Văn bản nâng lương trước thời hạn mới nhất năm 2024

Có bao nhiêu nguyên tắc xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? – Hồng Dương [Bình Định]

Nguyên tắc xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính [MỚI NHẤT] [Hình từ Internet]

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 29/11/2023, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 2609/QĐ-BTC sửa đổi Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc Bộ.

Nguyên tắc xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính

Cụ thể tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2215/QĐ-BTC năm 2021 [sửa đổi tại Quyết định 2609/QĐ-BTC năm 2023] quy định về nguyên tắc xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính như sau:

[1] Việc xem xét, quyết định nâng bậc lương trước thời hạn phải đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch, động viên khích lệ cán bộ tham gia phong trào thi đua đạt được nhiều thành tích, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

[2] Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn được xem xét theo nguyên tắc:

- Thực hiện xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 2 của Quy chế này, trong đó thực hiện xét trước hết đối với người trong khoảng thời gian [6 năm và 4 năm] quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này không bị sai phạm phải xử lý bằng các hình thức kỷ luật quy định tại Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.

- Xét theo thứ tự ưu tiên cấp độ thành tích khen thưởng từ cao nhất trở xuống cho đến hết chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định. Trường hợp nhiều người cùng có cấp độ thành tích khen thưởng cao nhất như nhau, việc xét nâng bậc lương trước thời hạn theo thứ tự ưu tiên như sau:

+ Những người gần đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không được xét lần này thì sẽ không còn cơ hội để được nâng bậc lương trước thời hạn lần sau [trừ trường hợp người đó sẽ được nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ].

+ Người có nhiều thành tích hơn ở cùng cấp độ khen thưởng [trong khoảng thời gian 6 năm hoặc 4 năm quy định tại Khoản 1 Điều 4 quy chế này]. Trường hợp có giấy khen thì ưu tiên xét giấy khen của cấp Tổng cục trưởng và tương đương trước giấy khen của Cục trưởng và tương đương.

+ Những người là thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, người nhiễm chất độc hóa học, người khuyết tật;

+ Người không giữ chức vụ lãnh đạo;

+ Người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ;

+ Những người có năm công tác nhiều hơn;

+ Những người chưa được nâng bậc lương trước thời hạn lần nào;

+ Những người có công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến trong quá trình công tác được ứng dụng vào thực tế và mang lại hiệu quả rõ rệt;

+ Những người có diễn biến lương bất hợp lý [thiệt thòi]; có mức độ, tính chất yêu cầu công việc đang đảm nhiệm phức tạp, khó khăn hơn;...

[3] Trường hợp cán bộ, công chức và viên chức vừa thuộc đối tượng xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo hưu, thì cán bộ, công chức, viên chức được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn nêu trên.

Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số quy định về nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung với cán bộ, công viên chức và người lao động.

Theo đó, ngày 29/6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thi Thanh Trà ký ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BNV sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Cụ thể:

Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều về chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Thứ nhất, sửa đổi điểm c Khoản 1 Điều 1 như sau: “Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang”.

Thứ hai, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 2 như sau: “Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự”.

Thứ ba, bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 2 như sau: “Thời gian tập sự [bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự]. Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ. Thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên thì tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên. Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật”.

Thứ tư, sửa đổi tiêu chuẩn 1 điểm a Khoản 2 Điều 2 như sau: “Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên”.

Thứ năm, sửa đổi Khoản 3 Điều 2 như sau: “Trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này như sau:

  1. Kéo dài 12 tháng đối với các trường hợp: Cán bộ bị kỷ luật cách chức; Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức; Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
  1. Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp: Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo; Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo; Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gina giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.
  1. Kéo dào 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.
  1. Trường hợp vừa bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

đ] Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật [cùng một hành vi vi phạm] thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b và c khoản này.

  1. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý kỷ luật hành chính quy định tại khoản này”.

Thứ sáu, sửa đổi điểm d Khoản 1 Điều 3 như sau: “d] Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ”.

Thứ bảy, sửa đổi điểm b và điểm c Khoản 3 Điều 4 như sau: “b] Quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý [bao gồm cả ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên cao cấp]. c] Việc quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý thực hiện theo phân cấp hiện hành”.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức tại Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Cụ thể:

Thứ nhất, bổ sung điểm 1.3 Khoản 1 Mục I như sau: “Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [người lao động].

Thứ hai, sửa đổi điểm 1.3 Khoản 1 Mục III thành: “Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bị kéo dài được xác định như các trường hợp kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư này”.

Chủ Đề