Vì sao dương tính giả covid

Tại sao lại có dương tính giả trong xét nghiệm COVID -19?

[ĐCSVN] - Bạn Hoàng Anh hỏi: Vừa qua tôi đã bị cách ly tại nhà do tiếp xúc với F0. Trong thời gian cách ly tôi tường xuyên tự thực hiện test nhanh. Tuy nhiên kết quả sau mỗi lần test thường không đồng nhất. Có thể buổi sáng cho kết quả âm tính nhưng đến chiều lại cho kết quả dương tính. Hoặc test nhanh âm tính nhưng kết quả PCR lại dương. Vậy tôi muốn biết nguyên nhân do đâu xảy ra hiện tượng như trên?.
Cách đọc kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19. Ảnh TL

Trả lời:

Để lý giải cho hiện tượng trên TS. BS Lê Thanh Hà - Bệnh viện Nhi đồng 1 đã chia sẻ, một người thực hiện xét nghiệm hai lần ở hai thời điểm khác nhau cho kết quả không đồng nhất có thể do ảnh hưởng một hay nhiều yếu tố.

Các yếu tố này bao gồm: vị trí lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu bệnh phẩm, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu, người bệnh có triệu chứng hay không triệu chứng và nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng đến độ nhạy [khả năng cho kết quả dương tính trong số những người mắc bệnh] của xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19.

Theo kết quả nghiên cứu, yếu tố thời gian từ lúc khởi phát đến khi lấy mẫu có ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm. Thời gian này dưới hoặc bằng 7 ngày thì độ nhạy là 86,2% [81,8-89,7] trong khi trên 7 ngày là 70,8% [60,7-79,2]. Ngoài ra, nếu vào thời điểm lấy mẫu người bệnh có triệu chứng thì khả năng test dương tính cũng cao hơn so với không triệu chứng [80,1% vs 54,8%].

Ngoài ra, Nồng độ virus trong bệnh phẩm cũng là yếu tố quyết định khả năng dương tính của xét nghiệm. Cụ thể nếu CT ≤ 25 thì độ nhạy là 96,4% [94,3-97,7] trong khi CT ≤ 30 độ nhạy là 89,5% [85,3-92,5]. Tuy nhiên, nếu CT>30 thì độ nhạy giảm còn 18,7% [12,9-26,3].

Hay đơn cử đối với yếu tố vị trí lấy mẫu, khi đưa que lấy mẫu vô trùng vào thẳng phía sau một bên mũi [không hướng lên trên], dọc theo sàn mũi tới khoang mũi hầu sẽ có khả năng phát hiện tác nhân gây bệnh cao hơn các vị trí khác.

Hơn nữa, nếu khoảng cách giữa hai lần lấy mẫu gần nhau và cùng lấy một vị trí [một bên mũi] thì khả năng xét nghiệm dương tính cũng giảm do lượng mẫu bệnh phẩm lần 2 đã giảm.

Các yếu tố trên đều có thể là một trong những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến kết quả xét nghiệm COVID-19 "lúc âm, lúc dương" điều này có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực nhất là tâm lý hoang mang ở người bệnh.

"Có nhiều trường hợp test nhanh thì dương nhưng mua loại test khác lại thấy âm, xét nghiệm PCR cũng cho kết quả âm tính. Khi đó việc khẳng định test đầu tiên cho kết quả sai là không chính xác vì đầu tăm bông lấy mẫu lần sau không có virus chứ không chắc lần 1 sai. Ngay cả xét nghiệm PCR cũng có khi nơi này dương, nơi khác âm [nhất là dương với CT cao] vì đầu tăm bông của que quẹt lấy 2 lần khác nhau". BS. Trương Hữu Khanh cũng từng chia sẻ.

Do vậy, dù kết quả xét nghiệm thế nào thì cũng cần lắng nghe cơ thể, để ý đến sức khỏe của bản thân, nên tiêm phòng vaccine COVID-19 đầy đủ và thực hiện tốt 5K kể cả khi xét nghiệm cho kết quả âm hoặc dương tính. Đó là cách để bảo vệ chính bản thân và những người xung quanh./.

Ban Bạn đọc - Cộng tác viên

Tại sao có vạch mờ xuất hiện sau khung thời gian đọc kết quả?

