưa ra các quyết định mang tính khuyến nghị và tạo dư luận thì các quyết định của Hội đồng Bảo an có tính cưỡng chế thực hiện. Tất cả thành viên của LHQ có trách nhiệm tôn trọng và thi hành. Vì vậy, Hội đồng Bảo an là cơ quan có thực quyền nhất của Liên Hợp Quốc.

Cơ quan này gồm 15 thành viên. Những cường quốc chiến thắng trong Thế chiến II - Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Mỹ là những ủy viên thường trực. 10 ủy viên không thường trực được chia thành hai nhóm với nhiệm kỳ hai năm xen kẽ nhau, tức mỗi năm có 5 thành viên ra đi để nhường chỗ cho 5 gương mặt mới được bầu.

10 thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an hiện tại gồm Bolivia, Ethiopia, Kazakhstan, Hà Lan, Thụy Điển [nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2018] và Bờ Biển Ngà, Peru, Ba Lan, Guinea Xích Đạo, Kuwait [nhiệm kỳ đến năm 2019].

Cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tại New York ngày 26/9. Ảnh: Reuters.

Mỗi thành viên thường trực đều có quyền phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào. Chỉ cần một phiếu phủ quyết cũng đồng nghĩa với việc nghị quyết không được thông qua. Trong khi đó, thành viên không thường trực không có quyền phủ quyết nhưng được quyền tranh luận và bỏ phiếu cho các nghị quyết.

Việc tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là cơ hội để các nước nâng cao vị thế trên trường quốc tế và đề xuất, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến khu vực và thế giới.

Các ghế không thường trực được phân bổ trên cơ sở khu vực: 5 cho các nước châu Phi và châu Á; một cho Đông Âu; hai cho Mỹ Latinh và Caribe; hai cho Tây Âu và các nước khác. Một nước muốn trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an phải đạt tối thiểu 2/3 số phiếu bầu của các nước thành viên LHQ có mặt và tham gia bỏ phiếu tại phiên họp Đại hội đồng. Nước vừa mãn nhiệm sẽ không được bầu lại tại nhiệm kỳ kế tiếp.

Nhóm các nước châu Á - Thái Bình Dương tại Liên Hợp Quốc hồi tháng 5 đã nhất trí đề cử Việt Nam vào vị trí ủy viên không thường trực và Việt Nam sẽ tham gia cuộc bỏ phiếu vào tháng 6/2019.

Vai trò của Việt Nam

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm [trái] chủ trìmột phiên họp của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc tháng 10/2009. Ảnh: TTXVN.

Việt Nam từng là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008 - 2009. Theo Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, khi đảm đương vị trí này, Việt Nam đã đóng góp vào nỗ lực chung xử lý xung đột ở một số khu vực, tăng cường hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, có sáng kiến cụ thể về tăng cường vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh.

"Trong nhiệm kỳ năm 2008 - 2009, Việt Nam đã được Mỹ ca ngợi vì những đóng góp tích cực về các vấn đề then chốt như không phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố", Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, nhận xét.

Trong bài viết trên trang geopoliticalmonitor, cây bút chuyên về châu Á James Borton đánh giá tầm quan trọng của Việt Nam trong an ninh quốc tế đã tăng tiến kể từ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương [APEC] năm ngoái. Việt Nam đã đón tiếp thành công Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo khác tại Đà Nẵng.

Borton cho rằng với việc ứng cử vào Hội đồng Bảo an, Việt Nam muốn thể hiện tiếng nói ngày càng có trọng lượng tại ASEAN, thể hiện các kỹ năng ngoại giao mềm và tăng cường hội nhập quốc tế. "Vị trí này sẽ đưa Hà Nội đến mức hội nhập quốc tế cao nhất", ông viết.

Chia sẻ về trông đợi của cộng đồng quốc tế nếu Việt Nam trúng cử, Đại sứ Olof Skoog, Trưởng phái đoàn Thuỵ Điển tại HĐBA Liên Hợp Quốc cho hay Việt Nam đã thể hiện mình là một bên đáng tin cậy khi đề cao các luật lệ quốc tế nói chung, trong đó có luật biển.

