Văn bản ý nghĩa văn chương lớp 7

Soạn Văn 7: Ý nghĩa của văn chương do Hoài Thanh sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

"Ý nghĩa của văn chương" của Hoài Thanh là một trong những tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 2. Tác phẩm là một trong những nội dung quan trọng thường xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn 7, vì vậy các em học sinh cần nắm nội dung và những câu hỏi liên quan về tác phẩm này. Chuyên mục Soạn văn 7 ngắn gọn được giới thiệu trên VnDoc bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong SGK môn Ngữ văn 7. Các hướng dẫn giải được trình bày ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu, giúp các em học sinh ghi nhớ bài học một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt.

Hướng dẫn soạn bài Ý nghĩa của văn chương

Bố cục [3 phần]:

- Đoạn 1 [từ đầu … muôn loài]: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

- Đoạn 2 [tiếp … sáng tạo ra sự sống]: Nhiệm vụ của văn chương

- Đoạn 3 [còn lại]: Công dụng của văn chương.

Câu 1 [trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Câu 2 [trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

- “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”: Cuộc sống vốn nhiều màu sắc và văn chương chính là hình ảnh phản chiếu của màu sắc ấy.

- “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”: Văn chương dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến.

Câu 3 [trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

Công dụng của văn chương:

- Gợi tình cảm và lòng vị tha.

- Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

- Làm hay, làm đẹp những điều bình dị trong cuộc sống.

Câu 4 [trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

  1. Văn bản thuộc loại văn nghị luận nghị luận văn chương. Vì nội dung nghị luận thuộc vấn đề văn chương.
  1. Nét đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: Vừa có lí lẽ, cảm xúc, hình ảnh.

Dẫn chứng: Đoạn mở đầu văn bản, đoạn nói về mãnh lực văn chương.

Luyện tập Ý nghĩa văn chương

- “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có”: Đem đến tâm hồn ta những cảm xúc, những tình cảm mới mà ta chưa hề biết. Ví như “Lòng em nhớ đến anh - cả trong mơ còn thức” [Sóng - Xuân Quỳnh], cái cảm xúc nhớ ai đó đến thao thức, đến sâu đậm như vậy đâu hẳn ai cũng từng trải.

- “Luyện tình cảm ta sẵn có”: Làm cho những tình cảm sẵn có trong ta trở nên mãnh liệt, sâu sắc hơn. Đọc Cổng trường mở ra của Lí Lan, ta như nhớ lại cảm xúc khi bỡ ngỡ bước vào cánh cổng trường mới, xa lìa vòng tay quyen thuộc.

.....................................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Ý nghĩa của văn chương ngắn gọn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hay và hữu ích giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức bài học nhanh chóng và dễ dàng, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7 và đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kì môn Ngữ văn 7.

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ[1] thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca[2].

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường[3], song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương[4] là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. […]

Văn chương sẽ là hình dung[5] của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. […]

Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha[6]. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực[7] lạ lùng của văn chương hay sao?

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm[8] và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm[9] và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.

[…] Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân[10] và đồng thời trong tâm linh[11] loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực[12] nào!…

Chú thích:

[1] Thi sĩ: nhà thơ. [2] Thi ca: thơ ca. [3] Hoang đường: không có thật và không thể tin được do có nhiều yếu tố tưởng tượng và phóng đại quá đáng. [4] Văn chương: nghĩa rộng bao gồm cả triết học, chính trị học, sử học, văn học,… Nghĩa hẹp là tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ; nghĩa hẹp nữa là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời văn. Trong văn bản này, thuật ngữ văn chương được dùng theo nghĩa hẹp. [5] Hình dung: ở đây được dùng như là danh từ [chứ không phải động từ] do đó có nghĩa là hình ảnh, bóng hình. [6] Vị tha: vì người khác [vị: vì, tha: khác]. [7] Mãnh lực: sức mạnh ghê gớm về tinh thần. [8] Phù phiếm: viển vông, không thiết thực. [9] Thâm trầm: sâu sắc, kín đáo, không dễ dàng để lộ ra bên ngoài những tình cảm, ý nghĩa của mình. [10] Thi nhân: người làm thơ. Văn nhân: người có học thức, có thể làm văn, làm thơ. [11] Tâm linh: những gì thuộc về tâm hồn, thế giới bên trong của con người và có phần thiêng liêng, huyền bí, không dễ gì cắt nghĩa hết. [12] Bực: bậc hay thứ, xếp theo trình độ cao, thấp, trên, dưới. Nguồn: Hoài Thanh, Bình luận văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998

I. Câu hỏi đọc – hiểu:

Câu 1: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu [chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả] và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

Câu 2: Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

Câu 3: Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý trả lời.

Câu 4: Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

  1. Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?

– Nghị luận chính trị – xã hội;

– Nghị luận văn chương.

  1. Văn nghị luận của Hoài Thanh [qua Ý nghĩa văn chương] có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:

– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;

– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;

– Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn.

II. Luyện tập:

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.

* Soạn bài:

Ý nghĩa văn chương

Câu 1:

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”. Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.

Câu 2:

Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.

Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới.

Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh; con người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng và phương tiện trừng trị kẻ thù.

Câu 3: Theo Hoài Thanh, văn chương có công dụng:

– “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài…, văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”

– Giúp ta có tình cảm, có lòng vị tha: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

– Giúp ta biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên: Có thể nói… là quá đáng.

Câu 4:

  1. Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận văn chương, vì nội dung bàn đến là ý nghĩa, công dụng của văn chương.
  1. Bài văn có nét đặc sắc về nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ đoạn mở đầu, hay đoạn nói về mãnh lực của văn chương.

Ý nghĩa văn chương lớp 7 là gì?

Văn chương là nơi lưu giữa lại dấu vết, lịch sử văn hóa nhân loại. Từ văn chương, con người được dạy cách yêu quý những gì gần gũi thân thương nhất như quê hương, gia đình và làng xóm. Văn chương dạy ta lòng cảm thông sâu sắc tới những người có số phận bất hạnh, những người kém may mắn, lòng vị tha.

Ngôn ngữ của văn chương là gì?

Ngôn ngữ văn chương là sự chắt lọc những tinh túy của ngôn ngữ đời sống xã hội. Xem nhẹ, xa rời yếu tố thẩm mỹ, văn hóa; không chú ý giữ gìn sự tinh tế, trong sáng, chuẩn mực và sự phong phú, sâu sắc của tiếng Việt là nhà văn đang tự hạ thấp vai trò, giá trị của văn chương.

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn "văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người".

Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả là câu nói của ai?

Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Có ý kiến cho rằng: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả. Anh [Chị] hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Chủ Đề