Ví dụ về câu ghép có quan hệ từ

Tiếng Việt được cho là một loại ngôn ngữ khó bởi ngữ pháp phức tạp và cách dùng từ có nhiều sự ứng dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Tiếng Việt được cấu tạo từ bảng chữ cái Latin, có sự biến tấu để phù hợp với người Việt và là ngôn ngữ chính của người Việt Nam. Tiếng Việt nằm trong chương trình đào tạo từ cấp tiểu học để học sinh Việt Nam biết viết, biết cách sử dụng tiếng Việt.

Ngữ pháp tiếng Việt rất đa dạng từ các loại câu, dấu đến cách sử dụng. Trong đó phải kể đến câu ghép. Vậy câu ghép là gì, sử dụng câu ghép như thế nào sẽ được TBT Việt Nam hướng dẫn trong bài viết này.

>>> Tham khảo: Từ láy là Gì? Cách Phân Biệt Từ Láy Và Từ Ghép?

Câu ghép là gì?

Câu ghép là câu do được ghép lại từ nhiều vế [từ hai vế trở lên], mỗi một vế câu sẽ có đủ cấu trúc của câu tức là có một cụm chủ ngữ – vị ngữ, câu ghép thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý với nhau cũng như thể hiện mối quan hệ với các câu khác trong một đoạn hay một bài văn.

Câu ghép do các câu ghép lại với nhau nên cần phải có sự liên kết một cách hợp lý. Theo chương trình đào tạo tiếng Việt, các vế của câu ghép được nối với nhau bởi 03 cách:

– Sử dụng từ ngữ có tác dụng nối.

– Nối trực tiếp [sử dụng sử dụng các dấu: hai chấm, chấm phẩy và dấu phẩy].

– Nối bằng quan hệ từ.

+ Quan hệ từ: và, nhưng, hoặc, hay, thì…

+ Cặp quan hệ từ: vì – nên, nếu – thì, tuy – nhưng…

Câu ghép thường có các mối quan hệ giữa các vế câu: quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ điều kiện – tương phản, quan hệ tăng tiến và quan hệ tương phản.

Câu phép có các loại như sau:

– Câu ghép đẳng lập

– Câu ghép chính phụ

– Câu ghép hô ứng

– Câu ghép chuỗi

– Câu ghép hỗn hợp.

>>> Tham khảo: Trung thu tiếng Anh là gì?

Ví dụ về câu ghép

Quý vị có thể hình dung rõ hơn về câu ghép thông qua ví dụ sau đây:

Ba đi làm và đưa em đi học.

Vế thứ nhất: câu “Ba đi làm” thì “ba” là chủ ngữ, “đi làm” là vị ngữ.

Vế thứ hai: câu “em đi học” thì “em” là chủ ngữ, “đi học” là vị ngữ.

Câu ghép trên được nối lại với nhau bằng quan hệ từ “và”.

– Ví dụ câu ghép được nối trực tiếp: Mọi thứ xung quanh tôi có nhiều sự khác biệt: hôm nay tôi trở thành sinh viên.

– Ví dụ câu ghép thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả: Do dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp nên nhà nước cần có nhiều biện pháp đối phó.

– Ví dụ câu ghép thể hiện mối quan hệ điều kiện – kết quả: Nếu mọi người nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật thì xã hội sẽ phát triển hơn.

– Ví dụ câu ghép thể hiện mối quan hệ tương phản: Tuy pháp luật có nhiều biện pháp mạnh nhưng vẫn có nhiều cá nhân vi phạm quy định của luật giao thông.

– Ví dụ câu ghép thể hiện mối quan hệ tăng tiến: Không những công ty ký được nhiều hợp đồng mới mà còn được khách hàng tin tưởng tuyệt đối.

– Ví dụ câu ghép sử dụng cặp từ hô ứng:  Trời càng về trưa nắng càng rực rỡ.

>>> Tham khảo: Chè Tiếng Anh là gì? Tên gọi các loại chè khác tiếng Anh là gì?

Soạn bài câu ghép như thế nào?

Soạn bài là cách thức chuẩn bị trước nội dung bài học. Đối với giáo viên, việc soạn bài sẽ là chuẩn bị những kiến thức để truyền lại cho học trò, những cách thức giảng dạy, các phần bài tập để luyện tập áp dụng kiến thức cho học sinh và đề ra mục đích cần đạt được trong tiết dạy.

Ví dụ giáo án của giáo viên về câu ghép sẽ bao gồm các nội dung:

– Định nghĩa câu ghép

– Cấu trúc của câu ghép

– Các loại câu ghép

– Phân loại các mối quan hệ trong câu ghép

– Đưa ra ví dụ câu ghép, phân tích cụ thể ví dụ

– Yêu cầu học sinh đặt một câu ghép bất kỳ và phân tích các vế

– Đưa ra các bài tập về việc đặt các câu ghép theo yêu cầu về ngữ cảnh, câu ghép với từ nối, các cặp từ nối…; đưa ra các từ nối yêu cầu học sinh xác định các vế câu, xác định loại câu ghép…

– Yêu cầu: Học sinh hiểu câu ghép là gì, xác định được câu ghép và đặt được câu ghép theo yêu cầu của giáo viên.

Còn đối với học sinh, soạn bài là yêu cầu của giáo viên với học sinh về việc chuẩn bị trước bài học ở nhà nhằm giúp cho việc tiếp thu bài giảng trên lớp một cách dễ dàng, đầy đủ và nhanh chóng hơn.

