Trường quốc tế là trường như thế nào

Phóng to
SV thực hành thí nghiệm tại Trường ĐH Harvard [Mỹ] - một trong những trường không dễ để được chấp nhận vào học

Các thông tin này rõ ràng là hữu ích cho phụ huynh và học sinh trong việc chọn trường để theo học, nhưng thế nào là “QT” và có đúng “QT” không?

Trước hết “quốc tế” [international] ở đây là từ mà các trường ấy “tự phong” cho mình, chứ không có một tổ chức QT nào ban cho họ cả, vì thật ra không có một tổ chức giáo dục QT nào làm cái công việc thẩm định giá trị như vậy.

Từ QT ở đây lại càng không có nghĩa là chương trình giảng dạy và văn bằng của họ được mọi trường đại học trên thế giới thừa nhận [giá trị] và học sinh của họ được đương nhiên nhận vào học mà không cần qua thi cử dưới hình thức này hay hình thức khác. Thật ra không có một chương trình trung học hay đại học nào được gọi là chương trình QT để mọi trường đại học trên thế giới chấp nhận, mà mỗi trường đều có tiêu chuẩn riêng.

Từ QT ở đây nên được hiểu là tất cả hay một số môn học được giảng dạy bằng Anh ngữ, chương trình có thể được mô phỏng theo chương trình của một trường nào đó ở Úc, Anh hay Mỹ, và có thể “chỉ dành cho học sinh người nước ngoài” hay “học sinh người nước ngoài có thể theo học” [nên biết rằng không có một chương trình trung học chung cho mọi trường trung học ở Mỹ]. Chỉ có nghĩa như thế thôi.

Nếu xin vào học tại các trường đại học thì học sinh của các trường QT này cũng bình đẳng với học sinh của bất kỳ trường trung học nào ở VN, nghĩa là phải đáp ứng mọi yêu cầu cụ thể của trường đại học mà họ muốn xin vào.

Ở Mỹ có khoảng 4.000 trường cao đẳng và đại học mà mức độ dễ, khó để xin vào học có thể được tổng quát như sau: dễ xin vào nhất là các trường đại học cộng đồng hai năm mà chưa được thừa nhận giá trị hay chưa có liên thông với một số đại học bốn năm có uy tín. Với loại trường này, mọi học sinh trường QT đều xin vào được, còn học sinh trường VN thì cần thêm chứng chỉ Anh ngữ như TOEFL từ 400 điểm trở lên.

Nhưng học ở đây sau hai năm lại khó xin vào năm 3 tại các trường đại học bốn năm có uy tín. Tiếp theo là các trường đại học cộng đồng đã được thừa nhận giá trị hay có liên thông với một số trường đại học bốn năm có uy tín.

Với loại trường này thì học sinh tại các trường QT có thể được miễn nộp chứng chỉ Anh ngữ, nhưng phải nộp điểm bài thi SAT I [Scholastic Assessment Test] hay ACT [American College Testing]. Học sinh trường VN thì ngoài SAT I hay ACT, còn phải có chứng chỉ Anh ngữ như TOEFL điểm từ 430 trở lên.

Thứ ba là các trường đại học bốn năm thì ngoài điểm thi SAT I hay ACT, có trường cho học sinh trường QT miễn nộp chứng chỉ Anh ngữ, nhưng cũng có trường buộc học sinh mà ngôn ngữ chính không phải là Anh ngữ, dù có học trung học bằng Anh ngữ đi nữa, cũng phải có điểm TOEFL trên 550 theo paper version hay trên 213 theo computer version.

Các trường này hoặc tự mình hay thuê công ty tư vấn thẩm định giá trị của chương trình học và văn bằng của mọi ứng viên học trung học ở ngoài nước Mỹ, bất kể là học trường QT hay trường nào.

Chẳng hạn Trường Georgia State University buộc mọi ứng viên học trung học ở ngoài nước Mỹ phải nộp đơn và trả tiền cho Công ty tư vấn giáo dục Josef Silny - Associates để công ty này thẩm định học bạ, điểm số và văn bằng của ứng viên và thông báo kết quả cho Georgia State University [dưới dạng gọi là official credential evaluation for international academic documents]. Đó là chỉ mới nộp đơn, còn có được nhận vào hay không thì... chưa biết.

Loại thứ tư là các đại học hàng đầu của Mỹ như Princeton, Stanford, Harvard, Yale, Brown, MIT, Caltech, Gatech... Đây là những trường khó xin vào học nhất nước Mỹ. Chẳng hạn với Gatech [Georgia Institute of Technology] thì buộc mọi ứng viên học trung học ở ngoài nước Mỹ, dù học trong môi trường Anh ngữ đi nữa, cũng phải có điểm TOEFL từ 600 trở lên theo paper version hay trên 250 theo computer version, hoặc điểm 4 trở lên với bài thi College Board Advanced Placement International English Language; còn SAT I phải từ 1.300 điểm trở lên mới được xét đơn.

