Vì sao doanh thu du lịch trung quốc gảim

Việt Nam được xem là một trong những điểm đến ưa thích nhất của du khách Trung Quốc, tuy nhiên thị trường khách sạn tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2019 lại ghi nhận mức giảm 3% tổng lượt khách Trung Quốc và giảm 10% hệ số RevPAR.

Theo báo cáo mới công bố của Savills, hoạt động kinh doanh khách sạn tại Châu Á Thái Bình Dương trong 6 tháng đầu năm 2019 không có nhiều tín hiệu tích cực khi phần lớn các quốc gia trong khu vực đều báo cáo kết quả hoạt động không khả quan.

Cụ thể, toàn khu vực chứng kiến sự sụt giảm về cả công suất và giá phòng, lần lượt là 1,3% và 5% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số RevPAR [Revenue Per Available Room - chỉ số thể hiện mức doanh thu thu được dựa trên số phòng hiện có của khách sạn] trung bình của khu vực giảm gần 6%. 

Lượng khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam đang sụt giảm. Ảnh minh họa: Kinh tế đô thị.

Theo Savills, một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả này có thể kể đến sự sụt giảm của lượng du khách Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường nguồn khách lớn nhất của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào về lượng khách của quốc gia này cũng gây ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch toàn cầu.

Lượng khách Trung Quốc đến các điểm du lịch Châu Á hiện đang có dấu hiệu sụy giảm trong những năm gần đây. Theo như số liệu vừa được công bố tại Thái Lan, lượt khách Trung Quốc đến quốc gia này đã giảm 4,73% vào trong nửa đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái. 

Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường khách sạn ghi nhận mức giảm 3% tổng lượt khách Trung Quốc và 10% hệ số RevPAR trong nửa đầu năm 2019. 

Mặc dù kết quả kinh doanh không mấy khả quan, ngành du lịch Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng khi lượt khách quốc tế đến trong nửa đầu năm 2019 đạt khoảng 8,5 triệu lượt, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Khách quốc tế đến Việt Nam từ các quốc gia Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc cũng đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng lần lượt là 45%, 27% và 21%. Đây đều là những thị trường du khách chiếm thị phần lớn [sau Trung Quốc]. 

Do vậy, mặc dù lượng khách Trung Quốc giảm nhẹ [-3%] như hiện nay, thị trường du lịch Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng lượt khách quốc tế ổn định.

Savills cho hay, lượng khách Trung Quốc sụt giảm có thể giải thích bởi nhiều yếu tố, trong đó bao gồm sự giảm giá của đồng Nhân dân tê, sự suy giảm kinh tế cũng như sự sụt giảm của chỉ số niềm tin người tiêu dùng. 

Tuy nhiên, theo báo cáo của Học viện Du lịch Trung Quốc và Công Ty Lữ Hành Ctrip, hiện nay số lượng người dân Trung Quốc đang sở hữu hộ chiếu rất ít [chiếm chưa tới 10%] và con số này được dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. 

Điều này đồng nghĩa với việc còn rất nhiều người dân Trung Quốc sẽ đi du lịch nước ngoài trong tương lai gần và khả năng cao là họ sẽ ghé thăm các quốc gia lân cận như Việt Nam hay Thái Lan trong những chuyến xuất ngoại đầu tiên. 

Như vậy, sẽ còn rất nhiều tiềm năng cũng như cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Mặt khác, theo số liệu thống kê du lịch trong và ngoài nước, mức chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc trong các dịp lễ tết tuy không nhiều như trước đây nhưng vẫn duy trì ở mức cao.

Việt Nam được xem là một trong những điểm đến ưa thích nhất của du khách Trung Quốc, do vậy, Savills cho rằng hoàn toàn có cơ sở để hi vọng vào những cơ hội phát triển cho ngành du lịch của Việt Nam.

Với hơn 30.000 phòng dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2019 và 2020, Việt Nam hiện đang dẫn đầu khu vực về mặt số phòng, theo sau là Indonesia, Thailand, Malaysia, Philippines và Hàn Quốc. 

