Vì sao gọi là bệnh viện thu dung

Hệ thống các cơ sở điều trị COVID-19 theo mô hình “tháp 3 tầng” tại TPHCM

Trong thời gian qua, Sở Y tế đã chủ động triển khai kế hoạch ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra trong tình huống Thành phố Hồ Chí Minh có 5.000 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 bằng cách chuyển đổi công năng của một số bệnh viện quận, huyện và bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Thành phố trở thành các bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị COVID-19 với quy mô tổng cộng 5.000 giường và đã phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, trước tình hình số ca mắc COVID-19 trên địa bàn Thành phố đã vượt qua con số 2.500 trường hợp và dự báo số ca mắc còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới khi mà tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, việc bổ sung thêm các bệnh viện dã chiến chuyên thu dung điều trị các trường hợp mới mắc hoặc các trường hợp đang được cách ly [F1] không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ [chiếm khoảng 80% các trường hợp] là rất cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu thực tế vừa giảm tải cho các bệnh viện đã chuyển đổi công năng. Qua nghiên cứu tính hiệu quả của mô hình hệ thống các cơ sở điều trị COVID-19 theo hình tháp 3 tầng tại tỉnh Bắc Giang đang được Bộ Y tế triển khai, Sở Y tế nhận thấy mô hình này là giải pháp phù hợp cho tình hình hiện nay trên địa bàn thành phố.

Theo mô hình này, hiện Thành phố đã có các bệnh viện chuyên trách hồi sức cấp cứu chuyên sâu đối với các trường hợp COVID-19 nặng và nguy kịch [tầng 3 của hình tháp] và các bệnh viện chuyên điều trị COVID-19 [tầng 2 của hình tháp] với tổng công suất là 5.000 giường. Như vậy, để đáp ứng tình hình dịch bệnh hiện nay, nhu cầu cấp bách hiện nay là cần bổ sung các bệnh viện dã chiến chuyên thu dung điều trị các trường hợp mới mắc hoặc đang cách ly [F1, F2] chuyển sang F0 nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ [tầng 1 của hình tháp], dự kiến cần khoảng 5.000 – 10.000 giường.

Trong giai đoạn hiện nay, Sở Y tế xây dựng kế hoạch bổ sung các bệnh viện dã chiến chuyên thu dung điều trị COVID-19 không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ với quy mô 5.000 giường, hướng đến các mục đích chính sau: [1] Kịp thời thu dung điều trị toàn bộ số ca mắc mới phát hiện qua xét nghiệm tầm soát tại các khu nguy cơ cao trong cộng đồng và các trường hợp đang được cách ly theo dõi tại các khu cách ly tập trung [F1 chuyển sang F0]; [2] Chủ động phân loại độ nặng của bệnh để kịp thời chuyển tuyến phù hợp góp phần giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị COVID-19, tập trung điều trị cho các trường hợp bệnh nặng, hạn chế thấp nhất tỉ lệ tử vong.

Để có thể triển khai các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 với tổng công suất lên đến 5.000 giường, Sở Y tế sẽ huy động nguồn lực sẵn có, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng có khả năng tiếp nhận một số lượng lớn các trường hợp dương tính, giữ lại điều trị các trường hợp không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, phát hiện kịp thời các trường hợp có dấu hiệu diễn tiến nặng để chuyển lên tuyến trên điều trị [tương ứng các bệnh viện tầng 2 hoặc tầng 3]. Ngoài ra, một yêu cầu không thể thiếu đó là cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa Ngành Y tế, Bộ Tư lệnh và Ban Quản lý Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM. Cụ thể như sau:

Về chọn cơ sở làm bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19:

- Tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có trên địa bàn Thành phố như: các ký túc xá các trường đại học, doanh trại quân đội, khu nhà ở xã hội, nhà thi đấu thể thao, khu triển lãm… để làm các cơ sở thu dung điều trị COVID-19.