Bác sĩ Hudson Peacock nhấn mạnh đây chỉ là quan điểm của riêng ông. Nếu vạch “dương tính” hiện lên rất mờ sau khung thời gian đọc kết quả, thì nguyên nhân rất có thể là đã có một số thứ gây nhiễu kết quả, ví dụ như thức ăn hoặc đồ uống...

Hoặc cũng có thể mức độ vi rút chỉ ở mức cực kỳ thấp. Trong trường hợp này, tốt nhất là làm lại test nhanh một lần nữa.

- Lý giải từ chuyên gia về tình trạng kết quả xét nghiệm COVID-19 “lúc âm, lúc dương” được nhiều người quan tâm.

Chia sẻ cùng phóng viênBáo Sức khỏe & Đời sống, chị N.T.V.A [ở Phú Nhuận, TP.HCM] là trường hợpF0đã được cách ly, điều trị tại nhà cho biết: Trong thời gian điều trị COVID-19 tại nhà chị thường xuyên tự thực hiện test nhanh, có trường hợp buổi sáng cho kết quả âm tính nhưng buổi chiều khi test lại thì lại cho kết quả dương tính. Hoặc kết quảtest nhanhâm nhưng PCR lại dương.

Giải đáp cho trường hợp chị V.A cũng như nhiều trường hợp thắc mắc khác về những nguyên nhân khiến kết quảxét nghiệm nhanh kháng nguyêntrên cùng một người "lúc âm, lúc dương",TS. BS Lê Nguyễn Thanh Nhàn - Bệnh viện Nhi đồng 1đã chia sẻ, một người thực hiện xét nghiệm hai lần ở hai thời điểm khác nhau cho kết quả không đồng nhất có thể do ảnh hưởng một hay nhiều yếu tố.

Các yếu tố này bao gồm: vị trí lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu bệnh phẩm, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu, người bệnh có triệu chứng hay không triệu chứng và nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng đến độ nhạy [khả năng cho kết quả dương tính trong số những người mắc bệnh] của xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19.

Cách đọc kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19.

Đơn cử đối với yếu tố vị trí lấy mẫu, khi đưa que lấu mẫu vô trùng vào thẳng phía sau một bên mũi [không hướng lên trên], dọc theo sàn mũi tới khoang mũi hầu sẽ có khả năng phát hiện tác nhân gây bệnh cao hơn các vị trí khác.

Yếu tố thời gian từ lúc khởi phát đến khi lấy mẫu có ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm. Theo kết quả nghiên cứu, thời gian này dưới hoặc bằng 7 ngày thì độ nhạy là 86,2% [81,8-89,7] trong khi trên 7 ngày là 70,8% [60,7-79,2]. Ngoài ra, nếu vào thời điểm lấy mẫu người bệnh có triệu chứng thì khả năng test dương tính cũng cao hơn so với không triệu chứng [80,1% vs 54,8%].

Nồng độ virus trong bệnh phẩm cũng là yếu tố quyết định khả năngdương tínhcủa xét nghiệm. Cụ thể nếu CT ≤ 25 thì độ nhạy là 96,4% [94,3-97,7] trong khi CT ≤ 30 độ nhạy là 89,5% [85,3-92,5]. Tuy nhiên, nếu CT>30 thì độ nhạy giảm còn 18,7% [12,9-26,3].

Ngoài các yếu tố trên, nếu khoảng cách giữa hai lần lấy mẫu gần nhau và cùng lấy một vị trí [một bên mũi] thì khả năng xét nghiệm dương tính cũng giảm do lượng mẫu bệnh phẩm lần 2 đã giảm.

Thao tác lấy mẫu là một trong những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Liên quan vấn đề kết quả xét nghiệm "lúc dương, lúc âm", BS. Trương Hữu Khanh cũng từng chia sẻ: "Có nhiều trường hợp test nhanh thì dương nhưng mua loại test khác lại thấy âm, xét nghiệm PCR cũng cho kết quả âm tính. Khi đó việc khẳng định test đầu tiên cho kết quả sai là không chính xác vì đầu tăm bông lấy mẫu lần sau không có virus chứ không chắc lần 1 sai. Ngay cả xét nghiệm PCR cũng có khi nơi này dương, nơi khác âm [nhất là dương với CT cao] vì đầu tăm bông của que quẹt lấy 2 lần khác nhau".