"Tôi cho rằng các nước trông đợi Việt Nam tiếp tục truyền thống tôn trọng luật quốc tế đó, khi Hà Nội tham gia Hội đồng Bảo an LHQ", ông Skoog nói.

Ông Skoog cũng nêu lên một số thách thức mà các thành viên không thường trực của HĐBA sẽ phải đối diện, đó là chương trình nghị sự có yêu cầu rất cao, các thành viên thường trực có nhiều nhân lực và kinh nghiệm hơn, vì thế các nước không thường trực cần chuẩn bị rất kỹ để thực hiện tốt vai trò. Một thách thức khác là các thành viên thường trực có quyền phủ quyết, làm cản trở tiến trình đạt được kết quả chung về một vấn đề nào đó.

Dù vậy, Đại sứ Thuỵ Điển khuyến cáo các thành viên không thường trực không nên đánh giá thấp những gì mình có thể làm. Nếu chuẩn bị tốt, các nước có thể đóng vai trò tích cực với các vấn đề quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi các thành viên thường trực đôi lúc gần như ở trong tình trạng chiến tranh lạnh.

"Sự hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Liên Hợp Quốc gửi một thông điệp rõ ràng tới Hội đồng Bảo an rằng Hà Nội cam kết hợp tác với ASEAN trong việc chủ động thúc đẩy đối thoại và hiểu biết lẫn nhau, xây dựng môi trường hợp tác và hữu nghị trong khu vực", Borton đánh giá.

Phương Vũ

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị còn có các đồng chí: Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ; Lê Hoài Trung,Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương; Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; cùng các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương.

Cán bộ Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đónThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã trình bày những kết quả và dấu ấn nổi bật của Việt Nam hai năm vừa qua tại HĐBA LHQ, nhấn mạnh đây là thành tựu lớn của công tác đối ngoại, khẳng định vị thế và tầm vóc mới của Việt Nam trên trường quốc tế. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam bắt đầu nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQtừ năm 2020 trong bối cảnh thế giới và khu vực có những thuận lợi đan xen với thách thức, khó khăn, có những diễn biến vượt ngoài dự báo thông thường. Trong bối cảnh như vậy, với nỗ lực của tất cả các nước thành viên HĐBA và các quốc gia thành viên LHQ, HĐBA tiếp tục khẳng định là cơ quan quan trọng hàng đầu, không thể thay thế của LHQ trong gìn giữ hòa bình [GGHB], an ninh quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu tham quan trưng bày ảnh về các hoạt động của Việt Nam tham gia HĐBA LHQ. Ảnh: Hải Trọng

