Vận động là gì có mây hình thức vận động

Trường hợp bệnh nhân giảm hoặc mất vận động một bên [như liệt nửa người], vận động bên lành đồng thời tưởng tượng đang vận động cả bên liệt để tạo phản xạ đáp ứng đối bên.

2. Vận động thụ động.

Trường hợp người bệnh mất khả năng tự thực hiện động tác, cần phải nhờ lực tác động trợ giúp hoàn toàn. Vận động thụ động cần thiết để duy trì tầm vận động của khớp, chống teo cơ và cứng khớp. Vận động thụ động có thể là:

– Bằng tay và lực của người khác [kỹ thuật viên hoặc người trợ giúp khác], cố gắng giúp người bệnh thực hiện hết tầm vận động tối đa có thể được.

– Bằng đối lực, tư thế chống mẫu co cơ, các biện pháp kê chèn báo cát, gối đệm…

3. Vận động chủ động

3.1. Vận động chủ độngcó trợ giúp.

Trường hợp người bệnh có khả năng tự vận động được nhưng còn khó khăn và không hết tầm vận động, cần có sự trợ giúp thêm để thực hiện hết động tác cần thiết. Sự trợ giúp có thể là từ KTV và người nhà, dùng chi lành giúp chi liệt, dùng một số dụng cụ trợ giúp như ròng rọc, con lắc, tập vận động dưới nước để giảm bớt trọng lực của chi thể…

3.2. Vận động chủ động hoàn toàn.

Khi bệnh nhân đã tự mình thực hiện được động tác, tuy chưa thực chính xác nhưng cần khuyến khích người bệnh tập vận động chủ động lập đi lập lại nhiều lần theo sự hướng dẫn của KTV. Khi tập vận động chi nên tập ở gốc chi trước, cố gắng tập hết tầm vận động khớp.

3.3. Vận động có trở lực [vận động tăng tiến].

– Khi các động tác vận động chủ động đã khá hơn thì tiến hành tập có trở kháng như nâng một vật, kéo ròng rọc có lực nặng, kéo lò xo…

3.4. Vận động phối hợp động tác.

Là tập các động tác liên hoàn nhau, bao gồm các bài tập vận động trị liệu ở các mức độ khác nhau, có thể tập tay không hoặc sử dụng các dụng cụ như:

+ Ròng rọc: dùng chi lành kéo chi liệt, dùng kéo vật nặng.

+ Thanh song song: để tập đứng, tập đi.

+ Thang gióng thể dục: tập vận động chi trên, chi dưới, cột sống và toàn thân.

+ Xe đạp lực kế: tập vận động chi dưới.

+ Các máy tập đa năng khác.

3.5. Tập vận động dưới nước.

– Lợi dụng lực đẩy Archimède làm trọng lượng cơ thể và chi thể giảm đi tạo điều kiện thuận lợi cho tập vận động dễ dàng hơn.

– Lợi dụng sức cản của nước để tạo lực đề kháng trong luyện tập.

3.6. Tập động tác vận động bù trừ.

Trong một số trường hợp khi khả năng phục hồi không còn, có thể tập phát triển chức năng vận động bù trừ của phần chi thể còn lành để thay thế các động tác lẽ ra là của phần chi thể bị liệt.

3.7. Sử dụng dụng cụ trợ giúp.

Sử dụng các dụng cụ cần thiết giúp việc vận động, sinh hoạt dễ dàng hơn như: nạng, xe lăn, chi giả, nẹp chỉnh hình… Bên cạnh đó cần nghiên cứu cải tiến và sản xuất các dụng cụ sinh hoạt và lao động sao cho phù hợp với người khuyết tật.

4. Hoạt động trị liệu.

Là hình thức cao nhất của vận động nhằm đưa các động tác hữu ích vào phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt như đi lại, ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh đến những hoạt động cao hơn như thể thao, lao động.

[Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !]

Phòng khám Cột sống | 589 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội | Phụ trách chuyên môn: BS Mai Trung Dũng | Bác sĩ chuyên khoa cấp II [Đại học y Hà hội - 2015] |Trưởng Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Quân y 354 |Uỷ viên BCHTW Hội Phục hồi chức năng Việt Nam

Vận động là một phạm trù của triết học Marx-Lenin dùng để chỉ về một phương thức tồn tại của vật chất [cùng với cặp phạm trù không gian và thời gian], đó là sự thay đổi của tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian [hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất] mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi. Thông qua vận động, vật chất mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình.

Ăng ghen, người đã phân tích và phát triển phạm trù vận động

Theo Engels thì vận động phải được hiểu theo nghĩa chung nhất tức là một quá trình bao trùm từ sự thay đổi đơn giản đến thay đổi tư duy.

Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy
— Engels[1][2]

Với tính chất là sự biến đổi nói chung, thì vận động "là thuộc tính cố hữu của vật chất" và "là phương thức tồn tại của vật chất"[3] có nghĩa là vật chất tồn tại bằng vận động [là phương thức của vật chất]. Theo Ph.Ăng-ghen thì: Vật chất mà không vận động là điều không thể quan niệm được. Vận động là sự biến đổi nói chung không phụ thuộc vào tính chất, khuynh hướng hay kết quả của nó. Vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động mà biểu hiện, bộc lộ sự tồn tại của mình.[4]

Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình, khi con người nhận thức được những hình thức vận động của vật chất, qua đó nhận thức được bản thân vật chất. Vận động là sự tự thân vận động của vật chất, được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc vật chất [là thuộc tính cố hữu của vật chất]. Theo Ăng-ghen, vận động của vật chất do tác động qua lại giữa các yếu tố, các bộ phận khác nhau của bản thân sự vật, "sự tác động qua lại đó chính là sự vận động".[5]

Quan niệm về giới tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ bản: Tất cả những gì cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì nay đã trở thành nhất thời, và người ta đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một vòng tuần hoàn vĩnh cửu
— Engels[6]

Dựa trên những thành tựu khoa học của thời đại lúc đang sinh sống, Engels đã phân chia vận động thành 5 hình thức cơ bản [xếp từ đơn giản đến phức tạp]. Đó là:

Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Nhưng các hình thức vận động thấp không có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn. Ví dụ: Trong vận động vật lý thì bao gồm vận động cơ học, trong vận động hóa học thì bao gồm vận động vật lý và trong vận động sinh học bao gồm vận động hóa học và vận động xã hội bao gồm vận động sinh học cũng như tất cả các vật động nêu trên. Tuy nhiên vận động cơ học không thể bao gồm vận động xã hội.

Các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất. Từ vận động cơ học đến vận động xã hội là sự khác nhau về trình độ của sự vận động, những trình độ này tương ứng với trình độ của các kết cấu vật chất. và trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác nhau. Dù vậy, bản thân sự tồn tại của sự vật đó thường đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản.

Chính bằng sự phân loại các hình thức vận động cơ bản, Engels đã góp phần đặt cơ sở cho sự phân loại các khoa học tương ứng với đối tượng nghiên cứu của chúng và chỉ ra cơ sở của khuynh hướng phân ngành và hợp ngành của các khoa học.

Ngoài ra, quá trình vận động còn bao hàm trong nó hiện tượng đứng im. Theo quan điểm của triết học Mác - Lenin thì đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động đó là sự vận động trong trạng thái cân bằng, tức là những tính chất của vật chất chưa có sự biến đổi về cơ bản. Đứng im chỉ là hiện tượng tương đối và tạm thời. Theo Engels thì "mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời"[7]

  • Đứng im là tương đối, vì trước hết hiện tượng đứng im chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định chứ không phải trong mọi quan hệ cùng một lúc.
  • Đứng im chỉ xảy ra với một hình thái vận động trong một lúc nào đó, chứ không phải với mọi hình thức vận động trong cùng một lúc.
  • Đứng im chỉ biểu hiện của một trạng thái vận động, đó là vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối, biểu hiện thành một sự vật nhất định khi nó còn là nó chưa bị phân hóa thành cái khác. Chính nhờ trạng thái ổn định đó mà sự vật thực hiện được sự chuyển hóa tiếp theo.

Đứng im còn được biểu hiện như một quá trình vận động trong phạm vi chất của sự vật còn ổn định, chưa thay đổi. Theo Engels thì "vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng, vậnđộng toàn bộ phá hoại sự cân bằng riêng biệt"[8]

  • Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004
  • Nhập môn Marx, Rius [Eduardo del Rio], người dịch: Nguyễn Hà, hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006
  • Một số vấn đề Triết học Mác – Lenin: Lý luận và thực tiễn [tái bản có bổ sung], Lê Doãn Tá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003
  • Triết học Mác – Lenin [tập II], Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 [xuất bản lần thứ ba]
  • Triết học Mác – Lenin [tập III], Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 [xuất bản lần thứ ba]
  • Triết học Mác – Lenin [tập II], Vụ Công tác Chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 1996

  1. ^ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 519
  2. ^ Ph. Ăng-ghen, Biện chứng của tự nhiên, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1971, trang 2
  3. ^ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 89
  4. ^ Triết học Mác – Lenin, chương trình cao cấp, tập II, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1994, trang 14
  5. ^ Ph.Ăng-ghen: Biện chứng của tự nhiên, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 1971, trang 94
  6. ^ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 471
  7. ^ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 741
  8. ^ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 740

Video liên quan

Chủ Đề