Trong làn sóng dịchCOVID-19, xét nghiệm nhanh kháng nguyên hay xét nghiệm RT-PCR đã không còn là vấn đề xa lạ với nhiều người, nhiều địa phương đã triển khai hướng dẫn người dân tự thực hiện xét nghiệm test nhanh tại nhà, nhiều trường hợp người dân tự đến các đơn vị cung cấp dịch vụ xét nghiệm để tự thực hiện xét nghiệm… Có nhiều nguyên nhân có thể khiến kết quả xét nghiệm COVID-19 "lúc âm, lúc dương" điều này có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực nhất là tâm lý hoang mang ở người bệnh.

Các chuyên gia khuyến cáo, dù kết quả xét nghiệm là âm hay dương cũng cần lắng nghe cơ thể, lắng nghe sức khỏe của bản thân, cầntiêm vaccine phòng COVID-19, tuân thủ thực hiện 5K kể cả kết quả xét nghiệm âm tính hay dương tính để bảo vệ những người xung quanh./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Nước ngọt khiến xét nghiệm Covid-19 cho kết quả dương tính giả

"Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò", thanh thiếu niên luôn tìm những cách gian dối để trốn học, và mánh khoé mới nhất là dùng nước ngọt để tạo kết quả dương tính giả trên xét nghiệm que thử Covid-19 nhanh [LFT - lateral flow test].

[Các video về chiêu thức này đã được phát tán trên mạng xã hội TikTok từ tháng 12/2020, và một trường học ở Liverpool, Anh, gần đây đã viết thư cho các phụ huynh để cảnh báo về chuyện này.]

Tế bào bí ẩn gây tranh cãi cứu sống 10 triệu người

Covid-19: Tại sao tiêm vaccine cho người già khó hơn?

Quảng cáo

Covid-19: Đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm bệnh, làm lây bệnh

Vậy bằng cách nào mà các loại nước hoa quả, nước ngọt có ga, và những đứa trẻ ranh ma đó đã lừa được kết quả xét nghiệm, và liệu có cách nào để phân biệt giữa kết quả dương tính giả và thật hay không?

Tôi thử tìm hiểu vụ này.

Đầu tiên, tôi đã nghĩ cách tốt nhất là kiểm tra xem thử tuyên bố này có đúng không, thế nên tôi đã mở các chai cola và nước ép cam, sau đó nhỏ vài giọt trực tiếp lên hai que thử LFT.

Quả là vài phút sau, hai vạch màu hiện lên trên mỗi que thử, được cho là chỉ dấu cho thấy có sự hiện diện của virus gây Covid-19.

Trước tiên, chúng ta cần hiểu cơ chế hoạt động của kỹ thuật xét nghiệm này. Nếu mở tung bộ thử LFT ra, bạn sẽ thấy bên trong có một dải vật liệu giống như giấy, gọi là nitrocellulose, và một miếng đệm nhỏ màu đỏ, nằm ẩn bên trong vỏ nhựa dưới vạch T.

Được hấp thụ trên miếng đỏ này là các kháng thể bám vào virus Covid-19.

Đồng thời, một nhóm kháng thể truy bắt Covid-19 khác cũng bám vào các hạt nano vàng [gold nanoparticles] [những vi phân tử vàng nhưng thực chất lại hiện màu đỏ], giúp chúng ta nhìn thấy vị trí của các nhóm kháng thể trên que thử.

Khi làm xét nghiệm, ta trộn dịch thể lấy được với dung dịch đệm để đảm bảo mẫu xét nghiệm luôn nằm ở độ pH tối ưu, trước khi nhúng chạm vào bộ thử.

Sau khi nhúng chạm, hỗn hợp mẫu xét nghiệm này sẽ di chuyển dọc theo dải giấy nitrocellulose theo lực mao dẫn, rồi gặp các nhóm hạt nano vàng và kháng thể.

Nếu có virus hiện diện, các kháng thể sẽ bám vào virus.

Phía cuối dải giấy thử, gần vạch T [viết tắt của Test - xét nghiệm], có nhiều kháng thể bám virus hơn.