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, với thông điệp xuyên suốt là “Đối tác vì một nền hòa bình bền vững”, Việt Nam đã tham gia HĐBA với tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm cao, cân bằng, minh bạch, đề xuất nhiều sáng kiến, đóng góp thực chất vào công việc của HĐBA. Việt Nam đã thực sự thể hiện rõ tâm thế, bản sắc và bản lĩnh của ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, đồng thời lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về một đất nước yêu chuộng hòa bình, nhân văn, trọng công lý và lẽ phải, đổi mới, năng động, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm vì hòa bình và phát triển bền vững trên thế giới.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trình bày những kết quả và dấu ấn nổi bật của Việt Nam hai năm vừa qua tại HĐBA LHQ.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ 2020-2021 của Việt Nam đã ghi đậm 5 dấu ấn lớn, bao gồm: Góp phần thúc đẩy cách tiếp cận đa phương, kiên trì đề cao luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ; Thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp bền vững, toàn diện cho xung đột,trong đó có cả xử lý hậu quả xung đột, hướng tới phát triển lâu dài của quốc gia; Thúc đẩy tinh thần nhân văn, nhân ái, hướng tới người dân, tăng cường bảo vệ thường dân trong xung đột, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em một cách thực chất; nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa LHQ, HĐBA với các tổ chức khu vực trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế,cũng như đề cao vai trò trung tâm và sự hiện diện của ASEAN tại HĐBA; chủ động đề xuất các giải pháp toàn cầu về nhiều vấn đề toàn cầu, nhất là xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh biển, ứng phó với dịch bệnh.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng phát biểu chia sẻ kinh nghiệm tham gia HĐBA LHQ ở góc độ địa bàn New York [Mỹ]; về đóng góp của công tác HĐBA đối với việc triển khai chủ trươngđường lối đối ngoạicủaĐại hội Đảnglần thứXIII và Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8-8-2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030; về công tác thông tin tuyên truyền và dư luận trong nước, quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại HĐBA.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Sau khi lắng nghe các ý kiến thảo luận, phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ban, ngành liên quan đã góp phần vào thành công chung của Việt Nam trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ 2020-2021.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh HĐBA LHQ là cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời là cơ quan duy nhất có quyền hạn đặc biệt đưa ra các quyết định có tính ràng buộc pháp lý với 193 quốc gia trên thế giới. Trong nhiệm kỳ làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ vừa qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào, góp phần thúc đẩy thượng tôn pháp luật, cách hành xử đa phương dựa trên luật pháp quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển.

Quang cảnh hội nghị.

Việt Nam đã cùng các nước thành viên HĐBA LHQ thảo luận, thông qua các biện pháp giảm căng thẳng, thúc đẩy để các bên đàm phán, tìm giải pháp bền vững đối với xung đột, điểm nóng ở các khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng thực hiện thành công chủ trương giữ nước từ sớm, từ xa, kiên định mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia dân tộc, phục vụ phát triển, nâng cao vị thế đất nước; tận dụng trọng trách Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch ASEAN 2020 để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và LHQ cũng như vai trò, tiếng nói của ASEAN.

Thời gian tới, người đứng đầu Chính phủ đề nghị trong triển khai mọi hoạt động đối ngoại cần phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, kiên định những mục tiêu, nguyên tắc lớn là bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ; vận dụng hiệu quả phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; kết hợp nhuần nhuyễn giữa đối ngoại đa phương với đối ngoại song phương, tranh thủ hiệu quả các trọng trách đa phương để làm sâu sắc quan hệ song phương, tạo dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước.

Thủ tướngChính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ngành ngoại giao và các cơ quan làm công tác đối ngoại tiếp tục vai trò tiên phong, đi trước mở đường giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước trong tình hình mới; Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tiếp tục phối hợp chặt chẽ thúc đẩy triển khai lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ thể hiện thực chất là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chụp ảnh cùng các đại biểu tại hội nghị.

Thủ tướngChính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, đối ngoại nói chung, ngoại giao đa phương nói riêng cần bám sát chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc vừa qua, coi đối ngoại đa phương là một định hướng chiến lược quan trọng. Kiên định đường lối đối ngoại theo tinh thần Đại hội Đảnglần thứXIII và Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư; xây dựng và triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về đối ngoại đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. “Các hoạt động đối ngoại cần được triển khai trên cơ sở tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng,tôn trọng, lắng nghe, hợp táchiệu quả và cùng phát triển... Phải kiên trì, kiên định, kiên quyết, kiên nhẫn giữ vững bản lĩnh trước những vấn đề có tính chấtnguyên tắc, nhất là về lợi íchquốc gia dân tộc, lợi ích của nhân dân, đồng thời hài hòa lợi ích của các nước trên thế giới, khu vực”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Mặt khác, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn, từng cán bộ làm công tác đối ngoại, công tác ngoại giao sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những kết quả hết sức tích cực đã đạt được, tiếp tục xây dựng trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam, bản sắc “cây tre Việt Nam”, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tin, ảnh: VĂN HIẾU

Video liên quan

Chủ Đề