Vì sao giáo viên bỏ nghề

Trách nhiệm về thông tin

Vietnammoi.vn tổng hợp nguyên văn thông tin từ một số cơ quan thông tấn, báo chí trong nước theo quy định. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin ngay sau khi nhận thấy các thông tin gốc có thay đổi; đồng thời tuân thủ các quy định hiện hành về trách nhiệm phản hồi, đính chính, cải chính... Đề nghị người dùng tham khảo thông tin gốc đồng thời dẫn nguồn chính xác theo cơ quan báo chí phát hành thông tin trong trường hợp trích dẫn một phần hoặc nguyên bản các thông tin do Vietnammoi.vn tổng hợp. Người dùng tự chịu trách nhiệm, bao gồm nhưng không giới hạn trách nhiệm về bản quyền, trong trường hợp này.

BBT: Mọi sự thay đổi điều có thể dẫn tới sự thanh trừ, khi sự hội nhập và thích nghi không đạt được hiệu quả thực sự, trong kinh tế, trong kỹ thuật, và đương nhiên, trong giáo dục. Bước tiến của giáo dục trong những năm tới sẽ là một bước tiến mang tính đột phá cao, khi mà hàng ngàn hàng vạn các phương pháp mới được du nhập xuyên biên giới, được nghiên cứu và được thử nghiệm. Bước chuyển lớn này không chỉ mang lại áp lực cho các cơ quan đầu não, khi phải chọn lọc và áp dụng những biện pháp phù hợp, mà còn là một nỗi lo lớn trong việc học tập, cập nhật kiến thức về những phương pháp mới của những giáo viên – người trực tiếp tìm hiểu, tiếp thu và truyền đạt một cách hiệu quả tới những học sinh của mình.

Liệu những áp lực này có dẫn tới một hệ lụy về việc giáo viên dần từ bỏ nghề dạy học? Cùng FLC tìm hiểu câu chuyện phía sau qua chia sẻ của tác giả Kay Bisaillon, cũng là một giáo viên với câu chuyện thực tế của mình nhé!

————

Bạn tôi là một giáo viên tuyệt vời.

Bạn tôi là một giáo viên tuyệt vời, người sẵn sàng từ bỏ công việc mà cô ấy yêu thích trong 20 năm. Vài năm trước đây, cô được vinh danh là một trong những nhà giáo ưu tú nhất của khu vực. Cô quan tâm sâu sắc đến học sinh của mình. Những học sinh này xuất thân từ những vùng có điều kiện sống nghèo nàn nhất ở tiểu bang cô đang sinh sống. Nhiều học sinh trong số này đến trường hàng ngày vì sự ổn định và kiên cố mà bạn tôi mang đến cho cuộc sống của chúng. Cô ấy đi sớm về muộn, thậm chí còn mang cả tá công việc về nhà làm mỗi tối. Nhưng tại sao giáo viên lại dần từ bỏ công việc của mình?

Chà, thật là một câu hỏi phức tạp.

Cô chuẩn bị kỹ lưỡng các bài giảng của mình với cách dạy và tương tác đầy hấp dẫn với học sinh. Cô là một trong những giáo viên có phương pháp giảng dạy thông qua bảng tương tác và học sinh cũng cảm thấy thích thú với cách dạy này; chúng sử dụng bảng tương tác một cách đầy tích cực. Cô ấy khai thác bài học một cách thực tế và đầy ý nghĩa, đồng thời cũng trao quyền học tập trong lớp học của mình.

Vậy vấn đề ở đây là gì? Tại sao lại sẵn sàng từ bỏ công việc của mình như vậy? Vấn đề là bạn tôi đang tiến gần đến bước ngoặt trong sự nghiệp giảng dạy. Cô ấy đã sẵn sàng cho việc nghỉ dạy hoàn toàn. Bạn tôi đã mệt mỏi vì phải cố gắng quá nhiều, không cách này thì cách khác, và cảm thấy như mình thực sự thất bại rồi. Cô ấy đang mất niềm tin vào việc mình đang tạo ra và có thể sẽ tạo ra những mới lạ và khác biệt trong sự nghiệp giảng dạy của bản thân.