Nhưng những kháng thể này lại không được tự do di chuyển - chúng dính chặt trên dải nitrocellulose.

Do nhóm kháng thể hạt nano vàng di chuyển vượt qua được nhóm kháng thể nằm cố định, chúng cũng sẽ bám vào các virus, nếu có.

Lúc này, virus sẽ bị phát hiện bởi cả hai nhóm kháng thể - và kết hợp các kháng thể hạt nano vàng với kháng thể cố định ở vạch T trên thiết bị sẽ cho ra kết quả dương tính.

Các kháng thể hạt nano vàng mà chưa bám vào virus sẽ tiếp tục di chuyển và gặp nhóm kháng thể thứ ba, không được thiết kế để phát hiện Covid-19, và nằm ở vạch C [viết tắt của Control - kiểm soát].

Nó giữ những kháng thể nano vàng còn sót lại, mà không cần có sự hiện diện của virus. Vạch C này là để bằng chứng hiển thị xét nghiệm đã hoàn thành.

Nguồn hình ảnh, Mark Lorch

Chụp lại hình ảnh,

Nồng độ acid của nhiều loại nước ngọt và nước trái cây có thể dẫn tới kết quả dương tính giả trên xét nghiệm que thử Covid-19 nhanh LFT nhưng vẫn là âm tính với xét nghiệm PCR [xét nghiệm sinh học phân tử]

Vậy làm thế nào mà nước ngọt có thể khiến vạch T hiện lên màu đỏ [đồng nghĩa với kết quả dương tính]?

Đại dịch Covid-19 khiến thói hay quên trở nên trầm trọng hơn?

Tại sao khó tìm ra thuốc chữa trị virus corona?

Lý do khiến một số người không bao giờ mắc Covid-19

Một khả năng là những thức uống này có chứa một chất gì đó mà các kháng thể nhận diện được và bám vào, giống như cách mà chúng bám vào virus.

Thế nhưng khả năng này không khả thi cho lắm. Lý do mà các kháng thể được sử dụng trong những loại xét nghiệm nhanh như này là vì chúng rất kén chọn với những thứ mà chúng sẽ bám vào.

Có hàng đống những thứ trong mũi và nước bọt, ví dụ như những protein khác, virus khác, vụn thức ăn li ti trong miệng bạn, được thu thập bởi que bông xét nghiệm khi bạn lấy ra từ mũi và họng, và các nhóm kháng thể hoàn toàn không hề để tâm đến chúng.

Vậy nên không thể nào có chuyện các nhóm kháng thể này lại dễ dàng phản ứng với thành phần của nước ngọt.

Một giải thích khác hợp lý hơn, đó là một chất nào đó trong các thức uống này làm ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của kháng thể.

Hàng loạt các loại thức uống khác nhau, từ nước trái cây cho tới nước ngọt có gas, đã được sử dụng để đánh lừa xét nghiệm này, và chúng đều có một đặc điểm chung là có tính acid cao.

Axit citric trong nước cam, axit photphoric trong nước ngọt và axit malic trong nước ép táo cho ra nồng độ pH của các loại thức uống này là khoảng từ 2.5 đến 4. Đây là những điều kiện khá khắc nghiệt cho kháng thể, một loại protein chủ yếu hoạt động trong máu, với độ pH gần như trung tính khoảng 7.4.

Duy trì độ pH lý tưởng cho các kháng thể là chìa khoá để đảm bảo độ chính xác của xét nghiệm LFT, và đó là nhiệm vụ của dung dịch đệm có sẵn trong bộ xét nghiệm, thứ mà bạn dùng để trộn với mẫu xét nghiệm.

Vai trò chủ chốt của dung dịch đệm đã được chứng minh là nếu bạn trộn nước ngọt với dung dịch này - như đã được minh chứng trong lần bóc mẽ tuyên bố của một chính trị gia người Áo rằng xét nghiệm trên diện rộng là tốn công vô ích, mất thì giờ - thì các xét nghiệm LFT sẽ cho ra kết quả chính xác như mong đợi: âm tính với Covid-19.

Thế nên nếu không có dung dịch đệm, thì các kháng thể trong mẫu xét nghiệm sẽ phơi nhiễm hoàn toàn trước nồng độ pH mang tính axit cao của các thức uống. Và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc và chức năng của chúng.