Mặt khác, dựa trên phân tích về chỉ số CAGR trong 10 năm của Savills Hotels, lượt khách quốc tế dự kiến sẽ đạt 30 triệu vào năm 2023. Đây cũng được xem là triển vọng lớn cho ngành du lịch của Việt Nam trong tương lai. 

Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại là hiện nay thị trường đang phải đón nhận một lượng lớn các dự án condotel trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng khách du lịch đang tăng chậm lại dẫn tới việc thị trường có thể sẽ phải đối mặt với sự mất cân bằng giữa nguồn cung và nguồn cầu. Điều này khiến cho chỉ số RevPAR có khả năng sẽ tiếp tục suy giảm trong tương lai.

K.Hà

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch, tháng 3 này Việt Nam đón 1,4 triệu lượt khách quốc tế, giảm 11,2% so với tháng trước, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý 1 đạt khoảng 4,5 triệu lượt, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó khách đến bằng đường bộ tăng mạnh nhất với gần 1 triệu người. Khách đến bằng đường hàng không cũng đạt hơn 1 triệu lượt, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong số liệu thống kê, một số thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong số 3,39 triệu khách du lịch châu Á đến Việt Nam, khách Trung Quốc chiếm 1,28 triệu lượt, tương đương 37,8%. Tuy nhiên số khách Trung Quốc giảm 5,6% so với cùng kỳ.

Các thị trường có mức tăng trưởng mạnh như Thái Lan [49%], Đài Loan [26%], Philippines [khoảng 25%], Hàn Quốc [24%], Indonesia [17%]. Một số thị trường châu Âu, châu Mỹ cũng tăng tương đối mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như Nga, Pháp, Đức.

Tổng Cục Du lịch chưa lên tiếng về xu thế khách Trung Quốc giảm, tuy nhiên theo phân tích của đại diện một số doanh nghiệp thì tháng 3 vốn là thời kỳ thấp điểm của du lịch. Khách Trung Quốc sang Việt Nam thường đông vào mùa đông vừa tránh rét và chủ yếu chọn nghỉ dưỡng biển.

Thời gian qua Trung Quốc có một số sự kiện quan trọng của đất nước, lượng chuyến bay charter sang Việt Nam cũng giảm. Ngay lượng khách Việt Nam sang Trung Quốc cũng giảm do chính sách visa thắt chặt hơn ở thời điểm Trung Quốc có sự kiện chính trị quan trọng.

Du khách nước ngoài tham gia một trò chơi tại Bắc Kinh [Ảnh: SCMP]

Tăng trưởng rất hạn chế

SCMP đưa tin, số lượng du khách nước ngoài tại Trung Quốc chỉ tăng trung bình 1% mỗi năm trong giai đoạn 2005-2015, và 8 trong số 10 du khách thuộc nhóm này tới từ Hong Kong, Macau hay Đài Loan, theo báo cáo của một tổ chức nghiên cứu tại Bắc Kinh.

Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa [CCG] cho hay, tỷ lệ trên tụt hậu so với cả các quốc gia phát triển và mới nổi, và nó cũng thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi lượng du khách quốc tế tăng hơn 80% cùng kỳ.

Giới chức du lịch Trung Quốc cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là nguyên nhân dẫn tới một thị trường du lịch nước ngoài ảm đạm trong thập niên qua. Tuần trước, họ cho biết trong một tuyên bố rằng thị trường đã bước sang một giai đoạn tăng trưởng ổn định mới.

Cơ quan du lịch quốc gia Trung Quốc đã ghi nhận mức thặng dư 10,2 tỷ USD doanh thu du lịch trong 6 tháng đầu năm nay và dự báo xu hướng tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Tuy nhiên, Miao Lu, đồng tác giả báo cáo của CCG, cho rằng các con số trên không hẳn là tốt nếu Hong Kong, Macau và Đài Loan không được tính đến.

