Vì sao các ngân hàng tăng lãi suất

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

Trước tình hình lạm phát gia tăng trên toàn cầu, các chuyên gia kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chính sách điều hành tiền tệ linh hoạt để ứng phó với áp lực lãi suất trong thời gian tới.

Cuộc đua lãi suất của các ngân hàng

Nhiều quốc gia trên thế giới đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Trong khi đó, tại Việt Nam, lãi suất huy động có xu hướng tăng, còn lãi suất cho vay vẫn được duy trì ở mức ổn định.

Trước tình hình lạm phát gia tăng trên toàn cầu, các chuyên gia kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chính sách điều hành tiền tệ linh hoạt để ứng phó với áp lực lãi suất trong thời gian tới.

Kể từ đầu năm, nhiều ngân hàng thương mại đã tiến hành tăng lãi suất tiền gửi. Trong nửa đầu năm, lãi suất huy động của các ngân hàng có xu hướng tăng với mức 0,5-1 điểm %, chủ yếu ở các kỳ hạn từ 6-12 tháng.

Từ đầu năm, nhiều ngân hàng thương mại đã tiến hành tăng lãi suất tiền gửi. [Ảnh minh họa]

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, Công ty chứng khoán VNDIRECT, cho biết: "Nhóm các ngân hàng cổ phần nhà nước, ở các kỳ hạn ngắn, lãi suất vẫn ở mức dưới 4%. Trong khi các kỳ hạn dài hơn, lãi suất vẫn ở dưới mức 6%. Tuy nhiên, với nhóm các ngân hàng thương mại tư nhân, rõ ràng có một cuộc đua lãi suất khi một số ngân hàng thậm chí đẩy lãi suất kỳ hạn dài lên trên 7%, cao nhất hiện nay là 7,6%".

Lãi suất cho vay sẽ được duy trì ổn định trong nửa cuối năm nay?

Các chuyên gia phân tích rằng, việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng một phần là để hút nguồn tiền gửi nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng cao cho phục hồi kinh tế. Tính đến hết tháng 6, tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng 9,35%, trong khi đó lượng tiền gửi trong nửa đầu năm chỉ tăng hơn 4%.

Bà Trần Thị Khánh Hiền cho biết thêm: "Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh khi số lượng thành lập doanh nghiệp mới cũng như số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã đưa ra kế hoạch mở rộng sản xuất, mở rộng nhà máy cũng như tăng chuỗi bán lẻ hàng hóa".

Việc tăng lãi suất huy động cũng được cho rằng phù hợp với xu hướng toàn cầu. Bởi hiện tại, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, có đến 75 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất để ứng phó với gia tăng lạm phát chóng mặt. Dù vậy, Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện để tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, qua đó có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay.

Theo các chuyên gia dự báo lãi suất cho vay sẽ được duy trì ổn định trong nửa cuối năm nay, còn lãi suất huy động được kỳ vọng sẽ tăng nhẹ vào cuối năm để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.

Ở góc nhìn chuyên gia độc lập, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh trước đó cho biết, trong thời gian Covid-19 bùng phát, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp có sự sụt giảm. Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước cũng có yêu cầu các ngân hàng hỗ trợ giảm lãi vay để từ đó hỗ trợ doanh nghiệp.

Vì cắt giảm đầu ra nên các nhà băng cũng đã phải đi kèm với cắt giảm đầu vào. Điều này đã làm cho một bộ phận vốn tương đối lớn tìm đến một kênh sinh lời hấp dẫn hơn. Cụ thể, dòng vốn đã chảy vào thị trường chứng khoán và bất động sản. Hai ngành nghề này cũng vì thế mà nóng lên thời gian qua. Lượng tiền gửi vào các ngân hàng theo đó mà cũng giảm đi rất mạnh.

Cuối năm 2021 đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm ở khu vực ngân hàng chỉ bằng 1 nửa so với tốc độ tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế và nó vẫn duy trì đà giảm. Ngay từ cuối năm ngoái đã có rất nhiều ngân hàng nhỏ tăng lãi suất huy động. Đến đầu năm nay, hầu hết các ngân hàng đều tăng lãi suất huy động tiết kiệm để tăng nguồn vốn phục vụ cho quá trình tăng trưởng tín dụng.

