Vệ sinh chuồng trại cần thực hiện như thế nào năm 2024

Vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi là công việc bắt buộc để đảm bảo chuồng trại luôn thoáng mát, sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho vật nuôi phát triển. Vậy quy trình thực hiện như thế nào?

Vệ sinh chuồng trại có thể thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Làm sạch chất thải hữu cơ

Trước khi thực hiện phun rửa chuồng trại cần làm sạch các chất hữu cơ trước khi sử dụng các thuốc sát trùng. Mọi chất bẩn như phân, đất, rơm rạ, tro trấu,…sẽ làm cho thuốc sát trùng mất hết tác dụng hặc tác dụng rất kém nếu không được dọn sạch. Vì vậy, trước khi rửa chuồng bằng nước cần dùng các dụng cụ như xẻng, chổi hay các dụng cụ chuyên dùng để làm sạch các chất hữu cơ, phân bám trên sàn, tường,…

Bước 2: Vệ sinh bằng nước

Sau khi đã dọn sạch phân chuồng, chất thải hữu cơ, tiến hành rửa sạch chuồng nuôi, máng ăn của gia súc, gia cầm bằng nước. Tuy nhiên, quá trình này không đơn giản chỉ dùng bằng vòi nước thông thường mà phải nhờ đến sự giúp sức của máy rửa xe áp lực cao. Bởi đây là một trong những thiết bị phun rửa đem lại hiệu quả làm sạch cao.

Nhờ áp lực nước mạnh mẽ và công suất lớn, lưu lượng nước lớn mới có thể xịt rửa được những vị trí bám bẩn chặt trên bề mặt lâu ngày và cả những vị trí khó vệ sinh như khe, góc,…

Bước 3: Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy

Dùng xà phòng, thuốc tẩy rửa để phun, ngâm, dội rửa nên và các dụng cụ chăn nuôi. Nếu khử trùng bằng nước vôi, người dùng nên sử dụng nước vôi 30%. Sau đó để những hóa chất tẩy rửa này trong 3-5 phút và dùng máy rửa xe vệ sinh lại toàn bộ một lần nữa.

Bước 4: Sát trùng bằng thuốc sát trùng

Sử dụng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp, pha loãng theo công thức khuyến cáo của nhà sản xuất. Sử dụng nguồn nước sạch, có độ PH trung tính để pha loãng thuốc khử trùng. Đặc biệt, không sử dụng nước cứng [nước đá vôi] để pha loãng thuốc. Bởi nước cứng sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Nhiệt độ ở điều kiện trung bình, không quá nóng hay quá lạnh.

Các lưu ý khi vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi

– Cần vệ sinh sạch sẽ tất cả phân và chất thải hữu cơ có trong chuồng vật nuôi. Bởi phân chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh, mầm bệnh như Salmonella – một trong những mầm bệnh gây ra bệnh tiêu chảy ở người và một số bệnh khác liên quan đến xương khớp, máu,…

– Chỉ dùng các loại thuốc sát trùng khi đã vệ sinh sạch bề mặt chuồng trại và dụng cụ,…

– Những dụng cụ vệ sinh chuồng trại nên để tại kho các vi sinh vật phát triển kém ở những môi trường khô.

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trên đây về cách vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có nhu cầu mua sản phẩm máy rửa xe chính hãng các bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng Maydochuyendung.com tại địa chỉ:

Nuôi gà cũng như nuôi heo, khâu vệ sinh chuồng trại cần phải được chăm lo hàng đầu để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của vật nuôi lẫn nhân viên trong trại. Mục đích của việc chăm lo vệ sinh chuồng trại nuôi gà là để phòng ngừa mọi thứ dịch bệnh do vị trùng, siêu vi trùng và ký sinh trùng gây ra khiến gà bị bệnh, bị chết hàng loạt gây hao tốn thuốc men, công lao chăm sóc.

Vì vậy, các trang trại chăn nuôi gà cần có kế hoạch vệ sinh chuồng hàng ngày, hàng tháng.