Soạn bài của học sinh là việc học sinh sẽ đọc trước, thực hiện làm theo các yêu cầu trong sách giáo khoa theo cách hiểu của mình trước khi đến lớp.

Ví dụ: Nội dung trong sách giáo khoa ngữ văn hoặc sách bài tập sẽ có những bài tập dạng: đưa ra một đoạn văn và yêu cầu học sinh thực hiện theo các yêu cầu:

– Tìm câu ghép trong đoạn văn

– Phân tích câu ghép trong đoạn văn

– Xác định câu ghép thuộc loại gì?

– Mối quan hệ giữa các vế câu.

Ngoài ra, bài tập về câu ghép còn có các dạng như: điền từ nối, cặp quan hệ từ phù hợp với câu cho sẵn, viết đoạn văn có sử dụng câu ghép với khoảng 7 -9 câu.

Câu ghép lớp 8 như thế nào?

Trong chương trình đào tạo phổ thông cho học sinh, những kiến thức về câu ghép được giảng dạy từ cấp tiểu học đến cấp trung học cơ sở.

Nếu như ở tiểu học, học sinh bắt đầu làm quen, biết câu ghép là gì mà học cách đặt những câu ghép theo yêu cầu của giáo viên thì ở cấp lớn hơn, học sinh sẽ tìm hiểu câu ghép ở mức độ cao hơn, thể hiện ở việc:

– Học sinh sẽ được tìm hiểu về các đặc điểm của câu ghép.

– Học cách nhận biết câu ghép trong các bài văn, đoạn văn trong chương trình học.

– Phân tích từng vế của câu ghép, xác định câu ghép được liên kết với nhau qua hình thức nào.

– Học cách sử dụng câu ghép trong ngữ cảnh hợp lý.

Ví dụ câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ là câu được ghép bằng các từ nối, các cặp quan hệ từ và vế phụ sẽ bổ sung ý nghĩa cho vế chính. Vì thế câu ghép chính phụ còn được gọi là câu ghép bổ sung.

Ví dụ câu ghép chính phụ:

Vì tôi cố gắng học tập nên cuối kỳ tôi đạt học sinh giỏi.

>>> Tham khảo: Pretzel là gì? Pretzel là gì trong tiếng Anh?

Câu ghép là gì ? Câu ghép khác với câu đơn những điểm nào ? Làm sao để hiểu rõ câu ghép và phân biệt được với câu đơn ? Cùng chúng tôi khám phá câu trả lời dưới bài viết này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Câu cảm thán là gì ?
  • Câu đơn là gì ?

      Câu ghép là gì ?

– Câu ghép là câu có nhiều vế ghép lại với nhau. Mỗi vế câu đều có cấu tạo giống câu đơn [ có đủ chủ ngữ, vị ngữ] và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

[ Hiểu đơn giản là – Câu ghép là câu có 2 cụm chủ vị trở nên không bao gồm nhau tạo thành ]

– Không thể tách mỗi cụm chữ ngữ – vị ngữ trong câu ghép thành 1 câu đơn vì mỗi vế câu ghép đều có ý nghĩa quan hệ chặt chẽ với những vế câu khác. Tách mỗi vế trong câu ghép thành 1 câu đơn sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa.

        Cách để nối các vế trong một câu ghép

    1. Nối bằng từ ngữ nối [ hay nối trực tiếp ]

– Cách nối trực tiếp trong câu ghép là cách nối không sử dụng từ nối hay các cặp từ hô ứng.

– Ví dụ minh họa:

+] Trời tối, các cô bác đang dọn hàng để về.

+] Hôm nay tôi đi học, em trai tôi được nghỉ.

    2. Nối trực tiếp chứ không dùng từ ngữ nối.

– Trong trường hợp này thì giữa các vế câu phải dùng dấu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc là dấu hai chấm.

– Ví dụ minh họa:

Cảnh tượng xung quanh tôi giống như đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học

    3. Nối các vế trong câu bằng quan hệ từ

– Giữa các vế trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Nếu muốn biểu thị những quan hệ đó, chúng ta có thể sử dụng các quan hệ từ để nối vế câu với nhau.

– Một số quan hệ từ:

+ Quan hệ từ: nhưng, và, rồi, thì, hay, hoặc, …

+ Các cặp quan hệ từ: vì … nên [cho nên] … ; do … nên [cho nên] …; tại … nên … [cho nên]… ; bởi … nên [cho nên] …; chẳng những … mà còn …; nhờ … mà …; nếu … thì …; hễ .. thì …; tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … ; không chỉ … mà còn …; để … thì …

– Ví dụ minh họa:

+] Vì Quân dậy sớm nên anh ấy không bị trễ giờ.

+] Tuy anh ấy không giành được giải quán quân nhưng anh ấy đã để lại một phần thi ấn tượng.

     Tác dụng của câu ghép

– Câu ghép giúp chúng ta sẽ tránh được tình trạng bị hụt ý. Đồng thời nó nêu rõ ràng, trọn vẹn ý nghĩa câu bạn cần diễn đạt.

– Trong quá trình nói chuyện, đôi khi có những ý dài nếu sử dụng câu đơn thì sẽ khiến cho nội dung trở nên dàn trải và câu nói thiếu sự cô đọng, tinh tế.

==> Trong lúc này, áp dụng câu ghép sẽ giúp bạn tóm gọn vấn đề, nhất là những vấn đề có mối liên quan với nhau về ý nghĩa. Từ đó giúp người nghe dễ hiểu và mang tới hiệu quả giao tiếp tốt.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn sớm gặp lại bạn trên những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé !

Video liên quan

Chủ Đề