Cô ấy không có thời gian thay đổi phương pháp dạy học theo phong cách giảng dạy mới nhất

Bạn tôi gần đây bị nhắc nhở vì đặt một câu hỏi cho cả lớp và mời một học sinh trả lời. Ban giám hiệu cho rằng cô không nên làm như vậy nữa; thay vào đó, cô phải “đặt câu hỏi và cho phép học sinh thảo luận với nhau về câu trả lời.” Cô nói rằng mình đã áp dụng cách tiếp cận mới này và nhận thấy nó mang lại giá trị cao. Cô cũng giải thích phong cách đặt câu hỏi và mời một học sinh trả lời trước đây là phong cách dạy học cô đã sử dụng trong nhiều năm nhưng đang cố gắng dừng hẳn nó.

Ban giám hiệu yêu cầu bạn tôi “đừng thử nữa, nhưng hãy làm đi …”, tôi truyền đạt lại yêu cầu này có phần lịch sự và nhã nhặn hơn một chút rồi đấy. Tại sao giáo viên giỏi lại bỏ việc? Những gì tôi thấy được từ bạn mình là tất cả dấu hiệu nhận biết của một vấn đề lớn hơn. Tôi và bạn tôi đều đồng ý rằng phương pháp tiếp cận mới có rất nhiều thứ để cung cấp cho học sinh. Liệu có hợp lý không khi mong đợi một giáo viên có thể chuyển đổi hoàn toàn sang phong cách dạy học mới trong vòng vài tuần đầu năm học? Hay bạn tôi thực sự không có đủ thời gian để thích nghi với phong cách mới này?

Cô ấy đã rời khỏi cuộc họp với cảm giác cấp trên nghĩ cô không đủ năng lực và không còn dành cho cô sự tôn trọng cần có. Cô ấy đầu tắt mặt tối với công việc nhà lẫn công việc trường

Bạn tôi rời khỏi nhà lúc 7 giờ sáng mỗi ngày. Cô dạy đến 3 giờ và ở lại trường để làm các thủ tục giấy tờ, dọn dẹp và chuẩn bị cho buổi dạy hôm sau đến tận 5 giờ rưỡi-6 giờ chiều. Cô ấy cũng thường dành ra vài giờ để chấm điểm và soạn giáo án vào mỗi tối. Nếu tính luôn cả những công việc lặt vặt trên đường về, chuẩn bị bữa tối và dọn dẹp nhà cửa, thì một ngày là quá dài và vất vả đối với một người. Cô ấy cảm thấy như thể đang mất dần vị trí trong gia đình mỗi ngày và cố gắng bù đắp vào những ngày tiếp theo. Và đó mãi là một vòng luẩn quẩn.

Cô ấy nỗ lực tìm hiểu từng phần mềm giảng dạy mới vừa được giới thiệu trong nhà trường.

Năm nay, bạn tôi có nhiều phần mềm giảng dạy mới cần tìm hiểu như phần mềm điểm số, phần mềm soạn giáo án trực tuyến và một loạt các bài đọc hướng dẫn. Cô ấy thừa nhận vẫn còn thiếu tự tin trong khả năng sử dụng công nghệ kỹ thuật của mình dù đã cố gắng rất nhiều. Bạn tôi tham dự mọi buổi học cung cấp thông tin sử dụng các phần mềm dù là bắt buộc hay tự nguyện. Cô cũng dành những ngày cuối tuần để đọc và xem các video hướng dẫn. Cô học hỏi từ đồng nghiệp và cố tỏ ra thoải mái nhất có thể với những quy trình mới này. Bạn tôi vẫn đang học tất cả mọi thứ, nhưng cô ấy cần có thời gian và sự kiên nhẫn… và thậm chí là nhiều thời gian hơn nữa. Lần này là xuất phát từ cuộc sống cá nhân của cô ấy.

Cuối cùng cô ấy sẽ phải tìm hiểu và cảm thấy thoải mái với tất cả, nhưng cũng sẽ phải trả khá giá đắt. Tại sao giáo viên lại nghỉ việc? Không khó để thấy rằng sẽ dễ nản lòng và choáng ngợp như thế nào nếu bạn đặt mình vào trường hợp của cô ấy. Cô ấy cảm thấy bản thân không có giá trị.