"Tín dụng từ đầu năm đến nay đã tăng trưởng rất mạnh, hơn 6%. Nếu không tăng lãi suất huy động thì các ngân hàng không thể có nguồn vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh của xã hội.Việc tăng lãi suất tiết kiệm gần như là điều bắt buộc với hệ thống ngân hàng Câu chuyện các ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm là điều đương nhiên", ông Thịnh cho hay.

Bùi Hằng

Cụ thể, thống kê của chúng tôi cho thấy 4 ngân hàng là VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank đều đã tăng lãi suất, có cả kỳ hạn dài lẫn kỳ hạn ngắn, có ngân hàng tăng lãi suất đến 3 lần chỉ trong chưa đầy 2 tháng. Hiện lãi suất kỳ hạn 1 – 2 tháng của các ngân hàng này đã tới 4,4 – 4,5%/năm, thay vì mức 4,1% duy trì một thời gian dài từ tháng 8 trở về trước; kỳ hạn 3 tháng tăng từ 4,6% lên 4,8%/năm; kỳ hạn 6 tháng tăng từ 5,3% lên 5,5%/năm. Ở kỳ hạn dài lãi suất hiện là 6,6% – 6,9%/năm và mức cao nhất đang là 7%/năm.

Sự biến động tăng lên của lãi suất huy động ở các ngân hàng lớn đã đẩy mặt bằng lãi suất huy động lên cao, với lãi suất của nhóm Big 4 thậm chí đã cao hơn ở nhiều ngân hàng tư nhân khác. Chẳng hạn tiền gửi kỳ hạn ngắn thì đang cao hơn LienVietPostBank trong khi kỳ hạn dài thì đang xếp trên cả những cái tên như ACB, Eximbank, MB hay Techcombank…

Câu hỏi đặt ra là, vậy vì sao các ngân hàng lớn lại gấp gáp tăng lãi suất đến như vậy? Liệu động thái này có làm kim chỉ nam cho các ngân hàng nhỏ khác hành động theo? Mặt bằng lãi suất cho vay liệu có bị tác động?…Xoay quanh những vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Bùi Quang Tín- chuyên gia tài chính ngân hàng.

PV: Thưa ông, vì sao các ngân hàng lớn lại khá “bạo tay” trong các đợt tăng lãi suất gần đây?

TS. Bùi Quang Tín: Thông thường các ngân hàng lớn sẽ có phản ứng chậm hơn các ngân hàng nhỏ và có thời gian dài hơn trong mỗi đợt tăng lãi suất. Tuy nhiên lần này họ lại có động thái ngược lại, và tôi cho rằng xuất phát từ 2 nguyên nhân.

Thứ nhất là thể hiện việc dự báo xu hướng thị trường của các ngân hàng. Trong điều kiện hiện nay, nhiều tổ chức dự báo lạm phát bị áp lực lớn trong thời điểm cuối năm 2018 và đặc biệt là 2019, xuất phát từ những ảnh hưởng của thuế bảo vệ môi trường, giá xăng dầu tăng, những hạn chế về bảo hộ của nhà nước với giá cả thị trường…

Thứ hai là cuộc chiến thương mại thế giới ngày càng căng thẳng. Với việc Trung Quốc đang xuất siêu lớn sang Mỹ thì họ không thể nào sử dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan khác mà họ sẽ phải sử dụng chính sách tiền tệ để đối phó. Khi cuộc chiến tăng lên, Trung Quốc sẽ chịu áp lực phá giá đồng Nhân dân tệ, qua đó làm áp lực lên các đồng tiền khác, bao gồm cả VNĐ cũng chịu ảnh hưởng [vừa qua Trung Quốc phá giá khoảng 10% thì đã làm các đồng tiền khác giảm theo 2-5%].

Ngoài ra, để kiềm chế đà tăng của tỷ giá thì Ngân hàng Nhà nước [NHNN] sẽ phải bán dự trữ ngoại hối – vốn không phải là nguồn vô hạn. Do đó một trong các cách thức có thể được sử dụng là đẩy lãi suất lên để nâng giá trị tiền đồng và qua đó hạn chế áp lực lên tỷ giá.

PV: Liệu việc tăng lãi suất như vậy có phản ánh gì về thanh khoản của hệ thống ngân hàng không thưa ông?