- Cụ thể, chọn Ký túc xá của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An Ninh thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM với quy mô 1.000 giường trở thành “Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 1” và Ký túc xá Khu A của Đại học Quốc gia TP.HCM với quy mô 5.000 giường trở thành  “Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 2”.

- Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 1 sẽ sớm đi vào hoạt động [dự kiến vào ngày 26/6/2021]. Tùy tình hình số ca mắc mới, Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 2 sẽ sẵng sàng đi vào hoạt động khi có yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố.

Về chuẩn bị nguồn nhân lực cho các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19:

- Nhân sự chuyên môn: Sở Y tế sẽ luân phiên bác sĩ và điều dưỡng từ các bệnh viện công lập [tương tự như Bệnh viện Dã Chiến Củ Chi]. Giai đoạn đầu, ưu tiên chọn các nhân viên đã từng tham gia tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi [do đã có kinh nghiệm công tác  trong môi trường bệnh viện dã chiến].

- Nhân sự hậu cần: tiếp tục sử dụng những nhân sự đang công tác tại 02 khu cách ly tập trung trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM – nơi sẽ chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến.

- Ban Giám đốc và lãnh đạo các phòng chức năng của bệnh viện dã chiến hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, bao gồm các nhân sự của Ngành y tế, Đại học Quốc gia TP.HCM, Bộ Tư lệnh Thành phố.

- Ngoài ra, cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương và Công an Thành phố để đảm bảo về an ninh trật tự.

Về chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị  vật tư y tế cho bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19:

- Mỗi bệnh viện phải có ít nhất 01 xe cứu thương thường trực để kịp thời chuyển người bệnh về các bệnh viện được phân công điều trị COVID-19.

- Trường hợp cần xét nghiệm RT-PCR, lấy mẫu tại chỗ và gửi mẫu bệnh phẩm về các phòng xét nghiệm khẳng định.

- Đảm bảo các dụng cụ, trang thiết bị thiết yếu cho công tác sơ cấp cứu như: bình oxy và các thiết bị thở oxy, máy đo SpO2, nhiệt kế, máy đo huyết áp, các trang thiết bị và thuốc cấp cứu cơ bản.

- Đảm bảo đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên công tác tại các bệnh viện dã chiến.

- Huy động các trang thiết bị sẵn có tại các bệnh viện thành phố [khi cần] đảm bảo đủ điều kiện hoạt động cho các cơ sở thu dung điều trị COVID-19trong đó tối thiểu cần có xe lưu động thực hiện được xét nghiệm máu cơ bản, X-quang phổi tại chỗ.

SỞ Y TẾ TP.HCM

nguồn : medinet

Tại Bệnh viện Trung ương tỉnh Shimane, chúng tôi hướng đến mục tiêu tạo ra môi trường y tế mà quý khách có thể an tâm khám chữa bệnh, chúng tôi thể hiện rõ "quyền lợi của bệnh nhân", toàn bộ nhân viên chúng tôi nhận thức rõ điều này, đồng thời chúng tôi cũng có quy định những điều [trách nhiệm] mong muốn bệnh nhân tuân thủ.

Để tất cả mọi người có thể chuyên tâm trị liệu trong một môi trường y tế thích hợp, quý khách vui lòng tuân thủ các quy tắc xã mang tính hội, các quy tắc của bệnh viện và hướng dẫn của nhân viên. Ngoài ra, khi có yêu cầu thanh toán phí y tế, quý khách vui lòng thanh toán nhanh chóng giúp.Nghiêm cấm những hành vi phạm tội, hành vi quấy rầy hoặc các hành vi tương tự khác [hành vi bạo ngôn/ bạo lực/ hăm dọa/ trộm cắp, mang những đồ vật nguy hiểm vào bệnh viện, đi ra ngoài/ ngủ qua đêm ở ngoài mà không xin phép khi đang trong thời gian nhập viện, hành vi quấy rối tình dục và các hành vi gây rối khác ảnh hưởng đến bệnh nhân khác cũng như nhân viên y tế, v.v...]