Tóm lại, học sinh trường QT có ưu thế là quen sử dụng tiếng Anh nhưng không phải vì thế mà dễ dàng muốn vào trường đại học nào ở Mỹ cũng được, trong khi học sinh trường VN không phải là quá khó để xin vào đại học Mỹ. Vấn đề là phải biết chuẩn bị ít nhất là ba năm ở cấp THPT. Chẳng hạn với sức học trung bình trở lên mà biết chuẩn bị sớm sao cho vào cuối học kỳ I lớp 12, thi TOEFL được từ 500 điểm trở lên và thi SAT I được khoảng 1.050 trở lên thì có thể xin vào được một số trường đại học tương đối khá.

Còn với những học sinh VN có thành tích học tập xuất sắc như có vị thứ trong 5% đầu lớp, được giải thưởng quốc gia, QT và biết cách chuẩn bị để có điểm TOEFL từ 600 trở lên, SAT I từ 1.400 trở lên thì có thể được chọn vào các trường hàng đầu của Mỹ như Princeton, Harvard...

Như vậy, các bạn trẻ không nên quá bận tâm về các tên gọi QT do các trường sử dụng. Riêng vấn đề “văn bằng được QT công nhận” thì cũng thế thôi: không có một chuẩn chung nào để đánh giá bằng cấp, mặc dù thế giới đã có nhiều nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này. Thực tế là giá trị của một văn bằng thường tùy thuộc giá trị của cơ quan, thường là đại học cấp văn bằng ấy...

[*] Tác giả bài viết là thân phụ anh Lê Tự Quốc Thắng - huy chương vàng Olympic toán học quốc tế 1982, hiện là giáo sư [thực thụ] tại Georgia Institute of Technology, Mỹ.

LÊ TỰ HỶ

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Phân biệt trường Quốc tế, Bán Quốc tế và Song ngữ

Trường quốc tế theo luật công nhận

Trường quốc tế là trường học cung cấp nền tảng học vấn trong môi trường giáo dục quốc tế, thường áp dụng dạy các chương trình như Tú tài Quốc tế, Edexcel, chương trình Cambridge Quốc tế hoặc theo chương trình đặc thù của mỗi quốc gia khác với chương trình học của nước sở tại.

Ở Việt Nam chỉ có hai trường đều ở Hà Nội là Trường Quốc tế Liên hợp quốc Hà Nội [UNIS] và Trường Quốc tế Pháp Alexandre Yersin[Lycée français Alexandre Yersin] được nhà nước công nhận là trường quốc tế. 

Theo Bộ GD tại Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chưa có trường nào được công nhận là trường quốc tế.

Tiêu chí trường quốc tế theo luật công nhận:

  • Khả năng chuyển tiếp chương trình học của học sinh giữa các trường quốc tế.
  • Số lượng học sinh nước ngoài [cao hơn ở trong các trường công].
  • Tập thể học sinh đa quốc gia và đa ngôn ngữ
  • Một chương trình giảng dạy quốc tế
  • Các tổ chức quốc tế công nhận ví dụ Hội đồng các trường quốc tế [Council of International Schools], Tú Tài Quốc tế, Accediting Commission International, Hiệp hội các trường học, đại học và cao đẳng khu vực phía Tây Hoa Kỳ.
  • Số lượng giáo viên tạm thời đến từ nhiều quốc gia
  • Tuyển sinh không chọn lọc
  • Thông thường giảng dạy bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp, cộng với việc bắt buộc phải đảm nhận ít nhất một ngôn ngữ khác.

Trường Quốc tế Liên Hợp Quốc [UNIS] được thành lập vào năm 1947 bởi một nhóm phụ huynh là nhân viên của Liên Hợp Quốc với mục đích thúc đẩy giáo dục quốc tế cho con cái họ cùng với việc gìn giữ những giá trị di sản văn hóa đa dạng của mỗi quốc gia. Đây là một trong 12 trường đầu tiên thử nghiệm chương trình Tú tài Quốc tế và đã áp dụng kể từ đó đến nay. Nhà trường đẩy mạnh sự hiểu biết về đa dạng văn hóa và con người, đem đến một môi trường dạy và học tối ưu, cung cấp một môi trường giảng dạy toàn cầu để truyền cảm hứng cho học sinh về tinh thần và tư tưởng của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

TRƯỜNG QUỐC TẾ – Phân biệt trường Quốc tế, Bán Quốc tế và Song ngữ

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trường quốc tế được tổ chức giáo dục Quốc tế đánh giá và công nhận

Trường quốc tế thuộc sự quản lý của các tổ chức giáo dục Quốc Tế và có được các chứng chỉ kiểm định của các tổ chức thẩm định Giáo Dục nước ngoài.