Các kháng thể là những dạng protein, được cấu tạo bởi các axit amin gắn liền với nhau để tạo ra các chuỗi thẳng và dài.

Các chuỗi này sẽ gấp lại thành những cấu trúc nhất định khác.

Ngay cả một biến đổi nhỏ trong cấu trúc protein cũng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của chúng. Các cấu trúc này được duy trì bởi một hệ thống của hàng trăm nghìn các phản ứng tương tác giữa những phần khác nhau của protein. Ví dụ, các phần mang điện tích âm của protein sẽ bị hút bởi các phần khác mang điện tích dương.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều trường học ở Anh sử dụng xét nghiệm nhanh LFT thường xuyên để kiểm tra xem liệu học sinh có nhiễm Covid-19 không

Tuy nhiên, trong môi trường axit, các protein trở nên tăng điện tích dương. Và hậu quả là, những phản ứng để duy trì cấu trúc protein bị phá vỡ. Khi cấu trúc mỏng manh của protein bị ảnh hưởng thì nó không thể hoạt động chính xác được. Trong trường hợp của xét nghiệm LFT, độ nhạy của kháng thể với virus Covid-19 đã bị mất đi.

Vậy rất có thể bạn sẽ nghĩ là thế thì đáng ra những loại thức uống có tính axit này phải cho ra kết quả không xác định mới phải?

Vấn đề là những protein đã bị biến tính là những tên quái vật khó chiều. Toàn bộ những phản ứng đã được thiết kế hoàn hảo để lẽ ra sẽ duy trì cấu trúc protein với nhau nay trở thành vô gia cư, lang thang khắp nơi để tìm chỗ có tạo phản ứng mới.

Một giải thích hợp lý cho trường hợp xét nghiệm LFT là những kháng thể cố định ở vạch T sẽ bám trực tiếp vào các kháng thể hạt nano vàng khi chúng di chuyển qua, cho ra một kết quả dương tính Covid-19 giả khi thử bằng thức uống có tính axit.

Vậy liệu có cách nào để phát hiện ra kết quả dương tính giả không?

Các kháng thể [giống như hầu hết các protein] có khả năng tái tạo lại cấu trúc và phục hồi chức năng khi chúng được đưa trở lại vào điều kiện môi trường tối ưu [trong trường hợp này là độ pH trung tính khoảng 7.4 như môi trường máu].

Cho nên tôi thử rửa sạch một que xét nghiệm đã được rỏ giọt nước ngọt trộn dung dịch đệm, và kết quả là nhóm kháng thể cố định trên vạch T tái chiếm được khả năng hoạt động bình thường, giải phóng nhóm kháng thể hạt nano vàng và cho ra kết quả đúng, là âm tính thật sự.

Các bạn trẻ, tôi phải công nhận là các bạn rất tinh khôn, thế nhưng bây giờ tôi đã giải mã ra mánh khoẻ của các bạn rồi.

Tôi khuyên các bạn nên sử dụng trí thông minh của mình để tạo ra một thí nghiệm và kiểm tra giả thuyết của tôi.

Sau đó, chúng ta có thể công bố kết quả thí nghiệm của các bạn lên một tạp chí được bình duyệt, có phải hơn không?

Mark Lorch là giáo sư hóa và môn truyền thông khoa học tại Đại học Hull, Anh Quốc.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Tìm kháng nguyên SARS-CoV-2, những điều cần biết

31.08.2021 02:16|
43.159

Hiện nay, Bộ Y tế công nhận xét nghiệm RT-PCR và test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 là 2 phương pháp thực hiện để chẩn đoán COVID-19. Trong bài viết này, TS.BS.Lê Thanh Hải - Giám đốc Bệnh viện Phổi Huế chia sẻ cùng bạn đọc về 2 phương pháp trên.

Xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 có tác dụng gì?

Theo TS.BS. Lê Thanh Hải, trong khi xét nghiệm RT-PCR được coi là "tiêu chuẩn vàng" và là phương pháp tối ưu nhất để chẩn đoán COVID-19, thì test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cũng có vai trò hết sức quan trọng trong công tác tầm soát sàng lọc. Có thể so sánh hai loại xét nghiệm như sau:

Test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2

Test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 cho kết quả trong 15-30 phút.