1. Những việc vệ sinh chuồng trại nuôi gà cần làm hàng ngày.

Mở cửa ra cho nắng ấm vào chuồng. Mỗi sáng, nên mở tất cả cánh của chuồng trại để đón ánh nắng ban mai rọi vào khắp chuồng giúp không khí trong chuồng được ấm áp, và nhờ đó tiêu diệt được các loại vi trùng, ký sinh trùng ẩn náu trong các góc kẹt của chuồng gà, dưới lớp lông vũ của gà [trừ trường hợp sáng đó trời mưa hoặc chuyển mưa].

Vệ sinh máng ăn, máng uống cho gà. Các loại máng đựng thức ăn, nước uống cho gà là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, vì vậy cần phải được cọ rửa hàng ngày và được khử trùng thường xuyên.

Vệ sinh máng ăn thường xuyên.

Thay máng phân. Chuồng nuôi gà con, gà giò và cả gà đẻ trứng đều có máng chứa phân. Sau một ngày máng nào cũng đầy phân dơ bẩn nên cần được lấy ra cọ rửa cho sạch sẽ rồi mới đặt vào chỗ cũ dùng tiếp. Để hợp vệ sinh hơn, mỗi chuồng nên sắm hai máng phân: máng dùng hôm qua đã được cọ rửa sạch sẽ và phơi nắng sát trùng sẽ dùng cho hôm nay. Còn cái máng bẩn hôm nay sẽ được làm vệ sinh sạch dành dùng cho ngày mai.

Quét dọn thức ăn vương vãi. Gà có thói quen khi ăn thường dùng mỏ quẹt qua quẹt lại vào thành máng, mục đích là cố tìm thức ăn khoái khẩu để ăn trước nên thức ăn mới bị văng tung toé ra ngoài. Ít con gà nào chịu khó nhặt nhạnh từng hột rơi hột rụng đó, nên ta cần phải năng quét dọn cho sạch sẽ. Nếu cứ để vương vãi như vậy, lũ kiến gián sẽ nhanh chóng đánh hơi kéo đến … càng gây hại cho sức khoẻ của gà.

Quét dọn chuồng trại. Những lối đi trong chuồng gà và hành lang chung quanh khu vực chuồng gà cần phải được quét dọn sạch sẽ luôn. Có như vậy mới ngăn ngừa được những mầm mống bệnh tật từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi …

2. Những việc cần làm hàng tháng.

Có nhiều việc không đòi hỏi bạn phải vệ sinh chuồng trại nuôi gà hàng ngày mà hàng tuần hay hàng tháng mới làm một lần như:

Tẩy uế các dụng cụ trong chuồng trại. Những dụng cụ trong chuồng trại nuôi gà như cuốc xẻng, xe rùa, thau sồ, thúng rổ, chổi … cần được tẩy uế sau mỗi lần sử dụng mới hợp vệ sinh. Thế nhưng, thường thì ta chỉ rửa qua loa cho sạch đất cát mà thôi, sau đó khi cần lại lấy ra dùng tiếp. Như vậy chưa đủ, chúng ta cần sát trùng dụng cụ bằng dung dịch diệt khuẩn như Arusan, vừa tiêu diệt được vi khuẩn gây hại nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe vật nuôi.

Khử mùi hôi. Chuồng gà nếu làm đúng kỹ thuật, lúc nào cũng được thông thoáng mát mẻ và giữ gìn vệ sinh tốt thì mùi hôi thối cũng không đến nỗi quá nồng nặc, khó ngửi.

Mùi hôi thối không những gây khó chịu cho người mà còn có hại đến sức khoẻ của loài gà, vì gà rất mẫn cảm với mùi xú khí này, dễ bị bệnh đường hô hấp.

Ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập. Một cách giữ gìn vệ sinh chuồng trại nuôi gà tránh được mầm bệnh xâm nhập chính là khử trùng chuồng trại định kì hàng tháng. Ngoài cũng nên khử trùng những người có phận sự quét dọn, cho gà ăn uống trước khi vào chuồng gà. Một trong những dung dịch diệt khuẩn được các trang trại sử dụng rộng rãi hiện nay chính là Arusan, dung dịch diệt khuẩn tự nhiên, rất an toàn cho người sử dụng.