Nghiên cứu, dựa trên các số liệu chính thức, cho thấy nếu 3 khu vực trên bị loại ra thì số lượng các chuyến du lịch tại Trung Quốc giảm đi 30 triệu chuyến trong năm 2015. Con số này cơ bản không thay đổi dù có sự phục hồi nhẹ trong dữ liệu tổng thể từ năm ngoái, bà Miao cho biết.

“Nếu các khu vực này bị loại ra, vẫn có một lượng lớn du khách nước ngoài tới Trung Quốc mà thực chất là các công dân Trung Quốc sống ở nước ngoài. Vì thế, số lượng du khách nước ngoài thực sự rất nhỏ, vốn không tương ứng với sự phát triển tại Trung Quốc nói chung”, bà Miao nói.

Khó cạnh tranh với các đối thủ châu Á khác

Liu Simin, một chuyên gia du lịch tại Bắc Kinh, cho rằng mặc dù việc đồng Nhân dân tệ tăng giá trước năm 2016 đã ảnh hưởng trực tiếp tới du lịch nước ngoài tại Trung Quốc, nhưng thị trường du lịch rất phát triển tại các quốc gia châu Á khác đã khiến Trung Quốc không thể cạnh tranh.

“Các điểm đến du lịch phổ biến tại châu Á, như Thái Lan, cung cấp các dịch vụ tốt hơn và cũng thường được quảng bá tốt hơn”, ông Liu nhận định.

“Khi tôi lần đầu tiên tới Trung Quốc một năm rưỡi về trước, tôi sợ 3 điều: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và thực phẩm”, Simon, hiện là một giáo viên tại tỉnh Chiết Giang, cho hay.

Simon van Hout, từ Amsterdam, cho rằng người nước ngoài có thể không thiện cảm với Trung Quốc vì chuyện ô nhiễm không khí và các vấn đề an toàn thực phẩm.

Theo Simon, Trung Quốc không sánh được so với các quốc gia khác. “Ví dụ, Nhật Bản nổi tiếng là đẹp. Khi nghĩ tới Nhật Bản, mọi người thường nghĩ tới công nghệ cao, và Hàn Quốc cũng vậy. Trung Quốc có vẻ lạ lẫm hơn, đáng sợ hơn và không hiện đại bằng”, Simon nói.

Ông Liu nói thêm rằng Trung Quốc cũng không giỏi trong việc tận dụng quyền lực mềm.

“Ví dụ, mọi người bắt đầu mơ đến Thụy Điển sau khi xem lễ trao giải Nobel và Mỹ sau các bộ phim Hollywood. Nhưng chúng tôi không làm được như vậy trong lĩnh vực này”, ông nói.

Ô nhiễm không khí và an toàn thực phẩm

Các du khách nước ngoài tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh [Ảnh: SCMP]

Debbie Van As, từ Cape Town [Nam Phi], đồng tình rằng mọi người không có xu hướng xem Trung Quốc là một điểm du lịch vì họ không hiểu rõ hoặc có thông tin không chính xác về nước này.

“Từ kinh nghiệm cá nhân của tôi và những người bạn từng tới Trung Quốc, trước tiên Trung Quốc luôn bị xem là bẩn, ô nhiễm, người dân không thân thiện, thức ăn không tin tưởng, các khó khăn về ngôn ngữ”, cô nói. “Tôi nghe thấy tất cả những điều này trước khi tới đây”. Debbie hiện đang làm việc tại Gia Hưng, một thành phố nhỏ gần Thượng Hải.

“Do hạn chế internet và thiếu quảng bá, Trung Quốc không được thông tin đầy đủ như các quốc gia Đông Nam Á khác, và do đó các du khách tiềm tăng tiếp tục tin rằng Trung Quốc chỉ có những điều tiêu cực và địa điểm hấp dẫn du khách duy nhất là Vạn Lý Trường Thành”, Debbie nói thêm.