- Phát hiện ca nhiễm SARS-CoV-2 trong tầm soát.

- Độ nhạy phát hiện ca bệnh kém hơn RT-PCR, không sử dụng khẳng định chẩn đoán. Tỷ lệ cho kết quả "âm tính giả" cao.

- Kết quả âm tính không được sử dụng làm tiêu chí kết thúc cách ly.

Xét nghiệm RT-PCR

- Giúp khẳng định chẩn đoán COVID-19.

- Độ nhạy và độ đặc hiệu cao lên đến 95%.

- Kết quả âm tính được sử dụng làm tiêu chí kết thúc cách ly.

Khi nào cần sử dụng?

Cũng theo TS.Hải, các xét nghiệm cần được sử dụng trong từng trường hợp cụ thể.

Test nhanh kháng nguyên, sử dụng với các trường hợp:

- Tiếp xúc gần [F1] với ca nhiễm COVID-19 nhưng chưa được xét nghiệm RT-PCR trong thời gian ngắn. Với người F2, F3, tự cách ly tại nhà, người dân sống trong vùng dịch đã được cách ly.

- Sử dụng để tầm soát người đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện; người từ vùng dịch về,; người thường xuyên di chuyển giữa các tỉnh, người lao động trong môi trường đông đúc, kín gió...

Test nhanh phù hợp sử dụng để khoanh vùng, sàng lọc ca nghi nhiễm trên diện rộng.

Xét nghiệm RT-PCR được sử dụng trong các trường hợp:

- Người nghi nhiễm SARS-CoV-2; người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19.

- Những người nhập cảnh từ các nước có dịch, theo dõi kết quả PCR bệnh nhân COVID-19 trong quá trình điều trị…

Ưu - nhược điểm của 2 phương pháp xét nghiệm là gì?

TS. Hải cho hay: Test nhanh kháng nguyên có thể dễ dàng thực hiện, có thể làm ngay ở các điểm lấy mẫu cộng đồng, nhiều người thực hiện được phương pháp này. Lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, dịch họng, nước bọt hoặc các loại mẫu bệnh phẩm theo đề nghị của nhà sản xuất. Kết quả nhanh chỉ sau 15-30 phút và chi phí rẻ hơn xét nghiệm PCR.

Nếu kết quả là dương tính, người xét nghiệm nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu. Tuy nhiên, vẫn có khả năng kết quả xét nghiệm là dương tính giả.

Nếu kết quả âm tính: người xét nghiệm không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ âm tính là không chính xác. Tùy trường hợp, cần thực hiện cách ly ngay và lấy mẫu làm PCR để khẳng định.

Với xét nghiệm RT-PCR thì yêu cầu thiết bị, cơ sở xét nghiệm cao và cán bộ được đào tạo bài bản. Cán bộ xét nghiệm sẽ lấy dịch mũi họng, tỵ hầu hoặc dịch phế quản để làm xét nghiệm và sau 4-6 giờ có kết quả.

Nếu kết quả dương tính, thì người xét nghiệm được xác định đang nhiễm virus SARS-CoV-2 và có khả năng lây truyền virus cho người khác.

Nếu là âm tính, người xét nghiệm được xác định không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm.

Tại sao có trường hợp test nhanh tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính giả?

Trên thưc tế có trường hợp test nhanh tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính, nhưng PCR lại là âm tính, thì theo TS.Hải, cần rà soát các khía cạnh sau để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch giữa 2 kết quả xét nghiệm:

- Chất lượng loại test: Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại test nhanh tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 được mua bán không rõ nguồn gốc, chưa được Bộ Y tế thẩm định và công nhận chất lượng.

- Bảo quản test: Nếu test đạt chất lượng, cần tìm hiểu vấn đề về hạn dùng, bảo quản vận chuyển, chất lượng hiện tại của các test nhanh tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 khi đưa vào sử dụng có còn đảm bảo không?

- Kỹ thuật: Quy trình, thao tác của người lấy mẫu hầu họng có đúng kỹ thuật không? Vận chuyển mẫu xét nghiệm có đúng quy định không? Kết quả test nhanh phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ nơi xét nghiệm.