Trường hợp quấy rầy đến các bệnh nhân khác hoặc gây cản trở đến hoạt động khám chữa bệnh của nhân viên y tế, chúng tôi sẽ từ chối khám chữa bệnh tại bệnh viện chúng tôi. Ngoài ra, khi cần thiết chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát.

Nếu bạn được bác sỹ chẩn đoán là có khả năng đã nhiễm COVID-19, bạn sẽ được tiến hành làm xét nghiệm. Vì thế, bạn hãy liên hệ tới bác sỹ gia đình hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám trước.

Nếu bạn không có bác sỹ gia đình hoặc không biết các cơ sở y tế gần mình, hãy gọi tới đường dây tư vấn chuyên dụng 078-322-6250 để được hướng dẫn.

2. Tôi có nghe nói rằng có những trường hợp không được xét nghiệm PCR, điều này có đúng không?

Nếu bạn được bác sỹ chẩn đoán là có khả năng đã nhiễm COVID-19, bạn sẽ được tiến hành làm xét nghiệm. Vì thế, bạn hãy liên hệ tới bác sỹ gia đình hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám trước.

Nếu bạn không có bác sỹ gia đình hoặc không biết các cơ sở y tế gần mình, hãy gọi tới đường dây tư vấn chuyên dụng 078-322-6250 để được hướng dẫn.

3. Tôi có mất phí khi xét nghiệm PCR không?

Nếu bạn được bác sỹ xác nhận là cần phải tiến hành xét nghiệm PCR, bạn sẽ không mất phí khi xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, bạn phải chịu các chi phí khi khám và các chi phí khác không liên quan đến xét nghiệm PCR [vd: chi phí xét nghiệm máu, chi phí chụp X-quang v.v.].

4. Sẽ mất bao lâu để tôi biết kết quả xét nghiệm PCR

Tùy vào cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm mà có thể mấy từ vài giờ đến vài ngày để biết kết quả. Cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm sẽ liên hệ trực tiếp với bạn để thông báo kết quả.

5. Sự khác nhau giữa xét nghiệm PCR và xét nghiệm kháng nguyên là gì?

Kiểu xét nghiệm

Kháng nguyên

PCR

Nội dung xét nghiệm

Chất protein có mang đặc tính của virus.

Cấu trúc gen có đặc tính virus

Mức độ chính xác

Để tìm ra, cần một lượng virus cụ thể.

Để tìm ra, cần một lượng virus ít hơn so với xét nghiệm kháng nguyên.

Địa điểm xét nghiệm

Ngay tại nơi lấy mẫu

Cơ sở xét nghiệm [khác nơi lấy mẫu]

Thời gian cần thiết

Khoảng 30 phút

Vài giờ [cộng thêm thời gian gửi mẫu về cơ sở xét nghiệm]

6. Vì tôi chuẩn bị ra nước ngoài công tác, tôi cần chuẩn bị giấy chứng nhận âm tính với COVID-19. Nếu muốn xét nghiệm, tôi cần phải làm gì?

Hiệp hội y học dự phòng tỉnh Hyogo có tiến hành xét nghiệm và cấp giấy chứng nhận âm tính cho những người chuẩn bị sang nước ngoài công tác. Chi tiết xin liên hệ với hiệp hội này theo số 078-855-2740.

Ngoài ra “Hiệp hội y tế dành cho những người sang nước ngoài – 日本渡航医学会” cũng có thể giới thiệu các cơ sở y tế có thể xét nghiệm cho bạn.

7. Tôi có nghe nói rằng, với các cửa hàng có phục vụ rượu, nếu nhân viên của cửa hàng đó có tiếp xúc với khách hàng bị nghi đã nhiễm COVID-19, cửa hàng đó có thể tiến hành xét nghiệm cho toàn bộ nhân viên. Điều này có đúng không?

Để phòng tránh việc xảy ra các ổ dịch tại những khu vực buôn bán sầm uất, nếu các cửa hàng có phục vụ rượu thỏa mãn các điều kiện cần thiết khi đăng ký với chúng tôi, chúng tôi sẽ tiến hành xét nghiệm PCR cho nhân viên của quán đó.