Tất cả những điều trên sẽ không quật ngã được bạn tôi nếu cô ấy cảm thấy bản thân mình được trân trọng, nếu thời gian cô ấy bỏ ra được ban giám hiệu đánh giá cao. Thay vào đó, cô bị thúc ép phải làm việc nhiều hơn và nhanh hơn, cải thiện điểm số của học sinh, nhất là điểm số bài kiểm tra chất lượng của chúng. Cô ấy không chỉ phải cải thiện những điểm số đó mà còn phải ghi lại chi tiết mọi thông tin dữ liệu. Cô ấy kiệt sức vì sự đòi hỏi quá cao về thời gian và sức lực từ ban giám hiệu. Bạn tôi không biết mình còn phải cống hiến thêm bao nhiêu nữa là đủ.

Gia đình mong chờ cô ấy

Tôi đã kể rằng bạn của tôi là một giáo viên đã đứng lớp hơn 20 năm. Cô có ba đứa con, và tổ ấm của cô đang dần trở nên trống rỗng, nguội lạnh. Chồng cô nhớ cô. Anh ấy sẵn sàng đưa vợ từ trường về nhà mỗi tối, sẵn sàng dành thời gian ở nhà với vợ khi cô ấy rảnh rỗi, không bận tâm đến việc chấm điểm, chuẩn bị bài vở hay lo lắng về việc phải hoàn thành mọi thứ trước ngày học tiếp theo. Những đứa con của bạn tôi cũng rất lo lắng vì mẹ chúng phải đi làm suốt.

Thủ tục giấy tờ rồi lại thủ tục giấy tờ

Bạn tôi được yêu cầu phải có liên kết tốt với mọi thứ. Tôi không thể cho bạn biết có bao nhiêu thứ, từ các đầu việc, các chủ đề, các tiêu đề, cho đến các biểu đồ và biểu mẫu mà cô ấy bảo rằng bản thân cần phải liên kết trong công việc thường ngày. Tôi dám cá rằng cô ấy phải có một “nguyên lý kết dính” nào đó mới giúp cô ấy giữ được liên kết và sắp xếp mọi thứ thật ngăn nắp và khoa học! Nói một cách nghiêm túc, bạn phải thực sự tỉ mỉ và chi tiết khi làm việc với các loại hình lưu trữ và ghi chép hồ sơ, dữ liệu mang tính phức tạp gây nhức nhối đầu óc, cùng những con số tuyệt đối yêu cầu bạn phải thể hiện trong các loại hình này. Bạn tôi cảm thấy thất vọng và choáng ngợp vì điều đó.

Sự cân bằng

Bạn tôi thức dậy mỗi ngày và vẫn làm công việc đang kinh ngạc đó. Cô ấy không làm điều đó vì tiền lương hay vì ban giám hiệu … cô làm điều đó vì học sinh của mình, cô biết chúng cần cô. Học sinh của cô đến từ những vùng kinh tế khó khăn, nhiều học sinh đến trường với “chiếc bụng đói” và háo hức đón nhận những niềm vui mà cô chia sẻ. Bạn tôi biết cô ấy sẽ tạo ra sự khác biệt cho một ngày, một tuần, một năm, hay thậm chí là cả cuộc đời chúng. Cô ấy sẽ tiếp tục tập trung vào lý do đơn giản này cho đến khi tất cả những lý do khác trở nên quá sức đối với cô.

Tôi biết bạn tôi không phải là giáo viên giỏi duy nhất cảm thấy như vậy. Chúng tôi trò chuyện thường xuyên và tôi cố gắng trở thành người bạn đồng hành cùng cô ấy. Cô ấy dựa vào sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. Tôi biết tình trạng giáo viên bị kiệt sức là một vấn đề khá phổ biến ở các nhà giáo giỏi. Đây là điều khiến tôi lo lắng. Có những giáo viên tuyệt vời, bất kể họ trẻ hay già, người mới vào nghề hay giáo viên lâu năm trong nghề, có lẽ đều là những người đang bắt đầu kiếm tìm lối thoát cho sự nghiệp của mình. Những giáo viên này cảm thấy bị kiệt sức cả về tinh thần lẫn vật chất, bị trả lương thấp cũng như không được xem trọng, không được đánh giá cao những cống hiến của bản thân.