Thu Hà [SK&ĐS]

Share with friends

Bài liên quan

Người đang dùng thuốc, hãy cẩn trọng với rượu [29.01.2022 10:26]
Trẻ em ít có nguy cơ nhiễm COVID-19 nghiêm trọng, vì sao vẫn cần tiêm vắc xin? [26.01.2022 10:28]
5 điều cần biết về vắc xin COVID-19 tăng cường [21.01.2022 11:54]
Liều tăng cường có thể chống lại biến thể Omicron? [16.01.2022 11:08]
Cảnh báo mới nhất của Bộ Y tế khi dùng thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir [11.01.2022 09:45]
Omicron ít gây tổn thương phổi hơn, nhưng không được chủ quan [10.01.2022 05:54]
WHO công bố thêm thông tin về biến thể Omicron [04.01.2022 09:45]
Các nhà khoa học lý giải nguyên nhân người đã tiêm vắc xin vẫn mắc COVID-19? [04.01.2022 09:42]
Sự thực về vắc xin COVID-19 ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản [01.01.2022 10:27]
Vắc xin COVID-19 vẫn là 'tấm khiên' hiệu quả phòng ngừa SARS-CoV-2 [29.12.2021 05:33]
Các loại vắc xin hiện tại vẫn đủ hiệu quả để chấm dứt đại dịch [24.12.2021 07:09]
Tủ thuốc gia đình mùa dịch cần chuẩn bị những gì? [22.12.2021 02:07]
Kết hợp thuốc và chỉnh sửa gen, liệu pháp mới chống lại ung thư gan [19.12.2021 09:57]
Gói thuốc điều trị F0 tại nhà: cần dùng đúng cách [12.12.2021 05:37]
Mũi vắc xin tăng cường ‘vô hiệu hóa’ biến thể Omicron [09.12.2021 04:11]
Nguy cơ tử vong do COVID-19 tăng 14 lần nếu không tiêm vắc xin [06.12.2021 07:16]
Cảnh báo nguy cơ tăng huyết áp từ một số thuốc thông dụng [04.12.2021 10:55]
WHO cập nhật thông tin ban đầu về biến thể omicron [29.11.2021 11:36]
Dữ liệu thực tế cho thấy liều vắc xin COVID-19 thứ 3 giúp tăng cường khả năng bảo vệ [23.11.2021 10:36]
Kháng kháng sinh, mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu [22.11.2021 11:37]
12345678910

TTO - Vậy, phương pháp xét nghiệm nhanh là gì? Ông Hoàng Văn Đức - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế - giải thích:

  • TP.HCM: người về từ Đà Nẵng được phân làm 2 nhóm để xét nghiệm COVID-19
  • Đà Nẵng cần xét nghiệm 20.000 mẫu/ngày, chỉ đáp ứng một nửa
  • Xét nghiệm gộp: Tiết kiệm nhưng sẽ tốn thời gian nếu phát hiện dương tính

Nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế lấy mẫu máu xét nghiệm nhanh COVID-19 - Ảnh: H.ĐỨC

- Việc sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh COVID-19 giúp phát hiện nhanh những trường hợp nghi ngờ, giúp cơ sở y tế dễ dàng kiểm soát và có phương án phòng dịch kịp thời. Kết quả này không mang ý nghĩa khẳng định mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính là mẫu mắc COVID-19 bởi để khẳng định thì cần phải qua nhiều lần xét nghiệm bằng phương pháp PCR [xét nghiệm ARN].

Thông thường, khi virus xâm nhập, cơ thể sẽ tạo ra một loại kháng thể để kháng lại con virus này. Phương pháp xét nghiệm nhanh bằng cách lấy mẫu máu để phân tích xem trong cơ thể người được lấy mẫu có kháng thể chống lại COVID-19 hay không. Nếu kết quả dương tính, người này sẽ được cách ly để tiếp tục lấy mẫu hầu họng đưa đi xét nghiệm bằng phương pháp PCR.

* Vì sao có người xét nghiệm nhanh lần đầu cho kết quả âm tính nhưng vẫn bị cách ly tập trung?