 Việc kiểm định thường bao gồm kiểm định trường nói chung và kiểm định chương trình giảng dạy. Về chương trình giảng dạy thì IBO và CIE là hai tổ chức thiết kế, phát triển và cung cấp chương trình giáo dục phổ thông quốc tế lớn nhất, uy tín nhất và chương trình của họ chỉ cung cấp cho những trường học đạt được những tiêu chí nhất định họ đặt ra.

Thông thường, các tiêu chí này bao gồm chất lượng giáo viên [giáo viên phải được công nhận đủ năng lực giảng dạy chương trình] và chất lượng cơ sở vật chất phục vụ việc triển khai chương trình dạy. Ngoài ra, các chương trình giảng dạy của Anh, Mỹ, Úc, Canada… cũng được chính phủ các nước này hoặc chính quyền bang [thông qua Bộ giáo dục] thẩm định và công nhận, dù nó chỉ có ý nghĩa là phù hợp với mục tiêu đào tạo công dân của nước họ.

Về chất lượng trường học nói chung, có một số tổ chức chuyên thực hiện chức năng thẩm định [accreditors]. Các tổ chức thẩm định như – ở Hoa Kỳ [NEASC, WASC, MSACS, NCACS, SACS, NAC] và COBIS [hệ thống các trường Anh].

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Việc kiểm định này nhằm đảm bảo các trường thành viên duy trì một mức độ chất lượng tương đối và chịu sự giám sát liên tục của một tổ chức bên ngoài trường, đánh giá các trường theo nhiều tiêu chí khác nhau trong sự so sánh giữa các trường cùng tham gia kiểm định.

Hiện nay, một số trường quốc tế ở VN đã được kiểm định và công nhận:

TRƯỜNG QUỐC TẾ – Phân biệt trường Quốc tế, Bán Quốc tế và Song ngữ

Như vậy, chỉ có 6 trường quốc tế tại Việt Nam được công nhận, đó là: BIS [không bao gồm BVIS], ISHCMC [bao gồm AAVN], UNIS, SSIS, ABC và SNA trong đó 2 trường được công nhận kép là ISHCMC [CIS & NEASC] và UNIS [CIS & WASC].

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đặc điểm của các trường quốc tế này:

  • Học phí bằng học phí du học nước ngoài, ít nhất là khoản 100 triệu đồng cho một năm học.
  • Học hoàn toàn bằng tiếng Anh, giáo trình tiếng Anh
  • Các chương trình được quốc tế công nhận hay theo chương trình của một quốc gia nào đó như Anh quốc, Hoa kỳ, Úc…
  • Giáo viên có bằng cấp quốc tế và sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính.
  • Có thể chuyển tiếp học ở nước ngoài 
  • Cơ sở vật chất và môi trường tiến tiến và hiện đại theo nước sở tại, trường rộng có đủ cơ sở vật chất cho các học sinh tham gia tại trường

TRƯỜNG BÁN QUỐC TẾ:

Là trường QT chưa được/đang xin được kiểm định. Các trường này có cơ sở vật chất tốt, giáo viên nước ngoài, dạy theo giáo trình của 1 tiểu bang nào đó ở nước ngoài nhưng giáo trình và phương pháp giảng dạy, chất lượng giáo viên, phương pháp quản lý điều hành chưa được thẩm định và công nhận đạt chuẩn mực quy định quốc tế.

Các trường bán quốc tếthường là thành viên của các tổ chức kiểm định nêu trên, nhưng chưa hoàn toàn được kiểm định để công nhận. 

Các trường bán quốc tế cũng có đầy đủ các đặc điểm như trường quốc tế , học phí cũng cao và chỉ thua trường quốc tế một con số nhỏ, không đáng kể. 

Các trường bán quốc tế – vì một mục tiêu được đánh giá và xét duyệt trong tương lai, nên các trường cũng xây dựng theo tiêu chí của quốc tế, cũng có hoàn toàn các đạc điểm đặc trưng của một trường quốc tế. 

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Các trường bán quôc tế ở Việt Nam như – CIS [Canada]; BVIS; AuIS [Úc]; ISSP, EIS, GIS, TAS…

TRƯỜNG QUỐC TẾ – Phân biệt trường Quốc tế, Bán Quốc tế và Song ngữ

TRƯỜNG SONG NGỮ

Trường song ngữ hay còn gọi là trường tư thục cũng có chữ quốc tế ở tên trường nhưng thực chất dạy theo giáo trình Bộ GD ĐT VN kết hợp học thêm tiếng Anh chứng chỉ Cambridge hoặc Oxford .

Các trường này có cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ khác hơn trường nhà nước xíu, như là 1 lựa chọn thứ hai cho phụ huynh không muốn con học trường công.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Các trường song ngữ ỡ Việt nam bao gồm: VSTAR, WELLSPRING, Việt Úc, Á Châu, Albert Einstein [AES]; Việt Mỹ, Vinschool …

TRƯỜNG QUỐC TẾ – Phân biệt trường Quốc tế, Bán Quốc tế và Song ngữ

Xem thêm: 

Video liên quan

Chủ Đề