TS. Bùi Quang Tín: Lãi suất qua đêm hiện chỉ quanh mức 3%. Nếu lãi suất mà trên 4% như hồi tháng 8 tháng 9 thì mới đáng lưu ý. Tôi cho rằng thanh khoản tiền đồng vẫn ổn định và chưa khiến các ngân hàng lớn phải nhập cuộc. Lý do họ tăng lãi suất vẫn chỉ là đứng trước các dự báo về tác động trong nước và thế giới như đã phân tích ở trên.

PV: Thông thường các ngân hàng lớn đã có lợi thế hơn về mạng lưới, uy tín khi huy động vốn, liệu việc tăng lãi suất như vậy có khiến các ngân hàng nhỏ phải nhập cuộc tăng theo không thưa ông?

TS. Bùi Quang Tín: Chắc chắn rồi. Chính sách lãi suất của các ngân hàng thương mại lớn vẫn luôn là kim chỉ nam cho các ngân hàng thương mại nhỏ. Tôi quan sát thấy các ngân hàng nhỏ cũng đã lên các phương án để tăng lãi suất, họ chỉ chờ các ngân hàng lớn đi để bước theo.

PV: Vậy ông dự báo thế nào về xu hướng lãi suất thời gian tới?

TS. Bùi Quang Tín: Với những rủi ro của thị trường thế giới cũng như áp lực lạm phát trong nước, tình hình tỷ giá cùng khả năng can thiệp của NHNN… thì tôi cho rằng việc lãi suất đi lên là khá rõ ràng.

PV: Gần đây một số tổ chức dự báo rằng, với các áp lực hiện tại, NHNN có thể phải nâng lãi suất điều hành trong quý 1/2019, còn ông đánh giá thế nào?

TS. Bùi Quang Tín: NHNN có nhiều công cụ điều hành chính sách tiền tệ, ví dụ thời gian qua có dùng lãi suất liên ngân hàng để kiềm tỷ giá. Tuy nhiên với nhiều công cụ trong tay, NHNN sẽ khéo léo, cẩn trọng lựa chọn một công cụ tối ưu nhất.

Nhưng tôi cho rằng nếu dùng lãi suất điều hành để can thiệp thị trường như một số tổ chức dự báo thì quá rủi ro, sẽ làm tác động tiêu cực đến thị trường. Tôi khẳng định lại rằng, việc các ngân hàng lớn tăng lãi suất là do dự báo của bản thân họ chứ không thể hiện việc đoán định hay xu hướng hành động của NHNN.

PV: Lãi suất huy động tăng thì theo ông lãi suất cho vay có tăng theo? Kỳ vọng kéo giảm lãi suất cho vay của Chính phủ liệu có thực hiện được?

TS. Bùi Quang Tín: Với hạn mức tín dụng 17% hiện nay, nhiều ngân hàng đã bị gần như kín “room” cho đến thời điểm này nên họ sẽ siết lại việc cho vay, bên cạnh việc chi phí đầu vào là lãi suất huy động tăng lên nên sẽ có tác động ít nhiều.

Ngoài ra, các chi phí hoạt động khác cũng tăng lên như các ngân hàng phải cải tổ hệ thống công nghệ thông tin, tăng lương để giữ nhân tài…làm nên áp lực cộng gộp lên lãi suất cho vay. Tôi đánh giá các áp lực này với lãi suất cho vay thậm chí còn lớn hơn cả lãi suất huy động.

Ít nhất trong quý 4/2018 và quý 1/2019 tôi cho rằng thách thức để giảm được lãi suất cho vay là vô cùng khó.

PV: Với lãi suất hiện nay, ông có khuyến cáo gì với người dân trong việc lựa chọn kỳ hạn khi gửi tiền?

TS. Bùi Quang Tín: Hiện nay các ngân hàng thương mại đang đẩy tăng lãi suất kỳ hạn dài bởi chính sách siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của NHNN, do đó rõ ràng người dân gửi tiền kỳ hạn dài sẽ có lợi hơn kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên xét độ rủi ro của thị trường thì nên chọn kỳ hạn dưới 12 tháng là tối ưu.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Nguồn: Trí thức trẻ

Video liên quan

Chủ Đề