Tôi chỉ hy vọng một điều, rằng một lý do chính đáng sẽ tiếp tục vượt trội lên trên những lý do khác về lâu dài, từ đó làm động lực thúc đẩy những giáo viên giỏi tiếp bước trong sự nghiệp trồng người.

Tác giả: Kay Bisaillon

Nguồn: Why Do Teachers Quit?

Biên dịch: Vũ Phương Quỳnh

Thông thường mọi người sẽ nghĩ giáo viên thì công việc là truyền thụ kiến thức cho học sinh, giúp các em từ không biết, không hiểu, không làm được trở thành biết, hiểu và làm được. Đúng vậy, tôi cũng yêu nghề giáo vì điều đó. Thế nhưng giáo viên còn làm ti tỉ những thứ khác nữa như kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục, bồi dưỡng thường xuyên, thi giáo viên dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, viết giải pháp nâng cao chất lượng, bồi dưỡng thường xuyên..., mỗi năm làm theo một mẫu, làm sai mẫu là làm đi làm lại nhiều lần. Chưa kể tôi còn phải nghiên cứu các công văn mới để áp dụng vào việc của mình; công văn thì nhiều và thường xuyên thay đổi, bổ sung.

Nếu đầu tư chất lượng tất cả những hoạt động trên thì tôi phải làm việc từ sáng đến đêm. Tôi không làm được vì phải làm thêm việc khác mới đủ trang trải cho cuộc sống cơ bản. Lương tháng tôi khoảng 7 triệu đồng, chưa trừ các khoản đóng góp công đoàn, ủng hộ nọ kia, cố co kéo cũng không đủ chi phí sinh hoạt và nuôi con. Thành ra, các công việc của tôi trừ việc giảng dạy, còn lại dần dà đều mang tính đối phó, qua loa. Tôi cũng định tặc lưỡi, thôi cứ thế đi cho hết năm học này rồi đến năm học khác. Rồi tôi thấy không thực sự có mục tiêu trong công việc, không có sự phấn đấu thì khó làm được gì. Điều này khiến tôi luôn đi làm trong tình trạng chán ngán, có ý định bỏ nghề giáo viên.

Tôi định làm nông, rất thích nghề này và nghĩ sẽ làm tốt. Tôi ở Đồng Nai, hai năm vừa rồi vợ chồng mua được 2 mẫu đất rẫy trồng cây điều [vẫn còn nợ ngân hàng 400 triệu đồng], mỗi năm trừ chi phí thì kiếm được 50-70 triệu đồng. Nếu nghỉ việc, tôi định sẽ nhận bảo hiểm xã hội một lần [12 năm đóng bảo hiểm với mức lương trung bình khoảng 4 triệu đồng mỗi tháng] dùng làm vốn để chăn nuôi thêm bò và heo rừng lai, trồng thêm cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm, bơ, ca cao. Ngoài ra, tôi còn có kế hoạch khác. Nhà tôi đang ở cách rẫy 10 km mặt tiền đường khá đông đúc, gần trường cấp 2-3, tôi định mở cửa hàng văn phòng phẩm hoặc quán trà sữa, ăn vặt nhỏ nhỏ với giá cạnh tranh hơn những chỗ khác vì không tốn tiền thuê mặt bằng.

Chồng không đồng ý tôi bỏ nghề giáo viên vì nghề này ổn định, sau này đến tuổi nghỉ hưu lại có trợ cấp. Về việc chuẩn bị cho hưu trí sau này, tôi định đầu tư định kỳ mỗi tháng 2 triệu đồng vào một quỹ mở nào đó thay vì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội dành cho lao động tự do. Tôi muốn xin ý kiến của các bạn về việc bỏ nghề giáo. Với hoàn cảnh và điều kiện như vừa trình bày, các kế hoạch của tôi ở trên có ổn không? Tôi sẽ gặp những khó khăn gì và còn những cách nào khác để tạo ra thu nhập 7 đến 10 triệu đồng một tháng? Kế hoạch hưu trí của tôi có ổn không? Chân thành cảm ơn các bạn.

Quyên

Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 [giờ hành chính] để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc

    Đang tải...

  • {{title}}

Video liên quan

Chủ Đề