8. Sau khi xét nghiệm PCR, tôi cần sinh hoạt thế nào?

Cho tới khi có kết quả chính thức, hãy hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà. Hàng ngày hãy đo và ghi lại thân nhiệt. Khi thấy không được khỏe trong người, hãy nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế đã tiến hành xét nghiệm PCR. Nếu bạn sống chung với người khác, nếu có thể, hãy ở tách riêng phòng và đeo khẩu trang cả khi ở nhà.

9. Nếu tôi nhận được kết quả âm tính sau khi xét nghiệm PCR, tôi có thể đi làm, đi học được chứ?

Trong trường hợp bạn tiến hành xét nghiệm do thấy không được khỏe.

Sau khi có kết quả âm tính và sức khỏe đã hồi phục, bạn có thể đi học, đi làm bình thường.

Trong trường hợp bạn tiến hành xét nghiệm do mình có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19.

Dù kết quả có là âm tính đi chăng nữa, hãy hạn chế đi học, đi làm vào khoảng thời gian mà sở y tế thông báo cho bạn.

*Người có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 [tại Việt Nam thường được gọi là F1] được định nghĩa là người: Trong khoảng thời gian 2 ngày trước khi người nhiễm COVID-19 phát bệnh cho tới khi được đưa đi cách ly, có tiếp xúc với người bệnh trên 15 phút mà không có biện pháp phòng chống lây bệnh [vd: đeo khẩu trang]. Các F1 sẽ được tiến hành xét nghiệm PCR, dù kết quả có là âm tính đi chăng nữa thì vẫn còn nguy cơ nhiễm bệnh nên hãy tự cách ly ở nhà trong vòng 14 ngày.

10. Nếu kết quả là dương tính, tôi cần làm thế nào?

Trước hết, hãy chờ điện thoại từ sở y tế. Với những người có tình trạng xấu hoặc có nguy cơ diễn biến xấu, chúng tôi sẽ điều trị tại bệnh viện, còn với những người không có triệu chứng gì hoặc tình trạng ở mức nhẹ, chúng tôi sẽ cách ly tại các nơi được chỉ định.

KHI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH BẠN BỊ NHIỄM COVID-19.

1. Người tôi mới gặp gần đây đã bị nhiễm COVID-19, tôi rất lo lắng không biết mình có bị nhiễm hay không?

Người của sở y tế sẽ phân tích các thông tin liên quan đến người nhiễm COVID-19 mà bạn đã gặp, họ sẽ liên hệ trực tiếp với bạn nếu họ nhận định bạn là F1. Nếu bạn có các biểu hiện nhiễm bệnh như ho, sốt, hãy liên hệ ngay tới số chuyên dụng sau để được hướng dẫn: 078-322-6250 [có hỗ trợ tiếng Việt].

2. Trong trường hợp nhân viên trong công ty của tôi đã bị nhiễm COVID-19, tôi cần phải làm gì?

Người của sở y tế sẽ phân tích các thông tin liên quan đến nhân viên đó, trong khoảng thời gian 2 ngày trước khi nhân viên đó phát bệnh, nếu nhân viên đó đã tới công ty, họ sẽ liên hệ trực tiếp với bạn, hãy kiên nhẫn chờ thêm. Nếu không có liên lạc gì từ họ, hãy gọi tới số chuyên dụng sau để được hướng dẫn: 078-322-6250 [có hỗ trợ tiếng Việt].

3. Xung quanh tôi có người bị nhiễm COVID-19, tuy nhiên tôi không nhận được liên lạc gì thông báo mình là F1. Trong trường hợp này, tôi cần làm gì?

Người của sở y tế sẽ xác định ai là F1. Nếu bạn không nhận được liên lạc gì từ sở y tế, tức là bạn không phải là F1, bạn hãy sinh hoạt như bình thường. Nếu bạn có những biểu hiện của việc nhiễm bệnh, hãy trao đổi với bác sỹ gia đình.