Khử trùng chuồng gà. Bên cạnh việc vệ sinh chuồng trại thì vấn đề khử trùng để tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi cũng phải được thực hiện thường xuyên. Vì vậy, việc lựa chọn dung dịch diệt khuẩn đóng vai trò rất quan trọng, ngoài tính năng: diệt khuẩn nhanh [tức thời], phổ kháng khuẩn đủ rộng để tiêu diệt tất cả các loại mầm bệnh gồm vi trùng gram dương, gram âm, vi trùng sinh bào tử, bào tử vi trùng, các virus có vỏ bọc, các virus không có vỏ bọc, các loại nấm mốc và nguyên sinh động vật, có hoạt tính tốt trong điều kiện môi trường có chất hữu cơ.

Phun khử trùng chuồng trại định kì.

Thuốc khử trùng phải an toàn tuyệt đối cho gia súc, không gây độc hại hoặc kích ứng đường hô hấp, từ đó có thể khử trùng chuồng trại định kỳ khi gia súc, gia cầm đang sinh sống, hoặc khử trùng mầm bệnh lúc đang có dịch xảy ra bằng cách phun xịt trực tiếp lên chuồng trại và đàn gia súc, nhằm ngăn chặn mầm bệnh lây.

Kinh nghiệm gần đây cho thấy sử dụng thuốc khử trùng an toàn phun xịt chuồng trại có gia súc đang sống giúp hạn chế ổ dịch, hạn chế sự lây lan bệnh trong đàn, hỗ trợ rất tốt cho các biện pháp điều trị, từ đó giảm thấp tử số, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong điều trị.

Tính năng vượt trội của Arusan

Dung dịch diệt khuẩn Arusan – Ngăn ngừa dịch bệnh cho vật nuôi bằng phương pháp tự nhiên đến từ Châu Âu. Cách sử dụng Arusan trong khử trùng chuồng trại:

  • Sát trùng định kỳ chuồng trại chăn nuôi: Pha loãng theo tỉ lệ 1:400 [2,5 ml/lít nước]. Định kỳ 10 -15 ngày/lần.
  • Tiêu độc hố sát trùng, xác động vật: pha loãng 1:100 [10 ml/lít nước].
  • Sát trùng xe chở gia súc, nhà giết mổ gia súc, nhà vắt sữa, lò ấp trứng: pha loãng 1:500 [2 ml/lít nước].
  • Khử trùng trứng trước khi ấp [nhúng trứng]: pha loãng 1:1.000 [1 ml/lít nước].
  • Khử trùng nước uống cho vật nuôi: pha loãng 1:2.000 [0,5 ml/lít nước]. Tẩy trùng thiết bị: 1:500 [2 ml/lít nước]. Rửa sạch dụng cụ, sau đó dùng thuốc đã pha loãng phun, xịt hoặc ngâm dụng cụ.

Vệ sinh khu vực chuồng trại có mục đích gì?

Sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi giúp tăng hiệu quả chăn nuôi, phát triển bền vững, hạn chế bệnh dịch. Vệ sinh cũng giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.5 thg 6, 2019nullNguyên tắc, quy trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn ...baonamdinh.vn › channel › nguyen-tac-quy-trinh-ve-sinh-sat-trung-chuon...null

Vệ sinh chuồng nuôi có tác dụng gì?

Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi giúp hạn chế mầm bệnh trong môi trường gây hại tới vật nuôi. Định kỳ vệ sinh môi trường nuôi sẽ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.nullHướng dẫn vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôimoitruongquangphuc.com › huong-dan-ve-sinh-chuong-trai-va-dung-cu-c...null

Khử trùng chuồng trại bằng gì?

Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi. Lưu ý: thời hạn dùng thuốc và thời hạn dùng dung dịch thuốc sát trùng đã pha loãng. Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.nullNGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH VỆ SINH, SÁT TRÙNG CHUỒNG TRẠI ...www.anovafeed.vn › Kiến thức chăn nuôi › Chăn nuôi cùng chuyên gianull

Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi là gì?

Do đó việc vệ sinh, phun khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi được xem là biện pháp hữu hiệu để tiêu diệt mầm bệnh lưu trữ, phát tán trong môi trường, cắt đứt được vòng truyền lây nhiễm mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi, hạn chế dịch bệnh bùng phát và lây lan trên diện rộng.nullVệ sinh, tiêu độc, khử trùng: Giải pháp phòng bệnh hiệu quảhpntuyenquang.org.vn › tin-tuc › kinh-te › ve-sinh-tieu-doc-khu-trung-giả...null

Chủ Đề