- Hiện nay chúng tôi cho triển khai xét nghiệm nhanh với những người đi từ vùng dịch về hay tiếp xúc với người bị bệnh. Có những trường hợp xét nghiệm nhanh lần đầu cho kết quả âm tính nhưng chúng tôi vẫn cho cách ly tập trung bởi có thể có virus mới xâm nhập, cơ thể người bệnh chưa sinh ra kháng thể nên cho kết quả âm tính. Sau 14 ngày, nếu kết quả xét nghiệm lại cho âm tính, chúng tôi mới cho phép rời khu cách ly.

Ông Hoàng Văn Đức - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế

* Tại sao trường hợp của một nữ sinh viên ở Huế cho kết quả xét nghiệm nhanh 3 lần dương tính nhưng sau khi xét nghiệm bằng PCR lại cho kết quả 2 lần âm tính, thưa ông?

- Xét nghiệm nhanh là phương pháp tìm kháng thể nên có thể trước đó người được xét nghiệm đã từng nhiễm một loại virus nào đó khiến cơ thể sinh ra kháng thể khá tương đồng với kháng thể chống COVID-19. Chính vì vậy đã cho kết quả dương tính [trường hợp này gọi là dương tính giả]. Tuy nhiên tỉ lệ này rất thấp. Vì vậy xét nghiệm nhanh chỉ là phương pháp phân loại người có nguy cơ nhiễm chứ không phải khẳng định.

Độ chính xác của kỹ thuật xét nghiệm nhanh còn phụ thuộc nhiều yếu tố như chất lượng mẫu bệnh phẩm và kỹ thuật của xét nghiệm viên. Vậy nên dù có thông tin kết quả xét nghiệm nhanh COVID-19 cho dương tính mọi người cũng đừng hoang mang bởi vì còn phải qua nhiều khâu xét nghiệm khẳng định tiếp sau đó nữa.

Thừa Thiên Huế chưa ghi nhận ca nào nhiễm COVID-19. Nhưng dư luận đã lo lắng trước những thông tin có nhiều ca xét nghiệm nhanh COVID-19 cho kết quả dương tính. Trong khi đó, Quảng Nam đã yêu cầu ngưng xét nghiệm nhanh vì phương pháp này không phù hợp với thực tế dịch bệnh địa phương.

Thừa Thiên Huế: thêm một hệ thống máy xét nghiệm PCR

Theo ông Hoàng Văn Đức, toàn tỉnh có 23 đội phản ứng nhanh, túc trực 24/24 giờ để thực hiện việc lấy mẫu, khử khuẩn, truy vết các F... trên địa bàn. Trung tâm cũng đã triển khai kỹ thuật xét nghiệm nhanh cho các trung tâm y tế, bệnh viện.

Trung tâm vừa được một doanh nghiệp trên địa bàn cho mượn một hệ thống máy xét nghiệm PCR nhằm "chia lửa" với Bệnh viện Trung ương Huế trong việc xét nghiệm COVID-19.

Quảng Nam ngưng test nhanh

Ngày 4-8, Sở Y tế Quảng Nam có công văn gửi ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các địa phương và cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về việc không sử dụng test nhanh phát hiện COVID-19 trong cộng đồng.

Theo ông Mai Văn Mười - phó giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, căn cứ kết luận của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trong buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam ngày 3-8, việc triển khai test nhanh tìm kháng thể với virus corona trong sàng lọc phát hiện COVID-19 chưa phù hợp với thực tế dịch bệnh ở tỉnh này, do kết quả xét nghiệm có trường hợp âm tính giả, dương tính giả.

Trước đó ngày 3-8, Sở Y tế Hà Nội cũng báo cáo các quận huyện đã test nhanh COVID-19 cho 70.689 trường hợp, ghi nhận 12 trường hợp dương tính qua test nhanh, sau đó xét nghiệm khẳng định bằng kỹ thuật PCR, cả 12 trường hợp đều âm tính.

Hà Nội: người từ Đà Nẵng về từ ngày 15-7 phải được xét nghiệm PCR thêm cho chắc

TTO - Chiều 5-8, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu xét nghiệm khẳng định bằng kỹ thuật PCR với tất cả người về từ Đà Nẵng từ ngày 15-7 đến nay dù đã được test nhanh COVID-19 trước đó.

Video liên quan

Chủ Đề