Nếu không có bác sỹ gia đình, hãy gọi tới số 078-322-6250 [có hỗ trợ tiếng Việt] để được tư vấn.

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ VIỆC KHÁM BỆNH

1. Khi khám COVID-19, tôi cần chú ý những điều gì? Thêm nữa, nếu tôi không có bác sỹ gia đình, tôi nên làm thế nào?

  • Nếu xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, hãy gọi điện tới bác sỹ gia đình của bạn.
  • Trước khi bạn đi khám, hãy gọi điện tới nơi bạn muốn đến khám.
  • Tại thời điểm ngày 5/11, trên địa bàn thành phố đã có 216 cơ sở có thể tiến hành khám bệnh nhân có các triệu chứng như ho, sốt. Dự kiến, con số này sẽ còn tăng.
  • Bác sỹ gia đình có thể giới thiệu cho bạn tới các cơ sở y tế thích hợp.
  • Nếu không biết liên hệ tới đâu để được tư vấn, hãy gọi tới đường dây chuyên dụng phục vụ 24/7 sau đây: 078-322-6250 [có hỗ trợ tiếng Việt].[FAX: 078-391-5532]

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ VIỆC NHẬP VIỆN

1. Khi có những triệu chứng mắc COVID-19 và nhập viện, sau bao nhiêu lâu sẽ được xuất viện?

10 ngày sau ngày phát bệnh [được gọi là “ngày số 0”], cộng thêm việc tình hình đã thuyên giảm được hơn 72 giờ, bệnh nhân sẽ được xuất viện. [Không tính từ ngày nhập viện mà là ngày phát bệnh].

Hoặc là

2. Với những bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chỉ bị nhẹ, sau khi vào cách ly tại các cơ sở như chỉ định, sau bao lâu sẽ được ra khỏi đó?

Với những bệnh nhân bị nhẹ, bệnh nhân đó cần tuân thủ biện pháp xử lý như ở câu 1.

Với những bệnh nhân không có triệu chứng, sau 10 ngày kể từ ngày lấy mẫu xét nghiệm [được gọi là “ngày số 0”], bệnh nhân đó sẽ được ra khỏi cơ sở cách ly.

3. Chi phí nhập viện là bao nhiêu?

  • Với những người nhập viện do nhiễm COVID-19, chi phiếu điều trị và chi phí ăn uống sẽ được miễn.
    Tuy nhiên, những chi phí cho các nhu cầu cá nhân hàng ngày sẽ do bệnh nhân tự chi trả.
  • Với những người có thu nhập cao [Người phải đóng thuế thị dân [Shiminze, mức thuế được tính dựa trên thu nhập thực tế chứ không phải mức thuế đồng nhất] trên 56,4 vạn yen] thì sẽ phải trả 2 vạn yen/1tháng [Chi phí phải trả sẽ tính trên số ngày thực tế].

[Thông tin tham khảo: Chi phí xét nghiệm PCR và xét nghiệm kháng nguyên sẽ được miễn phí, còn với những chi phí khám, xét nghiệm khác với 2 loại xét nghiệm trên, bệnh nhân sẽ phải tự chi trả].

4. Chi phí cách ly tại các cơ sở chỉ định là bao nhiêu?

Người nhiễm COVID-19 sẽ không phải chịu chi phí cách ly.

5. Sau khi ra viện hoặc ra khỏi cơ sở cách ly, tôi có thể đi học, đi làm như bình thường chứ?

  • Sau khi ra viện, hoặc ra khỏi cơ sở cách ly, bạn có thể đi học, đi làm bình thường.
  • Trong 4 tuần kể từ ngày ra khỏi cơ sở cách ly, bạn cần tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe [ví dụ: đo thân nhiệt].
  • Nếu lại xuất hiện các triệu chứng của việc nhiễm bệnh, hãy liên lạc tới sở y tế của quận nơi bạn đang sống.

Video liên quan

Chủ Đề