Wang Huiyao, giám đốc CCG, cho rằng chính sách của chính phủ là một rào cản lớn. Mặc dù du khách có khả năng hưởng dịch vụ miễn visa tại một vài thành phố lớn và tại đảo Hải Nam nhưng phần lớn Trung Quốc có các chính sách visa chặt chẽ.

Không giống khách du lịch Trung Quốc thường tiêu nhiều tiền cho mua sắm khi đi du lịch nước ngoài, các khách du lịch nước ngoài tại Trung Quốc thường sử dụng chưa tới 20% chi tiêu cho mua sắm, theo báo cáo của CCG. Theo số liệu năm 2015, gần 40% chi tiêu của ho là dành cho di chuyển đường dài.

Ông Wang cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc có tỷ lệ sinh viên nước ngoài thấp nhất thế giới. Trong số 35 triệu sinh viên đại học tại Trung Quốc, chỉ có 200.000 sinh viên là người nước ngoài, tương đương 1%.

Số lượng người nước ngoài làm việc tại Trung Quốc cũng rất nhỏ. Theo ông Wang, tổng hai nhóm này chỉ vào khoảng 800.000 người.

“Vì không có nhiều người nước ngoài ở đây nên cũng không có nhiều người tới thăm họ hoặc gửi con cái tới đây học”, ông Wang nói.

Trong khi các hãng lữ hành nở rộ tại đại lục nhưng hầu hết các hãng này chỉ tập trung vào các dịch vụ du lịch ra nước ngoài, và cơ quan du lịch nước ngoài thường rất nhỏ.

Đối với những người hoạt động trong ngành, việc kiếm tiền từ các dịch vụ du lịch ra nước ngoài dễ hơn nhiều do tầng lớp trung lưu đang gia tăng tại Trung Quốc ngày càng có xu hướng đi du lịch nước ngoài, ông Liu nói.

“Các địa điểm du lịch nước ngoài thường có hệ thống hoàn thiện và tất cả những gì các hãng lữ hành nội địa cần làm là đưa du khách tới đó, nơi họ dễ kiếm tiền hơn và thu về ít hơn nếu đón du khách quốc tế đến Trung Quốc”, ông Liu nói thêm.

Hi vọng tạo thay đổi

Nhưng một số hãng lữ hành hàng đầu tại Trung Quốc đang cố gắng tạo sự tăng trưởng mới từ ngành du lịch trong nước.

Ctrip, hãng lữ hành trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, gần đây đã phối hợp với Học viện Khổng tử, một tổ chức chính phủ chuyên cung cấp các khóa học ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc tại các quốc gia nước ngoài, để thu hút các du khách tiềm năng.

Zhu Lei, người đứng đầu hợp tác chiến lược tại bộ phận kinh doanh quốc tế của Ctrip, cho hay Trung Quốc có thể thu hút nhiều du khách nước ngoài hơn nhờ các tiềm năng văn hóa và lịch sử dồi dào, môi trường chính trị ổn định, an ninh công cộng tốt, các sự kiện quốc tế được tổ chức ngày càng nhiều, đồng Nhân dân tệ ổn định, chính sách miễn visa tại một số thành phố lớn.

Vai trò đi đầu của Trung Quốc trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” cũng mang tới các cơ hội.

“Nhờ sáng kiến trên, các chính quyền địa phương đang nhắm tới Nga, trung và đông Âu, Nam Á cho thị trường khách du lịch nước ngoài. Các khu vực này sẽ là các nguồn lực mới nổi về du khách nước ngoài và tạo ra tiềm năng lớn”, Zhu nhận định.

Hiện thời, hơn 60% du khách nước ngoài tại Trung Quốc tới từ châu Á. Nhiều du khách châu Á tại Trung Quốc tới từ Hàn Quốc và Nhật Bản, trong khi phần lớn du khách châu Âu đến từ Nga và phần lớn du khách châu Mỹ đến từ Mỹ.

An Bình

Theo SCMP

Video liên quan

Chủ Đề